Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 97 - 98)

2. Kiến nghị

2.1. Đối với chính phủ

- Xử lý kịp thời các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan cho khách hàng vay vốn.

- Nhà nước cần xây dựng, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, chú trọng nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng Chính sách khác.

- Tiếp tục chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, thực hiện nghiêm túc việc bình xét hộ nghèo từng năm; việc bình xét phải thực hiện công khai, dân chủ, đúng với thực tế, tránh tình trạng như hiện nay, hầu hết các địa phương số hộ nghèo có tên trong danh sách ít hơn nhiều so với hộ nghèo thực tế. Nhà nước cần xây dựng, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, chú trọng nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo.

- Để công cuộc XĐGN thực sự có ý nghĩa và đạt được những kết quả to lớn thì đòi hỏi các hộ nghèo cần nhận thức được tầm quan trọng của thoát nghèo đối với gia đình họ, đối với các thế hệ mai sau và đối với xã hội. Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều hộ không muốn thoát nghèo, từ đó dẫn đến vốn vay được sử dụng để tiêu dùng chứ không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh tăng thu nhập. Thực tế, các hộ có trình độ học vấn cao có ý thức thoát nghèo và nỗ lực thoát nghèo hơn nhiều so với các hộ có trình độ học vấn thấp. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, trình độ sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất. Hộ nghèo có được vốn là quan trọng, nhưng xét trên giác độ hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn

vốn thì việc trang bị cho hộ nghèo kiến thức trong sử dụng vốn có tính chất quyết định.

- Việc đào tạo, nâng cao trình độ dân trí cho hộ nghèo phải được thực hiện trên quy mô quốc gia, Chính phủ cần xây dựng và có sự chỉ đạo đồng bộ các chương trình, mục tiêu về giáo dục đào tạo. Học vấn thấp là phổ biến trong cộng đồng hộ nghèo, đặc biệt là các trẻ em nghèo. Do vậy, chương trình của Chính phủ phải đặc biệt quan tâm đến bộ phận trẻ em nghèo. Để khuyến khích trẻ em đi học, phải tác động đến các hộ nhận thức được đây chính là cách duy nhất để con em họ thoát nghèo trong tương lai. Chính phủ có hỗ trợ nhất định để hộ nghèo có thể chấp nhận được các chi phí giáo dục. Đồng thời, tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp thu kiến thức mới về kỹ thuật, công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 97 - 98)