Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 44)

Cơ cấu tổ chức của KBNN tỉnh Nam Định gồm: 07 phòng ban, 09 KBNN huyện trực thuộc:

Hệ thống KBNN tỉnh Nam Định có thể được mô tả cụ thể tại hình vẽ sau đây:

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN tỉnh Nam Định

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.1.3. Nhiệm vụ của KBNN tỉnh Nam Định trong quản lý chi thƣờng xuyên

Trong phạm vi chức năng và quyền hạn được giao, Kho bạc nhà nước tỉnh Nam Định thực hiện theo thực hiện một số nhiệm vụ chính sau:

Trình Lãnh đạo KBNN trình Bộ Tài chính phê duyệt dự toán chi thường xuyên; hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện công tác quản lý chi thường xuyên; đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên trong hệ thống KBNN.

3.1.4. Bộ máy quản lý chi thƣờng xuyên tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Nam Định

Công tác quản lý chi thường xuyên tại KBNN tỉnh Nam Định là một nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo xây dựng được một hệ thống mạnh, phù hợp với thực tế triển khai nhiệm vụ. Trong thời gian qua, KBNN tỉnh Nam Định

Phòng Kiểm soát chi Phòng Thanh tra – Kiểm tra Phòng Tài vụ - Quản trị Văn phòng KHO BẠC NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN TRỰC THUỘC KHO BẠC NHÀ NƢỚC NAM ĐỊNH Phòng Kế toán Nhà nước

đã thực hiện tốt nhiệm vụ này, xây dựng được một lực lượng CBCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bộ máy tổ chức liên tục được củng cố; cơ sở vật chất và quản lý tài chính nội bộ ngày càng được hoàn thiện.

Hình 3.2: Bộ máy quản lý chi thƣờng xuyên tại KBNN tỉnh Nam Định

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Đơn vị tính: người

STT Nội dung Chi tiết

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng số 142 152 152

1 Thạc sỹ 18 21 21

2 Kỹ sư 7 8 8

3 Cử nhân 91 97 97

4 Cao đẳng trở xuống 26 26 26

Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của bộ máy quản lý chi thƣờng xuyên tại KBNN tỉnh Nam Định

Nguồn: Thông tin từ KBNN Nam Định

Với Bảng số liệu trên ta thấy, xét về trình độ chuyên môn thì đội ngũ Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định

Lãnh đạo KBNN huyện, phòng trực thuộc

nhân lực của bộ máy quản lý chi thường xuyên KBNN tỉnh Nam Định được đánh giá cao khi phần lớn nhân lực đều có trình độ Đại học trở lên. Trong đó, tỷ lệ nhân lực có trình độ trên đại học chiếm khoảng 11,4% và đại học trên 64,4%. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên của KBNN tỉnh Nam Định.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Nam Định

KBNN đang thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính mới theo Quyết định số 54/2013/QĐ-TTg ngày 19/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính và biên chế của KBNN, Bộ Tài chính đã hướng dẫn Thông tư số 180/TT-BTC ngày 2/12/2013 quy định thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế của KBNN và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 3192/QĐ-BTC ngày 19/12/2013 ban hành quy chế quản lý tài chính và biên chế đối với các đơn vị thuộc hệ thống KBNN;

Nội dung chính của cơ chế tự chủ là KBNN được NSNN cấp kinh phí để đảm bảo chi cho CBCC một lần tiền lương, các phụ cấp lương và các khoản đóp góp theo lương; nguồn thu từ kết quả hoạt động nghiệp vụ KBNN được giữ lại toàn bộ để trang trải kinh phí hoạt động như chi thanh toán làm thêm giờ theo chế độ nhà nước quy định, chi thanh toán các khoản chi hành chính, nghiệp vụ chuyên môn, chi sửa chữa, mua sắm tài sản, xây dựng kho tàng, triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa công nghệ quản lý các hoạt động nghiệp vụ, đào tạo CBCC,... Trên cơ sở biên chế được giao và nguồn kinh phí hoạt động, KBNN được chi mức chi tiền lương đối với CBCC bình quân toàn hệ thống tối đa là 1,8 lần mức lương đối với CBCC do Nhà nước quy định (lương ngạch, bậc, chức vụ và các loại phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ). Kinh phí hoạt động thường xuyên được quản lý, chi tiêu theo đúng chế độ Nhà nước, trên cơ sở sử dụng tiết

kiệm, hiệu quả, KBNN được sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được để trích lập các quỹ phát triển hoạt động ngành nhằm mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ hoạt động KBNN, thực hiện đào tạo nguồn nhân lực theo chiến lược phát triển; chi bổ sung thu nhập cho CBCC mức bình quân tối đa không quá 0,2 lần tiền lương theo chế độ Nhà nước quy định; trích quỹ dự phòng bình ổn thu nhập; trích quỹ khen thưởng, phúc lợi để đảm bảo các hoạt động khen thưởng, phúc lợi trong toàn hệ thống.

3.2.1. Thực trạng lập dự toán chi thƣờng xuyên

Theo quy định KBNN là đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Bộ tài chính và KBNN tỉnh Nam Định là đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc cơ quan Kho bạc Nhà nước.

Hàng năm, cùng kỳ lập dự toán KBNN cấp huyện thực hiện xây dựng nhu cầu kinh phí gửi KBNN cấp tỉnh. Nhu cầu kinh phí phải đầy đủ nội dung chi, các nhiệm vụ được giao.

KBNN cấp tỉnh phải tổ chức thẩm định nhu cầu kinh phí của KBNN cấp huyện trước khi tổng hợp dự toán gửi KBNN. KBNN tổ chức thẩm định dự toán của các đơn vị dự toán cấp 3 trước khi tổng hợp dự toán gửi Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tài chính.

Trong quá trình thẩm định dự toán, nhu cầu kinh phí, đơn vị dự toán cấp trên có quyền yêu cầu đơn vị dự toán cấp dưới cung cấp thông tin, tài liệu, căn cứ pháp lý xây dựng dự toán, nhu cầu kinh phí (trường hợp cần thiết có thể tổ chức thảo luận dự toán, nhu cầu kinh phí trực tiếp).

Dự toán chi phải dựa trên các quy định về cơ chế quản lý tài chính của hệ thống KBNN, chính sách, chế độ, định mức chi được cấp có thẩm quyền ban hành; Dự toán lập chi tiết theo nội dung bao gồm: Chi thường xuyên; Chi đầu tư phát triển, hiện đại hóa KBNN; Chi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được cấp có

thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật; Dự toán phải được lập theo các mẫu biểu thống nhất đối với đơn vị dự toán các cấp, đồng thời gửi file dữ liệu điện tử cho đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp để thuận lợi trong quá trình thẩm định, tổng hợp dự toán (theo danh mục mẫu biểu đính kèm).

Trong đó, dự toán chi thường xuyên NSNN của KBNN tỉnh Nam Định được xác định cụ thể, lập chi tiết theo từng nội dung. KBNN tỉnh Nam Định xây dựng dự toán căn cứ vào số biên chế và lao động được giao; chế độ, chính sách, định mức chi do Nhà nước ban hành; tiêu chuẩn, định mức, mức chi đối với hoạt động nghiệp vụ KBNN.

Thời gian, biểu mẫu lập dự toán chi được thực hiện theo quy định của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn hiện hành và hàng năm (nếu có) của Bộ Tài chính và của KBNN.

Trình tự thực hiện công tác lập dự toán chi thường xuyên tại KBNN tỉnh Nam Định như sau:

Hình 3.3: Lƣu đồ lập dự toán chi thƣờng xuyên tại KBNN tỉnh Nam Định

Nguồn: Thông tin từ KBNN

KBNN TW

Bước Trách nhiệm Tiến trình thực hiện

KBNN tỉnh Nam Định

Xây dựng nhu cầu chi thường xuyên, trình lên KBNN tỉnh

Xây dựng dự toán chi thường xuyên, trình KBNN TW

Kiểm định dự toán chi thường xuyên, phê duyệt Các đơn vị thuộc KBNN tỉnh Nam Định 1 2 3

Đối với hoạt động lập dự toán chi thường xuyên:

- Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau, hướng dẫn của Bộ Tài chính về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán và thông báo số kiểm tra dự toán, yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội triển khai trong năm kế hoạch, KBNN TW hướng dẫn các đơn vị thuộc Kho bạc thực hiện công tác lập dự toán NSNN nói chung, dự toán chi thường xuyên nói riêng.

- Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn lập dự toán ngân sách của KBNN trung ương và số dự kiến giao dự toán ngân sách năm được Bộ Tài chính thông báo, các đơn vị KBNN tỉnh Nam Định xây dựng nhu cầu chi thường xuyên trình lên KBNN tỉnh. Sau đó, KBNN tỉnh lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nộp về KBNN Trung ương tổng hợp toàn hệ thống trình Bộ Tài chính phê duyệt (qua Cục Kế hoạch- Tài chính).

- Về yêu cầu đối với lập dự toán chi thường xuyên NSNN tại KBNNtỉnh Nam Định phải phân định rõ:

(i) Phần do ngân sách trung ương đảm bảo, tổng hợp gửi lên cấp trên theo phân cấp quản lý của Bộ Tài chính và KBNN.

(ii) Phần nguồn thu từ hoạt động nghiệp vụ, gửi lãnh đạo KBNN tỉnh quyết định, đồng gửi KBNN để tổng hợp.

Đối với hoạt động phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên:

- Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác quản lý, điều hành ngân sách hàng năm, KBNN trung ương có trách nhiệm lập phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán trực thuộc bảo đảm phù hợp về tổng

mức và chi tiết theo lĩnh vực chi được giao (trong đó có thuyết minh cụ thể về các tiêu thức, định mức phân bổ, phần kinh phí chưa phân bổ, phần kinh phí dự phòng, phần kinh phí để lại chi tiêu tập trung), gửi về Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để thẩm tra.

- Sau khi Cục Kế hoạch- Tài chính có ý kiến thống nhất về phương án phân bổ ngân sách, KBNN trung ương quyết định giao dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, đồng thời gửi về Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch - Tài chính).

- Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao và kết quả phân bổ dự toán, KBNN thực hiện hạch toán ghi sổ kế toán, nhập số liệu dự toán chi thường xuyên vào hệ thống TABMIS.

- Việc phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên của KBNN cho các đơn vị dự toán trực thuộc KBNN phải thực hiện theo các nguyên tắc:

(i) Phân bổ hết dự toán chi thường xuyên được giao, chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ chi.

(ii) Phân định rõ hình thức thực hiện nhiệm vụ chi bằng rút dự toán từ KBNN hoặc lệnh chi tiền.

(iii) Dự toán ngân sách giao cho các đơn vị dự toán phải bao gồm kinh phí thực hiện mua sắm tập trung và cấp, trang bị bằng hiện vật.

Đối với hoạt động lập, phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên bổ sung:

Trong quá trình quản lý, điều hành NSNN, nếu phải thay đổi nhiệm vụ chi ngân sách, các đơn vị dự toán thực hiện việc điều chỉnh như sau:

- Nếu KBNN được Bộ Tài chính ủy quyền quyết định phân bổ và giao dự toánchi thường xuyên ngân sách cho các đơn vị dự toán, thì KBNN cũng

được ủy quyền quyết định điều chỉnh dự toán chi thường xuyên ngân sách của các đơn vị dự toán (nếu không làm thay đổi tổng mức và chi tiết theo lĩnh vực chi được giao).

- Sau khi có ý kiến thẩm tra phương án điều chỉnh dự toán ngân sách của Bộ Tài chính (Cục Kế hoạch - Tài chính), KBNN quyết định điều chỉnh dự toán chi thường xuyênngân sách đã giao, đồng gửi Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch- Tài chính).

- Trường hợp việc thay đổi nhiệm vụ chi ngân sách làm thay đổi tổng mức và chi tiết theo lĩnh vực chi được giao, thì thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự toán chi thường xuyên ngân sách tại KBNN là Bộ Tài chính.

Bảng 3.2: Dự toán chi thƣờng xuyên tại KBNN tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2018

ĐVT: triệu đồng

STT Nội dung

Chi tiết

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng chi thƣờng xuyên 87.449 92.106 93.631 1 Chi từ nguồn NSNN 26.288 27.731 31.706

Nhóm thanh toán cá nhân 26.288 27.731 31.706

2 Chi từ nguồn thu sự

nghiệp 60.709 63.818 62.068

a Chi thường xuyên giao

khoán 54.594 55.883 59.202

Nhóm thanh toán cá nhân 29.603 33.141 37.231 Nhóm quản lý hành chính 15.563 13.949 13.268 Nhóm chi nghiệp vụ chuyên

môn 6.369 6.559 6.780

Nhóm chi khác 1.432 1.628 1.482

b Chi thường xuyên quản lý

3 Tăng thu tiết kiệm chi 3.892 3.931 4.025

Trích quỹ PTHĐN 857 866 905

Chi bổ sung thu nhập 2.770 2775 2.820

Trích quỹ KTPL 265 290 300

Nguồn: Thông tin từ KBNN tỉnh Nam Định

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và phân cấp của KBNN. Vào thời điểm tháng 5 và tháng 9 hàng năm, các đơn vị KBNN kiểm tra, xem xét dự toán chi NSNN (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, hiện đại hóa KBNN) của đơn vị mình để đề nghị điều chỉnh, bổ sung dự toán (nếu có) gửi KBNN; trừ những trường hợp đột xuất cần thiết phải điều chỉnh dự toán chi để đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách.

Nhận xét:

Hiện nay, quy trình lập dự toán ngân sách nói chung, lập dự toán chi thường xuyên tại KBNN tỉnh Nam Định nói riêng cũng như tại KBNN được đánh giá là chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các đơn vị, cá nhân (Hình 3.3 – Lưu đồ lập dự toán chi thường xuyên tại KBNN tỉnh Nam Định). Dự toán chi tiết được KBNN tỉnh Nam Định lập căn cứ theo chức năng nhiệm vụ cụ thể được giao hàng năm và được Lãnh đạo KBNN phê duyệt. Phòng Tài vụ KBNN tỉnh lập dự toán các khoản chi cho con người, chi quản lý hành chính, tổng hợp cùng phần chi nghiệp vụ chuyên môn do các đơn vị trực thuộc lập theo mẫu biểu hướng dẫn của Vụ Tài vụ - Quản trị, gửi KBNN trunng ương tổng hợp, trình Bộ Tài chính phê duyệt.

Tuy nhiên thực tế hoạt động lập dự toán cho thấy, một số đơn vị KBNN tỉnhcòn lúng túng trong việc xây dựng dự toán chi thường xuyên của đơn vị mình, một phần do khả năng dự báo tình hình công vụ của đơn vị của cán bộ còn hạn chế, một phần do hạn chế trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn xây

dựng dự toán chi NSNN … Kết quả sau cùng thể hiện ở mức độ chính xác của dự toán chi thường xuyên NSNN hàng năm chưa cao.

3.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên

Để đảm bảo chất lượng công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên, KBNN phải đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên hàng năm tại Kho bạc như: đảm bảo nhân lực thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị dự toán trực thuộc.

Căn cứ quyết định giao dự toán chi thường xuyên ngân sách và yêu cầu nhiệm vụ chi, các đơn vị lập hồ sơ thanh toán gửi KBNN tỉnh để kiểm soát, thanh toán.

KBNN tỉnh kiểm tra số dư dự toán, tính hợp pháp của hồ sơ do gửi đến và các điều kiện chi theo quy định, thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi đối với những mục chi có đủ điều kiện thanh toán.

- Đối với các khoản chi Tiền lương, tiền công; Phụ cấp lương; Các khoản đóng góp và các khoản chi hành chính thường xuyên…: Căn cứ dự toán đã được cấp trên phê duyệt; tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành, định kỳ hàng tháng đơn vị tiến hành làm thủ tục tạm ứng, thanh toán.

- Đối với các khoản chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ: Yêu cầu đảm đảm 02 điều kiện theo quy định, cụ thể:

(1) Nội dung chi phải có trong dự toán đã được cấp trên phê duyệt; (2) Đã hoàn thành thủ tục mua sắm (đấu thầu, chào hàng cạnh tranh…). - Đối với các khoản chi xây dựng, cải tạo mở rộng trụ sở làm việc: Đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu về quản lý (như: mua sắm tài sản…), đồng thời thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục về đầu tư và xây dựng công

trình.

- Phần kinh phí tiết kiệm được từ chi thường xuyên và thu được giữ lại tại cơ quan KBNN được trích lập các quỹ và thực hiện chi theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính của cơ quan KBNN.

Khi thực hiện chi ngân sách theo hình thức rút dự toán, các đơn vị phải hạch toán theo đúng Mục lục NSNN quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)