Sau khi đã tìm ra được điểm mạnh, điếm yếu của công ty thông qua việc phân tích môi trường bên trong thì phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp sẽ giúp nhận ra các cơ hội cũng như thử thách để từ đó nắm bắt các cơ hội cũng như chuẩn bị thật tốt để vượt qua các thử thách. Có 5 yếu tố cần phải phân tích đó là: chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường tự nhiên và môi trường công nghệ.
a) Chính trị - pháp luật
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ tham gia khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất là cắt may với phương thức sản xuất gia công đơn giản “Cắt – Ráp - Hoàn Thiện” (chiếm tới 85%). Ngành dệt may Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (khoảng hơn 65%), chủ yếu là từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai với giá trị xuất khẩu đóng góp hơn 10% vào GDP. Trong những năm gần đây, ngành dệt may liên tục phát triển với tốc độ bình quân 17% một năm. Theo phê duyệt quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Công Thương thì Việt Nam tập trung phát triển ngành dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước cũng đã tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển, cụ thể nội dung trong quyết định số 3218/QĐ-BCT về việc “PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” của Bộ Công Thương cũng đã nêu ra định hướng phát triển, hệ thống các chính sách và giải pháp, tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã nêu ra. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng thì chính phủ cũng đưa ra hàng loạt các tiêu chuẩn đối với ngành dệt, may mặc. Các doanh nghiệp từ cung cấp nguyên vật liệu sản xuất cho đến các doanh nghiệp sản xuất đều phải nắm rõ để tuân thủ theo, tránh các thiệt hại không đáng có. Ngoài những quy định, tiêu chuẩn về chất lượng, chính phủ cũng ban hành các quy định về thuế đối với việc nhập khẩu sợi cung cấp cho ngành dệt, da và may mặc. Kể từ khi Việt Nam gia nhập các diễn đàn kinh tế trong khu vực cũng như thế giới, thuế
suất các mặt hàng dệt, may hầu như được ưu đãi ở mức 0%. Tuy nhiên, để đúng xu hướng phát triển của nước nhà là khuyến khích hàng nội bộ, theo thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các sản phẩm tổng hợp từ polyester khi vào thị trường Việt Nam sẽ chịu thuế suất 2% kể từ ngày 11/10/2015. Như vậy, kể từ 11/10/2015 trờ đi, các loại sợi như PE, Poly phải chịu mức thuế tăng 2%, điều này làm ảnh hưởng không ít đến giá cả của các sản phẩm sợi.
b) Môi trường kinh tế
Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái:
Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái cũng có thể tạo vận hội tốt cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của doanh nghiệp đặc biệt nó tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu.
Năm 2014, tín dụng ngoại tệ tăng, giá mua bán USD được duy trì ở mức cao. Năm 2015, được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong chính sách tiền tệ và chính sách tỉ giá trước bối cảnh USD liên tục lên giá. Ở trong nước, việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) để bù đắp thâm hụt ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực kép lên thị trường tiền tệ cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá. Thị trường ngoại tệ bất ổn, tỷ giá đồng USD tăng đồng nghĩa với việc giá nhập khẩu tăng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đến năm 2016, thị trường ngoại tệ trong nước ổn định, nhất là trong một năm mà thị trường ngoại hối thế giới biến động chưa từng có. Giá đồng đô-la Mỹ tại các ngân hàng thương mại thời điểm cao nhất vẫn chỉ quanh mức 22.700 - 22.800 USD/ounce.
c) Môi trường văn hóa xã hội
Từ xưa đến nay, ăn và mặc luôn là hai nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nếu như ăn là để duy trì sự sống thì mặc là để bảo vệ cơ thể, làm đẹp bản thân. Khi cuộc sống cải thiện thì nhu cầu ăn mặc càng được nâng cao. Trang phục mặc trên người không chỉ làm đẹp cho bản thân, tôn trọng bản thân mà còn tạo thiện cảm với mọi người. Mặc đẹp, sang trọng, đứng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và môi trường là điều cần thiết. Thêm vào đó, xu hướng về thị hiếu thẩm mĩ của người tiêu dùng đối
với các sản phẩm tiêu dùng may mặc cũng biến đổi liên tục. Nếu các doanh nghiệp may không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiết kế sẽ bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Chất liệu của các trang phục thường là tơ tằm truyền thống và các chất liệu khác như đay, gai,…miễn làm sao càng bền càng tốt. Người Việt Nam xưa có một quan niệm về trang phục đó là “ăn lấy chắc, mặc lấy bền”. Nói vậy nhưng do khoa học và công nghệ phát triển cùng với sự hiện diện của văn hóa và con người phương Tây mà Việt Nam đã có nhiều sự đổi thay trong trang phục cách nhanh chóng. Từ khi người phương Tây vào Việt Nam thì cùng lúc đó các trang phục kiểu phương Tây và thời trang của họ cũng bắt đầu hiện diện ở Việt Nam. Văn hóa này được người Việt Nam tiếp nhận càng ngày càng mạnh mẽ từ quần Tây áo Veston, quần Jean (vải quần được dệt từ sợi POLY), Jupe (vải được dệt từ các sợi như: sợi PE, sợi SPANDEX), giày dép (có nguyên liệu làm thành phẩm được dệt từ sợi PE, sợi COTTON, sợi NYLON),… Đây thực sự là một sự tiếp nhận trọn vẹn chứ không phải chỉ là sự ảnh hưởng. Còn sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây và kết quả đầu tiên của nó là vào những năm 30 của thế kỷ XX này chiếc áo dài cổ truyền Việt Nam đã được cải tiến thành áo dài tân thời ngày nay. Đây là bước mở cho quá trình phát triển thời trang ở Việt Nam. Đến nay thời trang đã trở thành một ngành học, được đào tạo bài bản ở các trường cao đặng, đại học rộng khắp cả nước. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có chương trình Thời Trang & Cuộc Sống, các buổi biểu diễn thời trang thường niên được tổ chức tại các thành phố lớn, trường học,...
Chính vì nhu cầu lớn, và xu hướng thời trang thay đổi liên tục nên nguyên phụ liệu cung cấp cho việc sản xuất các sản phẩm thời trang luôn là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết. Bởi vì không đủ nguyên liệu sản xuất phục vụ cho trong và ngoài nước nên phải nhập khẩu nguyên liệu sợi tại một số nước khác, cũng chính vì vậy nên giá thành của các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn như hàng may mặc của Trung Quốc giá thành rẻ và kiểu mẫu mã đa dạng, thường xuyên cập nhật xu hướng thời trang thế giới và hơn nữa là phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam nên đang chiếm được thị phần cao trong thị trường tiêu thụ hàng may mặc. Tuy nhiên người Việt Nam cũng có tâm lý “ăn lấy chắc, mặc lấy bền” nên sẽ sử dụng sản phẩm tốt của các doanh nghiệp, thương hiệu mà người tiêu dùng Việt Nam vẫn hay tin dùng. Đây
là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn chiếm lại thị trường nội địa hiện đang bị hàng Trung Quốc tấn công và thống trị.
Cho dù giờ đây người Việt không còn mặc áo dài như một loại trang phục thường ngày như trước đây, nhưng áo dài vẫn là một loại trang phục trang trọng để mặc trong những dịp quan trọng. Đặc biệt nhất là vào những ngày đại lễ của quốc gia, thì tà áo dài lại trở nên một loại trang phục mang nhiều nét dân tộc.
Dân số là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của một quốc gia. Với các kênh tác động khác nhau, yếu tố dân số sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu như: đối với các kênh sản xuất khi dân số tăng sẽ làm tăng nguồn lao động, tăng kênh sản xuất, tăng khả năng xuất khẩu; bên cạnh đó dân số còn tác động đến cầu ở thị trường trong nước đối với hàng hóa, mặt khác yếu tố cầu cũng gây ảnh hưởng đến xuất khẩu. Thêm vào đó, dân số đông thì lượng cầu hàng hóa nói chung sẽ lớn và do vậy lượng cầu nhập khẩu hàng hóa cũng lớn.
d) Môi trường tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên có thể là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ở Việt Nam khí hậu đa dạng theo từng vùng, điều này đã quyết định đến sản phẩm may mặc trên thị trường. Ở những vùng có điều kiện khác nhau ứng với từng mùa vụ khác nhau đòi hỏi phải cung cấp những sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn, đối với mùa hè do thười tiết nóng bức các doanh nghiệp sẽ sử dụng nguyên liệu sợi VISCOSE hoặc SPANDEX để sản xuất những sản phẩm thoáng mát. Ngược lại, mùa đông các doanh nghiệp sẽ sử dụng sợi PE hoặc POLY để sản xuất sản phẩm may mặc ấm áp. Với 4 mùa trong năm, đây là điều kiện để các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra tài nguyên thiên nhiên nước ta khá đa dạng và phong phú, khí hậu đất đai nước ta rất thích hợp để trồng các loại cây như bông, đay, gai,…là một trong những nguyên liệu cho ngành may mặc. Do đó, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu may mặc của người tiêu dùng cũng như là nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp. Bên cạnh các nguyên liệu tự nhiên còn có những nguồn nguyên liệu hóa học tạo thành sợi tổng hợp, sợi nhân tạo phục vụ và thay thế cho sợi tự nhiên khi không đáp ứng đủ nhu cầu.
Môi trường tự nhiên nước ta rất thuận lợi để phát triển ngành may mặc nếu các doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả. Do vậy, các doanh nghiệp cần có biện pháp chính sách khai thác hợp lý để tận dụng nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia thuộc EU chú ý yêu cầu và kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc. Những yêu cầu về môi trường đối với sản phẩm may mặc như các nhãn sinh thái, phương pháp sản xuất sản phẩm bảo vệ môi trường,…nếu không đúng yêu cầu thì hàng may mặc muốn xuất khẩu vào EU rất khó khăn.
e) Môi trường công nghệ
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong hơn 2 thập kỷ qua đã tác động đến nhiều ngành kinh tế. Ngành dệt may có cơ hội hiện đại hóa máy móc thiết bị phục vụ cho ngành. Ngoài ra tiến bộ về thông tin giúp các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung tiếp cận được với thông tin thị trường nhanh chóng, phục vụ cho hoạt động tiếp thị của các doanh nghiệp. Đặc biệt, hệ thống thương mại điện tử có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 21 vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp dệt may nói chung. Nhu cầu về quần áo bảo hộ ngày càng tăng do khoa học kỹ thuật mới ứng dụng trong các ngành càng phổ biến dẫn đến phát sinh ô nhiễm môi trường. Đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp dệt may tìm hiểu nghiên cứu, đa dạng hóa sản phẩm.
Tuy nhiên, nước ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu so với thế giới, chính vì vậy mà các sản phẩm của nền kinh tế trong đó có các sản phẩm may mặc của nước ta rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước trên thế giới. Sự thay đổi về công nghệ có thể làm cho các sản phẩm trở nên lỗi thời trong khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như vào năm 2016, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, My-an-ma – là các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu dệt may với Việt Nam đã đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may nhằm thu hút đơn hàng, khách hàng, gây khó khăn cho doanh nghiệp Dệt may Việt Nam như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc, Ân Độ, Indonesia.
Về máy móc, trang thiết bị, một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đã đầu tư các loại máy móc trang thiết bị hiện đại, trong đó có: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam,
Tổng Công ty Cổ Phần May Nhà Bè, Công Ty Dệt May Gia Định, Công ty TNHH Noblen Việt Nam,…). Các doanh nghiệp này đã đầu tư một số loại máy móc, trang thiết bị như máy dệt, máy may, máy in, nguyên phụ liệu ngành dệt may, thiết bị thêu, thiết bị kiểm tra và điều khiển, hóa chất và thuốc nhuộm, nguyên phụ liệu ngành dệt may, công nghệ in ấn trên các chất liệu vải,… Bên cạnh đó, còn có một số dòng máy in lụa Heinz Walz có độ chính xác cao nhất và vùng in ấn lớn nhất được sản xuất tại Đức, Máy in màu thăng hoa Dye-sublimation tốc độ cao sản xuất tại Hàn Quốc, Máy đục lỗ tự động… Riêng về vấn đề công nghệ trong ngành dệt may, sợi nhuộm, nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng mua công nghệ của Trung Quốc sẽ rẻ hơn, thu hồi vốn nhanh hơn là mua các công nghệ tiên tiến từ Đức, Mỹ… Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mua công nghệ rẻ hơn chưa chắc đã lợi hơn khi mua công nghệ cao nếu xét về độ bền, tiêu hao nhiên liệu, hiệu suất sử dụng… Mua công nghệ giá đắt lợi hơn mua giá rẻ. Hiện phần lớn sợi Việt Nam sản xuất là sản phẩm cấp thấp và trung bình, trong khi sản xuất vải trong nước lại cần sợi cấp cao, do đó hiện một số doanh nghiệp sợi tại Việt Nam đã đầu tư thiết bị để sản xuất sợi chất lượng cao. Chúng ta cần phải nắm bắt xu thế mới, công nghệ mới của tương lai hơn là chạy theo những công nghệ người ta dần dần loại bỏ như công nghệ cũ, lạc hậu, chưa kể sản phẩm làm ra từ các công nghệ đó chưa chắc đã tốt. Điều này cũng phù hợp với xu thế thu hút đầu tư nước ngoài thời gian tới là ưu tiên công nghệ cao, có sức lan tỏa, không thu hút vốn FDI ồ ạt, dự án đầu tư vào ngành sử dụng nhiều lao động giá rẻ.
Ngành dệt may được đánh giá là một trong những lĩnh vực có những tác động lớn nhất sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực. Cho đến nay, Việt Nam vẫn phải nhập nguyên phụ liệu 80% trong đó Trung Quốc chiếm tới 48% còn lại là ở các quốc gia khác như Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a,... Có một thực tế là một số nguyên liệu đầu vào nhập từ Trung Quốc có giá rẻ, chỉ bằng khoảng 25% - 35% giá thành so với nhập từ Nhật Bản. Nếu thay đổi thị trường nhập nguyên phụ liệu, doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tăng giá thành sản phẩm. Vấn đề này cần phải đặc biệt quan tâm nhất là khi chúng ta hội nhập sâu, rộng bằng các hiệp định thương mại đã được ký kết. Ví dụ như chi phí đầu tư cho ngành công nghiệp dệt, nhuộm, hồ vải thường lớn
gấp 6 đến 7 lần so với chi phí đầu tư cho công nghiệp có cùng quy mô trong khi đa