a) Ma trận các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp (IFE)
Cơ sở để cho điểm về mức độ quan trọng và phân loại trong ma trận là sự kết hợp giữa lý thuyết và nhận định của các chuyên gia được lấy theo số đông làm nền tảng tính tổng số điểm quan trọng cho ma trận để đưa ra kết luận cuối cùng về tình hình nội bộ của công ty như thế nào. Nếu tổng số điểm dưới 2.5, công ty có những điểm yếu nội bộ. Ngược lại, nếu tổng số điểm trên 2.5, công ty mạnh về các yếu tố nội bộ.
Bảng 2.2: Ma trận IFE của Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I
Các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
Mức độ
quan trọng Trọng số Tính điểm
Năng lực của hệ thống quản trị 0.2 4 0.8
Năng lực tiếp thị và bán hàng 0.15 3 0.45
Chất lượng sản phẩm 0.05 3 0.15
Nhân viên được đào tạo bài bản 0.1 2 0.2
Hàng tồn kho 0.05 3 0.15
Chế độ tiền lương, khen thưởng hợp lý 0.1 2 0.2
Qui mô kinh doanh 0.05 3 0.15
Sản phẩm đa dạng 0.05 1 0.05
Giá bán sản phẩm 0.15 3 0.45
Tổng số điểm 1.00 2.8
Ma trận có tổng số điểm là 2.8, cao hơn mức trung bình là 2.5, điều này cho thấy doanh nghiệp mạnh về các yếu tố nội bộ. Tuy nhiên, đây là mức chỉ hơn trung bình một khoảng nhỏ, vì vậy, doanh nghiệp cần tăng cường cải thiện các yếu tố nội bộ nhằm góp phần cải thiện tình hình kinh doanh của công ty.
Nhìn chung, các yếu tố nội bộ ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược sản phẩm của công ty. Về trường hợp kho bãi, nếu công ty mở rộng dòng sản phẩm không có kế hoạch và nhập về quá nhiều thì sẽ không có kho để chứa vì công ty chỉ có 1 kho duy nhất và có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính của công ty do hư hỏng sản phẩm khi không được lưu kho đúng cách. Một yếu tố nữa là về giá bán sản phẩm, mặc dù mở rộng dòng sản phẩm theo hàng ngang để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng là hướng đi tốt, tuy nhiên công ty có giá bán chênh lệch khá cao so với thị trường cung cấp sợi dệt may nói chung, cần phải đảm bảo mức giá ổn định và tốt nhất cho khách hàng nhằm tìm chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh khắc nghiệt này.
b) Ma trận các yếu tố ngoại vi (EFE)
Khi xem xét, đánh giá hoạt động của Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I, các yếu tố môi trường vĩ mô nêu trên đều có tác động trực tiếp hoặc ít là gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Cũng tương tự như ma trận IFE, nếu tổng số điểm cao hơn 2.5 có nghĩa là công ty đang phản ứng tốt với các cơ hội và nguy cơ. Ngược lại, nếu tổng số điểm nhỏ hơn 2.5 có nghĩa là công ty đang phản ứng kém với các cơ hội và nguy cơ.
Bảng 2.3: Ma trận EFE của Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
Mức độ quan trọng Trọng số Tính điểm Sự ổn định về Chính trị - Xã hội 0.15 4 0.6 Tỷ lệ lạm phát 0.2 3 0.6
Quan hệ hợp tác song phương 0.1 3 0.3
Thị trường trong nước 0.15 3 0.45
Các sản phẩm thay thế 0.05 1 0.05
Điều kiện tự nhiên 0.05 2 0.1
Hệ thống pháp luật 0.1 3 0.3
Đối thủ cạnh tranh 0.1 3 0.3
Sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật 0.05 2 0.1
Các yếu tố văn hóa, xã hội, giáo dục 0.1 3 0.3
Tổng số điểm 1.00 3.1
Với tổng số điểm là 3.1, ta có thể thấy Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A CI có khả năng tận dụng các cơ hội hiện có, cũng như tối thiểu hóa các nguy cơ bên ngoài.
Các yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với chiến lược sản phẩm của công ty. Công ty cần phải theo sát tình hình pháp luật – chính trị để đảm bảo dòng sản phẩm mà công ty mở rộng là phù hợp với pháp luật cũng như đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Vì nguồn hàng của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài, tuy nhiên các nhà công cấp sợi trong nước cũng đang có chuyển biến đầu tư về công nghệ nên công ty cũng cần chú ý đến sự phát triển về mặt công nghệ của các doanh nghiệp cung cấp sợi trong nước để có thể có một nguồn hàng trong nước với giá cả phải chăng và chất lượng tương đồng hoặc tốt hơn các sản phẩm ngoại nhập mà không phải tốn nhiều chi phí như: vận chuyển, hải quan, kiểm dịch…khi nhập khẩu.
c) Phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và tiến hành tại Viện nghiên cứu Standford trong thập niên 60 – 70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch.
Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng hữu ích cho việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty, đồng thời cho thấy các cơ hội và mối đe dọa mà doanh nghiệp phải đối mặt. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào điểm mạnh của mình, giảm thiểu các mối đe dọa, cũng như tận dụng lợi thế có sẵn. Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp doanh nghiệp tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản
lý cũng như trong kinh doanh. Có thể hiểu, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó các doanh nghiệp có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất kỳ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực thế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong báo cáo nghiên cứu... đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I được thành lập và hoạt động cho đến nay là 6 năm, việc kinh doanh của công ty đạt mức yêu cầu tối thiểu là duy trì được hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trong bất kỳ vấn đề gì cũng vậy, nếu không tiến ắt sẽ lùi. Thực tế cho thấy lợi nhuận kinh doanh của công ty không tăng, thậm chí có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây nhất. Như đã trình bày ở trên, trước khi đưa ra một giải pháp mới để cải thiện tình hình doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp thì cần phải đánh giá được thực trạng kinh doanh của công ty, và một trong những thực trạng cần được đánh giá đó là chiến lược sản phẩm của công ty. Với loạt phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ở trên, phân tích SWOT tiếp theo sẽ tổng hợp được những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đánh giá được thực trạng cũng như tìm ra các giải pháp, chiến lược kinh doanh hợp hơn và tốt hơn cho công ty.
Sau đây là phân tích cụ thể về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I.
S: Strengths – điểm mạnh
- S1: Đáp ứng nhu cầu, đơn hàng của khách hàng nhanh chóng mà không cần chờ sự phê duyệt của cấp trên.
- S2: Vị trí địa lý thuận lợi đối với việc nhập khẩu hàng hóa. - S3: Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản.
- S4: Có thể thay đổi các phương thức tiếp cận khách hàng nếu phương thức hiện tại không mang lại hiệu quả cao.
- S5: Do chi phí đầu tư của công ty ít, nên các sản phẩm luôn được tìm kiếm với mức giá tốt nhất có thể, từ đó cung cấp giá trị tốt cho khách hàng.
- S6: Tư vấn khách hàng tốt.
- S7: Với lượng hàng không nhiều như những doanh nghiệp lớn nên việc chăm sóc khách hàng của công ty sẽ tốt hơn.
- S8: Ở gần thị trường tiêu thụ chính. - S9: Chất lượng sản phẩm ổn định. - S10: Sản phẩm đa dạng
W: Weaknesses – điểm yếu
- W1: Công ty còn chưa có danh tiếng trên thị trường kinh doanh sợi dệt may. - W2: Mối quan hệ với các cơ quan chức năng còn hạn chế.
- W3: Giá cả còn cao hơn so với các doanh nghiệp khác.
- W4: Phải trả các mức lãi suất cao (thuế tăng, nợ ngân hàng…) - W5: Nguồn lực đầu tư thêm còn yếu.
- W6: Nguồn sản phẩm chủ yếu là nhập khẩu, dễ gặp rủi ro khi có biến động về giá trên thị trường.
O: Opportunities – cơ hội
- O1: Việt Nam gia nhập các diễn đàn kinh tế trong khu vực cũng như thế giới, các mức thuế được miễn hoặc giảm.
- O2: Lĩnh vực kinh doanh đang có thị trường tiêu thụ mạnh. - O3: Nhu cầu sử dụng sợi chất lượng cao tăng.
- O4: Ưu đãi thuế hàng nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. T: Threats – nguy cơ
- T1: Các đối thủ cạnh tranh cùng ngành mạnh. - T2: Lãi suất vay cao, chi phí đầu vào tăng.
- T3: Áp lực cạnh tranh về giá.
T4: Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp dệt may sử dụng sản phẩm sợi được cung cấp từ các doanh nghiệp sợi trong nước.
2.3 Đánh giá chung về hiệu quả chiến lược sản phẩm mang lại tại công tyTNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I