Cải thiện phương thức hoàn trả nợ gốc và lãi :

Một phần của tài liệu cho vay tieu dung (Trang 38 - 40)

III. GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO

5. Cải thiện phương thức hoàn trả nợ gốc và lãi :

Vấn đề mà ngân hàng luôn quan tâm hàng đầu khi xét duyệt cho khách hàng

vay chính là khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi vay. Do đó, việc cải thiện

phương thức thu hồi nợ và lãi vay phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ của mình là cần thiết để ngân hàng đảm bảo an toàn về vốn khi cho vay.

Trang

38

Hiện nay phương thức hoàn trả nợ gốc và lãi vay đối với cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng là trả góp hàng tháng với số nợ gốc được chia đều cho các kì hạn trả, lãi được tính trên số dư nợ gốc hàng tháng. Phương thức

này phù hợp với những khách hàng là cán bộ công nhân viên tại các doanh nghiệp

trong và ngoài quốc doanh có thu nhập ổn định, thường xuyên.

Đối với khách hàng là tiểu thương, vay vốn có tài sản đảm bảo, thu nhập thường xuyên nhưng không cố định mà có xu hướng gia tăng vào những tháng cuối năm, những dịp lễ tết, mùa khai trường, ... khi hàng hoá bán được nhiều. Ngân hàng

có thể áp dụng phương thức thu lãi hàng tháng nhưng kì hạn thu nợ gốc là hai hoặc

ba tháng một lần.

Đối với khách hàng vay tiêu dùng là các chủ doanh nghiệp tư nhân, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thì ngân hàng có thể thoả thuận thu nợ gốc và lãi theo

phương pháp trả góp hàng tháng hoặc thu lãi hàng tháng nhưng nợ gốc thì trả theo

kì hạn 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa khách hàng và

ngân hàng và ngân hàng sẽ tính toán mức lãi suất phù hợp với từng phương thức trả

nợ trên.

6. Cải thiện phương thức cho vay:

Cho vay tiêu dùng với cán bộ, công nhân viên tại ngân hàng hiện nay vẫn

mang tính chất riêng lẻ từng món vay, tức là ngân hàng quan hệ tín dụng trực tiếp

với từng cá nhân có nhu cầu vay vốn vì khi quyết định cho vay thì ngân hàng đều có thông qua cơ quan, đơn vị nơi người vay công tác nhưng chưa phối hợp với các cơ quan, đơn vị này để quản lí, thu nợ người vay thông qua biện pháp trừ lương tháng. Phương thức này làm cho cả ngân hàng lẫn người đi vay đều gặp những trở ngại

nhất định.

Về phía ngân hàng, cho vay tiêu dùng là các món vay nhỏ, mất nhiều thời

gian và chi phí cho việc thẩm định, xét duyệt, giám sát và thu hồi nợ trong khi đó

khả năng xảy ra rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng đối với người vay

vốn cũng rất cao: tai nạn, mất việc làm, đau ốm, chết, vi phạm pháp luật. Ngoài ra,

do quan hệ vay trả nợ xảy ra giữa ngân hàng và người vay nên trong một số trường

hợp người vay chưa trả hết nợ vay đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng và phải

gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn nhưng vẫn được thủ trưởng đơn vị xác

nhận để vay tiếp tại tổ chức tổ chức tín dụng khác vì đơn vị chỉ kí văn bản xác nhận tư cách của người vay mà chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để quản lí người vay vốn.

Về phía khách hàng, người đi vay những cán bộ nhân viên công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp khó có thể bỏ công sở trong giờ làm việc để đến giao dịch

với ngân hàng, trong khi hiện nay ngân hàng chỉ làm việc trong giờ hành chính.

Hơn nữa, một số đơn vị không kí xác nhận cho nhân viên vì ngại chịu trách nhiệm

liên quan.

Trước những trở ngại trên khách hàng cũng ít có mong muốn đến ngân hàng

vay tiền, ngân hàng cũng ngần ngại khi xét duyệt cho vay. Để khắc phục tình trạng

này, ngân hàng cần tìm đến các nhà quản lí của doanh nghiệp phổ biến những lợi

ích của người lao động khi được vay vốn để đặt vấn đề phối hợp phục vụ người vay.

Trang

39

hành công đoàn để phục vụ người vay được thuận lợi hơn thông qua một hợp đồng

nguyên tắc được kí kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Hợp đồng qui định rõ trách

nhiệm của mỗi bên: Ngân hàng có trách nhiệm phổ biến nghiệp vụ, cung cấp các

loại hồ sơ vay vốn, thẩm định và cho vay. Doanh nghiệp kiểm tra kĩ trước khi xác

nhận giới thiệu người vay đến ngân hàng làm thủ tục vay vốn, hàng tháng căn cứ

danh sách do ngân hàng lập để trừ lương theo thoả thuận đã kí trên hợp đồng tín

dụng giữa người vay với ngân hàng, giúp ngân hàng thu nợ.

Đối với các tiểu thương thì ngân hàng có thể kí thoả thuận thu nợ hàng tháng

qua người đại diện có uy tín trong bà con tiểu thương. Định kì, ngân hàng lập danh sách người vay vốn với số tiền nợ gốc và lãi phải thu gửi người đại diện để họ thu

và nộp cho ngân hàng. Ngân hàng nên có một khoản hoa hồng xứng đáng với người đại diện để họ làm việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu cho vay tieu dung (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)