Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (cafecontrol)​ (Trang 54 - 57)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2.1.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Khi phân tích vốn lưu động cần xem xét sự biến động và đánh giá hợp lý về tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn để có được phương pháp kinh doanh hợp lý, nhằm tiết kiệm, tránh gây lãng phí.

Bảng 2.11: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2011-2013. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 DT thuần (đồng) 46.707.004.779 62.364.668.656 52.981.481.419 Lợi nhuận ròng (đồng) 5.742.531.681 8.373.035.833 6.174.527.401 Vốn lưu động bình quân (đồng) 25.667.209.322 33.668.683.203 36.125.202.173

Suất sinh lời vốn lưu động

(lần) 0,22 0,25 0,17 Vòng quay vốn lưu động

(vòng/năm) 1,82 1,85 1,47 Thời gian luân chuyển vốn

lưu động (ngày) 197,83 194,35 245,46

(Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Suất sinh lời của vốn lưu động phản ánh 1 đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, năm 2011 tạo ra được 0,22 đồng, năm 2012 tăng lên tạo ra được 0,25 đồng nhưng đến năm 2013 lại tụt giảm còn 0,17 đồng.

Trong quá trình SXKD vốn lưu động vận động không ngừng, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2012 vòng quay vốn lưu động tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng nhưng đến năm 2013 vòng quay vốn lưu động giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng giảm. Thời gian luân chuyển của vốn lưu động cho biết thời gian có thể tái đầu tư vốn lưu động, năm 2011 là 198 ngày, giảm xuống cần 194 ngày vào năm 2012 và đến năm 2013 thì tăng lên cần 246 ngày. Thời gian luân chuyển vốn lưu động càng nhỏ càng tốt. Nhưng năm 2013 công ty đã không sử dụng tốt nguồn vốn lưu động, hiệu quả của vốn lưu động đang giảm sút.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Bảng 2.12: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2011-2013. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 DT thuần (đồng) 46.707.004.779 62.364.668.656 52.981.481.419 Vốn cố định bình quân (đồng) 7.234.276.195 7.202.414.437 7.236.740.511 Lợi nhuận ròng (đồng) 5.742.531.681 8.373.035.833 6.174.527.401 Nguyên giá TSCĐ bình quân (đồng) 9.145.323.299 9.342.144.633 9.080.130.161 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (lần) 6,46 8,66 7,32 Suất sinh lợi của vốn cố

định (lần) 0,79 1,16 0,85

Suất hao phí TSCĐ (lần) 0,20 0,15 0,17

(Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Vốn cố định có thể do công ty tự bổ sung hoặc đi vay mượn. Bên cạnh việc xem xét tình hình huy động và sự biến đổi của vốn cố định, cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định vì nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Thông qua đó có thể đánh giá được tình hình trang bị cơ sở vật chất, đồng thời phản ánh được chất lượng tổ chức kinh doanh của công ty.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết 1 đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2011 tạo ra được 6,46 đồng DT, năm 2012 tăng lên tạo ra được 8,66 đồng DT nhưng năm 2013 giảm xuống chỉ tạo ra được 7,32 đồng DT.

Suất sinh lợi vốn cố định cho biết 1 đồng vốn cố định đem lại bao niêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011 đem lại 0,79 đồng LN ròng, tang lên 1,16 đồng LN ròng vào năm 2013 nhưng lại giảm xuống còn 0,85 đồng LN ròng vào năm 2013.

Suất hao phí TSCĐ cho biết 1 đồng doanh thu thuần được tạo ra cần bao nhiêu đồng TSCĐ. Năm 2011 cần 0,2 đồng TSCĐ, giảm xuống cần 0,15 đồng TSCĐ vào năm 2012 nhưng 2013 lại tăng lên cần 0,17 đồng TSCĐ.

Các chỉ tiêu vào năm 2013 đều có dấu hiệu xấu đi cho thấy việc sử dụng Vốn cố định chưa hiệu quả. Việc sử dụng TSCĐ cũng không tốt, cần trang bị thêm TSCĐ mới cũng như thanh lý TSCĐ đã hết hạn sử dụng. Công ty cần có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (cafecontrol)​ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)