Nội – Chi nhánh Sài Gòn
Một số các văn bản pháp luật quy định các vấn đề có liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng như sau:
Theo điều 7 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng: “ Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 ngày 4/4/2000 của Ngân hàng Nhà nước về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng trong chương VI mục 1 quy định: “Tổ chức tín dụng được phép lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống đối với khách hàng vay”. Trong đó một trong các điều kiện được vay vốn là “Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp vay để phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống thì khách hàng vay phải có phương án trả nợ khả thi”.
Tiếp đến, trong quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, điều 8 có quy định: “Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống và các dự án đầu tư phát triển”. Đồng thời điều 19 cũng quy định: “Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng, cán bộ nhân viên trong chính tổ chức tín dụng đó thẩm định quyết định cho vay. Tổ chức tín dụng cũng không được cho vay đối với bố, mẹ, vợ, chồng, con của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc)”.
Theo Điều 6 quyết định số 69/QĐ-TGĐ ngày 27/01/2014 của Tổng giám đốc Ban hành quy định cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội về điều kiện vay vốn tại SHB như sau:
ĐVKD chỉ xem xét và quyết định cho vay đối với những khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
a) Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam:
- Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự; trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của pháp nhân thì phải được pháp nhân có văn bản ủy quyền vay vốn và phải chịu trách nhiệm trả nợ cho SHB khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ vay.
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; - Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
b) Đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân nước ngoài:
- Tổ chức nước ngoài có giấy phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc được phép thực hiện các phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại Việt Nam như các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư BT, BOT… tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài có hộ chiếu. giấy phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam nhưng thời hạn cư trú còn lại không được ít hơn thời hạn vay vốn.
- Tổ chức và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
Mục đích sử dụng tiền vay hợp pháp.
Có dự án đầu tư/phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả;hoặc có dự án đầu tư/phương án phục vụ đời sống khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật và của SHB.
Có kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng từ BB trở lên (trừ trường hợp không phải chấm điểm xếp hạng) theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện hành của SHB.
Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ gốc và lãi đầy đủ trong thời hạn cam kết.
a) Có khả năng về vốn, tài sản đảm bảo hoạt động thường xuyên, lien tục để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của khách hàng đó;
b) Có vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn. Mức vốn tự có tối thiểu tham gia và dự án, phương án vay vốn đối với từng phương thức, sản phẩm cho vay theo quy định của SHB tại từng sản phẩm, phương thức cho vay cụ thể
c) Kinh doanh có hiệu quả. Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu nhập ổn định hoặc có nguồn thu khác để trả nợ
d) Không có nợ từ nhóm 3 trở lên tại SHB và/hoặc các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm cho vay (trừ trường hợp cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi, giấy tờ có giá do SHB phát hành; giấy tờ có giá do Chính phủ, NHNN phát hành; Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu Kho bạc Nhà nước, Tín phiếu do NHNN phát hành và các trường hợp được Hội đồng tín dụng/Hội đồng Quản trị phê duyệt).
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN và quy định của SHB (trừ trường hợp vay tín chấp, vay thiếu/không có tài sản đảm bảo theo quy định của SHB và pháp luật có liên quan.
Ngoài các điều kiện chung ở trên, khách hàng phải đáp ứng thêm những điều kiện tương ứng với những sản phẩm vay khác nhau. Các điều kiện đó được quy định rõ trong các quyết định về sản phẩm cho vay tiêu dùng.