Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến tỷ lệ đổ rễ, gãy thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến sinh trưởng, năng suất của giông ngô lai NK 4300 BT GT vụ xuân năm 2018 tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 51 - 54)

- Đất làm thí nghiệm được làm kỹ, bằng phẳng, sạch cỏ dại

3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến tỷ lệ đổ rễ, gãy thân

huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Khả năng chống đổ là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống, do đổ gẫy làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ngô. Khả năng chống đổ phụ thuộc vào các đặc tính di truyền của từng giống ngô như: chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lượng rễ chân kiềng. Ngoài ra, khả năng chống đổ còn phụ thuộc vào các yếu tố dinh dưỡng bón cho ngô, đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đảm bảo năng suất, nhưng bón đạm không khoa học cây sinh trưởng mạnh có thể dẫn đến ngô bị đổ ngã làm giảm năng suất. Mật độ trồng là một yếu tố để tăng năng suất, nhưng mật độ trồng không hợp lí cũng có thể dẫn đến tình trạng giảm sức chống chịu của cây ngô đối với điều kiện ngoại cảnh. Bên cạnh đó, việc gãy đổ cây còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018

Công thức Tỷ lệ đổ rễ (% cây) Gãy thân % cây điểm 1-5 M1P1 1,0 - 1 M1P2 2,1 - 1 M1P3 4,2 - 1 M1P4 5,3 1,0 1 M1P5 7,4 2,1 1 M2P1 1,7 - 1 M2P2 2,5 - 1 M2P3 4,2 2,5 1 M2P4 6,7 4,2 1 M2P5 8,3 5,0 2 M3P1 2,0 - 1 M3P2 3,3 0,7 1 M3P3 5,3 2,7 1 M3P4 7,3 5,3 2 M3P5 8,7 6,0 2

Kết quả theo dõi cho thấy: trong giai đoạn chín của cây ngô gặp một số trận mưa to, gió mạnh làm cho cây ngô đổ ngã và gẫy thân.

+ Tỷ lệ đổ rễ ở các công thức dao động ở 1,0 đến 8,7%. So sánh tỷ lệ đổ rễ ở công thức M1P1 (1% cây bị đổ), công thức M2P1 (1,7% cây bị đổ) và công thức M3P1 (2% cây bị đổ) ta thấy tỷ lệ đổ rễ tăng tỷ lệ thuận với mật độ trồng. Mật độ trồng thấp thì cho tỷ lệ cây bị đổ rễ thấp hơn mật độ cao, điều này do cây ngô có khoảng không gian rộng hơn thì sẽ phát triển cân đối, thân cây khỏe, bộ rễ phát triển.

Lượng đạm bón ảnh hưởng đến tỷ lệ đổ rễ rõ ràng hơn. Bón nhiều đạm làm thân lá ngô sinh trưởng mạnh, hydratcacbon được huy động để hình thành lá nên mô cơ giới phát triển dẫn đến cây dễ đổ hơn. Cụ thể là:

Nhóm công thức trồng mật độ 47.600 cây/ha: tỷ lệ đổ rễ dao động từ 1,0% (công thức M1P1) đến 9,4% (công thức M1P5). Mức đạm bón từ 120 – 150 kg N/ha có tỷ lệ đổ rễ thấp hơn mức bón đối chứng (180 kg N/ha) từ 2,1 – 3,2%. Mức bón từ 210 – 240 kg N/ha có tỷ lệ đổ rễ cao hơn mức bón đối chứng từ 1,1 – 3,2%.

Nhóm công thức trồng mật độ 57.100 cây/ha: tỷ lệ đổ rễ dao động từ 1,7% (công thức M1P1) đến 8,3% (công thức M1P5), cao hơn trồng mật độ 47.600 cây/ha. Mức đạm bón từ 120 – 150 kg N/ha có tỷ lệ đổ rễ thấp hơn mức bón đối chứng (180 kg N/ha) từ 1,7 – 2,5%. Mức bón từ 210 – 240 kg N/ha có tỷ lệ đổ rễ cao hơn mức bón đối chứng từ 2,5 – 4,1%.

Nhóm công thức trồng mật độ 71.400 cây/ha: tỷ lệ đổ rễ dao động từ 2,0% (công thức M1P1) đến 8,7% (công thức M1P5). Mức đạm bón từ 120 – 150 kg N/ha có tỷ lệ đổ rễ thấp hơn mức bón đối chứng (180 kg N/ha) từ 2,0 – 3,3%. Mức bón từ 210 – 240 kg N/ha có tỷ lệ đổ rễ cao hơn mức bón đối chứng từ 2,0 – 3,4%.

+ Tỷ lệ đổ gãy thân ở thí nghiệm dao động từ 0 – 6,0 %, cũng như tỷ lệ đổ rễ, tỷ lệ gãy thân cũng tăng theo mật độ trồng và lượng phân đạm bón cho cây ngô.

Nhóm công thức trồng mật độ 47.600 cây/ha: Mức đạm bón từ 120 – 180 kg N/ha, ngô không bị gãy thân. Các mức đạm bón từ 210 – 240 kg N/ha, chỉ có từ 1,0 – 2,1% cây ngô bị gãy thân nên tất cả các công thức đều được đánh giá ở điểm 1 như mức bón đối chứng.

Nhóm công thức trồng mật độ 57.100 cây/ha: Bón đạm với lượng từ 120 – 150 kg N/ha, ngô không bị gãy thân. Bón đạm với lượng 210 kg N/ha, giống NK4300Bt/GT bị gãy thân nhẹ, được đánh giá ở điểm 1 như mức đạm bón đối chứng (180 kg N/ha). Bón đạm với lượng từ 240 kg N/ha, giống NK4300Bt/GT bị gãy thân, được đánh giá ở điểm 2.

Nhóm công thức trồng mật độ 71.400 cây/ha: Bón đạm với lượng từ 120 kg N/ha, ngô không bị gãy thân. Bón đạm với lượng 150 kg N/ha, giống NK4300Bt/GT bị gãy thân nhẹ, được đánh giá ở điểm 1 như mức đạm bón đối chứng (180 kg N/ha). Bón đạm với lượng từ 210 - 240 kg N/ha, giống NK4300Bt/GT bị gãy thân, được đánh giá ở điểm 2.

Đánh giá chung khả năng chống đổ gãy của thí nghiệm cho thấy: mật độ cao thì khả năng chống đổ gãy kém hơn mật độ thấp, lượng phân bón đạm cao thì khả năng chống đổ gãy kém hơn lượng đạm thấp.

3.5. Ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến sinh trưởng, năng suất của giông ngô lai NK 4300 BT GT vụ xuân năm 2018 tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)