không?
Trẻ 2 năm tuổi ăn khoảng 4 lần/ngày, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 300-350 ml. Nếu con bạn ăn quá mức đó và tăng cân quá nhiều thì nên hạn chế cho trẻ ăn hoặc thay đổi khẩu vị, liều lượng của bữa ăn cho phù hợp. Nếu trẻ ăn quá nhiều mà không tăng cân thì phải cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa để khám. Ở lứa tuổi này rất ít khả năng có giun.
Trẻ 2 năm tuổi ăn khoảng 4 lần/ngày, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 300-350 ml. Nếu con bạn ăn quá mức đó và tăng cân quá nhiều thì nên hạn chế cho trẻ ăn hoặc thay đổi khẩu vị, liều lượng của bữa ăn cho phù hợp. Nếu trẻ ăn quá nhiều mà không tăng cân thì phải cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa để khám. Ở lứa tuổi này rất ít khả năng có giun.
Có lẽ không cần thiết vì lượng sữa cho trẻ ăn trong một ngày không nên vượt quá 0,5 lít. Việc trẻ tăng cân nhanh có lẽ là do thừa đường, chất bột hoặc khoai tây gây ra.
4. Thỉnh thoảng chồng tôi cho đứa con trai 2 tuổi của tôi uống bia. Có nên không?
Nói chung không nên cho trẻ uống bia vì nồng độ cồn có trong bia có thể làm cho trẻ bị nhiễm độc, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, gây ra bệnh nghiện rượu
5. Nước uống cho trẻ có cần phải đun sôi không? Thời gian sôi bao nhiêu lâu là đủ?
Nhất thiết phải cho trẻ uống nước đã đun sôi (sôi trong 3-5 phút). Nước phải để ấm, cho trẻ uống giữa các bữa ăn. Nước đun sôi chỉ nên để uống trong vòng 1 ngày.
6. Khi nào có thể cho trẻ ăn cùng thức ăn của người lớn?
Thường sau 3 tuổi, trẻ có thể ăn cùng với người lớn, nhưng tránh không cho trẻ ăn các món cay, mặn, khó nhai.
7. Sau khi ăn, nên cho trẻ ngủ ở tư thế nào, nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng?
Sau khi ăn, nên cho trẻ ngủ nằm nghiêng về phía bên phải.
8. Con tôi rất hay bị trớ sau khi ăn, liệu cháu có bị làm sao không?
Trẻ nhỏ bị trớ thường do ăn quá nhiều (trẻ tự trớ số sữa thừa ra). Cần theo dõi cân nặng của trẻ, nếu trẻ tăng cân bình thường thì không phải lo lắng. Nhưng nếu trẻ tăng cân kém (mặc dù vẫn ăn sữa đủ lượng cần thiết), cần cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa để khám.
9. Trong lúc ăn, con tôi hay bị ợ hơi. Tại sao vậy? Có thể do cháu bú nhiều sữa quá chăng? chăng?
Trẻ bị ợ hơi trong lúc ăn là do nó nuốt quá nhiều không khí. Không khí đó tập trung ở dạ dày và làm cho trẻ khó chịu. Do ợ hơi, nhiều trẻ bị nấc và không thể tiếp tục ăn được nữa. Có hai cách giúp trẻ đẩy không khí ở trong dạ dày ra ngoài. Một là cho trẻ ngồi lên đùi, giữ lưng trẻ, xoa nhẹ bụng trẻ. Hai là bế trẻ đứng lên, đầu dựa vào vai bạn, dùng tay vuốt