Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ trồng đến tỷ lệ nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến sinh trưởng, năng suất của giông ngô lai NK 4300 BT GT vụ xuân năm 2018 tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 46 - 51)

- Đất làm thí nghiệm được làm kỹ, bằng phẳng, sạch cỏ dại

3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ trồng đến tỷ lệ nhiễm

tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Ở nước ta, cây ngô trồng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, sâu bệnh là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ngô. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây ngô chịu tác động của nhiều loài sâu, bệnh gây hại và mỗi giai đoạn đều xuất hiện các loại sâu, bệnh khác nhau. Sâu bệnh hại trên tất cả các bộ phận của cây, làm giảm diện tích quang hợp của lá, tăng tỷ lệ đổ, gẫy...và làm ảnh hưởng đến năng suất.

Sâu bệnh là một trong những yếu tố gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc: tổng thiệt hại do sâu gây ra hàng năm là 20 – 30 tỷ đô la (bằng 13 – 14% sản lượng nông sản), do bệnh là 24 – 25 tỷ đô la (bằng 11 – 12% sản lượng nông sản). Đặc biệt ngô là một trong những loài cây trồng bị khá nhiều loại sâu bệnh phá hoại, đó là yếu tố hạn chế năng suất ngô. Các loại sâu bệnh hại thay nhau phá hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng ngô quanh năm.

Chính vì thế đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Như vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, chống sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu bệnh hại cũng có khả năng kháng thuốc, bởi thế chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt được tất cả các loại sâu bệnh hại trên đống ruộng. Vì vậy phương pháp tốt nhất vừa có hiệu quả kinh tế vừa giảm được ảnh hưởng của sâu bệnh hại mà đảm bảo an toàn môi trường, môi sinh và sức khỏe con người chình là phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, đặc biệt là sử dụng các giống có khả năng kháng sâu bệnh và áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý.

* Một số sâu bệnh phổ biến ở cây ngô:

+ Rệp cờ hại ngô: là một trong những loại sâu hại quan trọng. Chúng thường gây hại từ khi cây ngô 8, 9 lá đến khi thu hoạch. Rệp hút nhựa ở trên nhiều bộ phận của cây như lá non, bông cờ, lá bi, nõn ngô, bẹ lá làm cho cây ngô mất hết dinh dưỡng, cây trở nên còi cọc, yếu ớt, bắp bé đi hoặc không hình thành bắp nếu bị hại từ giai đoạn cây còn nhỏ, chất lượng hạt xấu kém. Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn thức ăn đầy đủ, nhất là những ruộng ngô gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng cao hoặc ruộng ngô bị hạn. Rệp ngô còn là môi giới truyền virut gây bệnh khảm lá, đốm lá ngô.

- Rệp ngô sinh sản theo lối đơn tính và đẻ con. Trong quần thể rệp thường thấy nhiều loại hình: Rệp cái không cánh, rệp cái có cánh và rệp con. Rệp trưởng thành có hai loại hình, rệp có cánh và rệp không cánh dài 1,5 - 2,3 mm, màu vàng nhạt hoặc xanh xám, cơ thể hình bầu dục, thân mềm. Chân và tuyến tiết sáp ngắn, màu xanh đen. Rệp cái có cánh có đầu, ngực màu đen và bụng màu xanh. Rệp non màu xanh sáng, chân và tuyến tiết sáp giống như trưởng thành có màu đen. Rệp non trải qua 7 - 10 lần lột xác mới thành rệp trưởng thành. Một năm có từ 7 - 10 lứa. Rệp là loài ưa ẩm, xuất hiện trên đồng ruộng vào khoảng tháng 10, 11 phát triển nhiều trong tháng 1, tháng 2 lúc ẩm độ không khí cao. Từ tháng 4 trở đi số lượng rệp giảm dần. Trong mùa hè chỉ thấy

rệp xuất hiện lẻ tẻ. Những ruộng gieo dầy, ẩm độ không khí cao rệp phát triển mạnh. Thiên địch của rệp là một số loài bọ rùa và ấu trùng ruồi Sirphus sp.

- Biện pháp phòng trừ :

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ để không bị rệp bay sang phá hại từ các ký chủ phụ. Không nên trồng ngô mật độ quá dầy, khi cây ngô cao 25 – 30 cm thì tiến hành tỉa định cây, loại bỏ những cây gầy yếu cho ruộng thông thoáng hạn chế rệp phát triển.

Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch trên ruộng ngô.

Biện pháp hóa học: Khi mật độ rệp cao dùng các loại thuốc vị độc, tiếp xúc, thuốc lưu dẫn như Sherpa 25EC, Trebon 10EC, Sherzol 50EC, Reasgant 1.8EC, 2WG, 3.6EC, 5EC, 5WG, Confitin 18 EC, 36EC, Emalusa 10.2EC, 20.5EC, 50.5WSG... Phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Chú ý thời gian các ly đối với ngô ngọt, ngô rau bao tử và ngô thu bắp non trước khi thu hoạch 15 - 20 ngày để tránh ngộ độc thực phẩm cho người và gia súc.

- Bệnh khô vằn: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Hạch nấm tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh và hạt giống là nguồn lan truyền bệnh trên đồng ruộng. Đây là một bệnh khá nguy hiểm và phổ biến ở cây ngô. Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh có thể gây hại cho ngô từ khi mới nảy mầm đến khi thu hoạch. Mầm bị nhiễm bệnh, trên rễ mầm và thân mầm thường có những vết bệnh màu nâu. Ngô bị nhiễm bệnh trong giai đoạn mầm thường còi cọc và vàng. Song biểu hiện rõ và nặng của bệnh là ở giai đoạn cây ngô trỗ cờ đến làm hạt. Trên lá, lá bao bị bệnh, ban đầu thường xuất hiện những đốm nhỏ dạng dội nước sôi, vết bệnh lớn dần không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền xanh sẫm hay mầu nâu. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành đám lớn dạng vằn da hổ. Vết bệnh trên phiến lá và lá bao cũng giống như vết bệnh trên bẹ lá. Khi trời ẩm ướt trên mặt vết bệnh phủ lớp sợi nấm màu trắng và nhữnh hạch nấm xốp khi còn non có màu trắng, khi già chuyển màu nâu. Hạch nấm là nguồn lây nhiễm của nấm bệnh. Bệnh làm giảm năng suất và cây bị bệnh nặng hạt ngô sẽ bị lép.

Biện pháp phòng trừ: Không chọn những bắp bị bệnh để làm giống. Lựa chọn các giống có khả năng kháng bệnh để trồng. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh. Cày ải hoặc ngâm dầm để diệt hạch nấm. Xử lý hạt giống bằng Rovrral (2g/ 10kg hạt). Khi ngô đã lớn làm sạch cỏ, bóc sạch bẹ và lá bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế bệnh và ruộng ngô thông thoáng. Dùng chế phẩm nấm đối khángTrichoderma ủ với phân chuồng bón cho ngô, lượng dùng 80 – 100 kg/ha (4 kg/ sào Bắc bộ). Phun trừ bệnh bằng thuốc Validamicin 3 SC, pha nồng độ 0,2-0,25%

Trong quá trình thực hiện thí nghiệm chúng tôi thấy xuất hiện rệp cờ và bệnh khô vằn ở mức độ nhẹ. Kết quả theo dõi thể hiện thông qua bảng 3.3

+ Rệp cờ hại ngô: Qua quá trình theo dõi cho thấy, rệp cờ phát sinh gây hại trên các ô thí nghiệm vào giai đoạn cây ngô được 12 lá, rệp gây hại chủ yếu trên lá non. Các công thức trồng mật độ dầy, bón nhiều đạm thường bị rệp cờ hại nặng hơn.

Nhóm công thức trồng mật độ 47.600 cây/ha: Mức đạm bón từ 120 – 150 kg N/ha, ngô không bị nhiễm rệp cờ như mức đạm đối chứng (bón 180 kg N/ha). Các mức đạm bón từ 210 – 240 kg N/ha, ngô bị nhiễm rệp cờ nhẹ được đánh giá ở điểm 1.

Nhóm công thức trồng mật độ 57.100 cây/ha: Bón đạm với lượng từ 120 – 150 kg N/ha, ngô không bị nhiễm rệp cờ. Bón đạm với lượng từ 210 – 240 kg N/ha, giống NK4300Bt/GT bị nhiễm nhẹ rệp cờ, được đánh giá ở điểm 2 như mức đạm bón đối chứng (180 kg N/ha).

Nhóm công thức trồng mật độ 71.400 cây/ha bị nhiễm rệp cờ nặng hơn 2 nhóm trên. Ở mức bón đạm 120 kg N/ha ngô không bị nhiễm rệp cờ nên được đánh giá ở điểm 1. Mức bón 150 kg N/ha và 210 kg N/ha có tỷ lệ ngô bị nhiễm rệp cờ tương ứng là 1,3% và 4,7%, được đánh giá ở điểm 2 như mức đạm bón đối chứng (180 kg N/ha). Mức đạm bón 240 kg N/ha có 6,7% cây ngô bị nhiễm rệp cờ, được đánh giá ở điểm 3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018

Công thức Rệp cờ Bệnh khô vằn

(%)

% số cây bị hại Phân theo điểm (1-5)

M1P1 - 1 8,3 M1P2 - 1 11,7 M1P3 - 1 14,2 M1P4 1,0 2 18,3 M1P5 3,1 2 20,0 M2P1 - 1 10,0 M2P2 - 1 14,6 M2P3 0,8 2 18,8 M2P4 2,5 2 19,8 M2P5 4,2 2 24,2 M3P1 - 1 10,7 M3P2 1,3 2 13,3 M3P3 2,7 2 18,7 M3P4 4,7 2 26,0 M3P5 6,7 3 34,0

+ Bệnh khô vằn: Đây là bệnh khá phổ biến ở địa phương, bệnh phát sinh và gây hại trên các ô thí nghiệm từ giai đoạn 9 – 10 lá, bệnh gây hại chủ yếu ở bẹ các lá gần gốc. Tỷ lệ cây bị bệnh ở các công thức giao động từ 8,3 – 34,0%, tăng tỷ lệ thuận với vả mật độ trồng và lượng đạm bón.

Nhóm công thức trồng mật độ 47.600 cây/ha: mức độ nhiễm bệnh khô vằn thấp hơn trồng với mật độ 57.100 và 74.400 cây/ha, dao động từ 8,3 – 20% cây bị bệnh. Mức bón từ 120 – 150 kg N/ha có tỷ lệ cây nhiễm bệnh tương ứng là 8,3% và 11,7%, thấp hơn mức bón đối chứng. Bón đạm từ 210 – 240 kg N/ha có

tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh là 18,3% và 20%, cao hơn mức đạm bón đối chứng từ 4,1 – 5,8%.

Nhóm công thức trồng mật độ 57.100 cây/ha: mức độ nhiễm bệnh khô vằn cao hơn trồng với mật độ và 47.600 cây/ha, dao động từ 10 – 24,2% cây bị bệnh. Mức bón từ 120 – 150 kg N/ha có tỷ lệ cây nhiễm bệnh tương ứng là 10% và 14,6%, thấp hơn mức bón đối chứng. Bón đạm từ 210 – 240 kg N/ha có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh là 19,8% và 24,2%, cao hơn mức đạm bón đối chứng.

Nhóm công thức trồng mật độ 71.400 cây/ha: mức độ nhiễm bệnh khô vằn cao nhất, dao động từ 10,7 – 34% cây bị bệnh. Mức bón từ 120 – 150 kg N/ha có tỷ lệ cây nhiễm bệnh tương ứng là 10,7% và 13,3%, thấp hơn mức bón đối chứng từ 5,4 – 8,0%. Bón đạm từ 210 – 240 kg N/ha có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh là 26% và 34%, cao hơn mức đạm bón đối chứng từ 7,3 – 15,3%.

3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 trên đất đồi gò tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến sinh trưởng, năng suất của giông ngô lai NK 4300 BT GT vụ xuân năm 2018 tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)