BẢNG 14: NỢ QUÁ HẠN BÌNH QUÂN THEO THỜI HẠN QUÁ HẠN
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Thời hạn quá hạn Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Tỉ lệ
(%)
Dưới 6 tháng 536,16 624,52 + 88,36 +16,48 Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng 357,44 404,76 +47,32 +13,24 Từ 12 tháng trở lên. 223,4 127,22 - 96,18 -43,05
Tổng 1.117,0 1.156,5 +39,5 +3,53
Hiện nay, ngân hàng đã thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN : Khi đến kì hạn trả nợ gốc hoặc lãi nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kì hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được
gia hạn nợ hoặc lãi thì Tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ gốc sang nợ quá
hạn. Nợ quá hạn gia tăng so với năm 2003 là 39,5 triệu đồng tốc độ tăng 3,53 %. Trong đó, nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm phần lớn và gia tăng mạnh nhất với số
tiền là 88,36 triệu đồng với tốc độ tăng là 16,48 %. Nợ quá hạn từ 6 tháng đến dưới
12 tháng tăng lên 47,32 triệu đồng so với năm 2002 và tốc độ tăng là 13,24 %.
Riêng nợ quá hạn từ 12 tháng trở lên thì giảm từ 223,4 triệu đồng năm 2002 xuống
còn 127,22 triệu đồng năm 2003. Đây là kết quả của việc ngân hàng đã chỉ đạo sát sao
việc thu hồi nợ trên 12 tháng và ngăn chặn phát sinh nợ trên 12 tháng trong năm 2003.
Trang
29
BẢNG 15: NỢ QUÁ HẠN BÌNH QUÂN THEO NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH:
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Nguyên nhân Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Tỉ lê (%)
I.Nguyên nhân khách quan 55,85 69,39 +13,54 +24,24
II.Nguyên nhân chủ quan 1061,15 1087,11 +25,96 +2,45
1. Về phía khách hàng 912,59 933,35 +20,76 +2,27 2.Về phía khách hàng 148,56 153,76 +5,2 +3,50
Tổng 1.117,0 1.156,5 +39,5 +3,53
Việc xác định nguyên nhân gây ra nợ quá hạn sẽ giúp ngân hàng có hướng
thu hồi, xử lí dễ dàng hơn. Năm 2002, nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan là
55,85 triệu đồng, năm 2003 là 69,39 triệu đồng với tốc độ gia tăng là 24,24 %. Đây
là những trường hợp mà người vay bị đau ốm, phải nghỉ việc để chữa bệnh, chết
hoặc tai nạn làm giảm sút thu nhập hoặc thu nhập chỉ đủ cho chi tiêu mà không trả
nợ ngân hàng được. Những trường hợp này ngân hàng nên xem xét giảm nợ cho họ.
Nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan năm 2003 là 1087,11 triệu đồng tăng
25,96 triệu đồng so với năm 2002 , tốc độ tăng là 2,45 %. Trong đó, nguyên nhân
chủ quan về phía khách hàng là 933,35 triệu đồng tăng 2,27 % so với năm 2002. Như vậy, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ đáng kể trong nợ quá hạn. Khách hàng
không trả nợ vì lý do công việc như công tác xa một vài tháng, đi công tác đột xuất
nhưng lại rơi vào thời hạn trả nợ ngân hàng, nợ bị nộp chậm vài ngày đã chuyển
sang nợ quá hạn. Phần lớn ý thức trả nợ của khách hàng chưa cao. Những khoản nợ
này ngân hàng có khả năng thu hồi nhưng phải luôn đôn đốc nhắc nhở họ, nhất là
đối với cán bộ công nhân viên vay đảm bảo bằng lương. Bên cạnh đó vẫn có trường
hợp khách hàng vay nợ nhưng cố tình lừa đảo hoặc vay cùng lúc nhiều nơi.
Nợ quá hạn hai năm qua phần lớn thuộc về các khách hàng vay từ những ngày đầu ngân hàng cho vay cán bộ công nhân viên nên nguyên nhân chủ quan gây
ra nợ quá hạn từ phía ngân hàng chủ yếu là do ngân hàng còn sơ suất trong quá trình thẩm định người vay do cán bộ tín dụng chưa có nhiều kinh nghiệm, do sự mở rộng ồ ạt và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng làm cho ngân hàng dễ dàng hơn về điều kiện cho vay. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị người vay vốn công tác để quản lý, theo dõi người vay nên có trường
hợp cán bộ, nhân viên chuyển nơi công tác, làm việc ở cơ quan khác không thông
báo cho ngân hàng; xin xác nhận bảng lương để đi vay ở nhiều nơi hoặc khi cho vay
có tài sản đảm bảo ngân hàng chú trọng vào giá trị của tài sản đảm bảo mà chưa
Trang
30
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG THỜI GIAN QUA ( 2002-2003)
1.Kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng qua hai năm 2002-2003
BẢNG 16: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2003/ 2002
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003
Số tiền Tỉ lệ (%)
I. Thu nhập 75.825 82.913 +7.088 +9,35
1.Thu lãi cho vay, lãi tiền gửi. 69.605 75.688 +6.083 +8,74
2.Thu dịch vụ ngân hàng 5.821 6.752 +931 +15,99
3.Các khoản thu khác 399 473 +74 +18,55
II. Chi phí 56.960 62.916 +5.956 +10,46
1.Chi trả lãi tiền gửi, tiền vay. 45.768 51.572 +5.804 +12,68
2.Các khoản chi khác 11.192 11.344 +152 +1,36
III. Lợi nhuận 18.865 19.997 +1.132 +6,0
Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng phải bỏ
ra các khoản chi phí nhất định để tạo ra thu nhập. Chênh lệch giữa thu nhập đạt
được và chi phí bỏ ra càng lớn thì lợi nhuận mang lại càng cao, kinh doanh ngân
hàng càng hiệu quả. Do vậy, để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng như
thế nào, ta xem xét các yếu tố thu nhập, chi phí và lợi nhuận.
Thu nhập của ngân hàng năm qua tăng 7.088 triệu đồng với tốc độ tăng là
9,35 % so với năm 2002, trong đó thu nhập từ hoạt động cho vay tăng 6.038 triệu
đồng với tốc độ tăng là 8,74 % do trong năm qua ngân hàng gia tăng doanh số cho
vay. Ngoài ra, năm qua ngân hàng đẩy mạnh việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng
nhằm tăng nguồn thu từ hoạt động này nên thu từ dịch vụ ngân hàng tăng 931 triệu đồng với tốc độ tăng 15,99 % và thu khác tăng 74 triệu đồng với tốc độ gia tăng là
18,55 %. Cùng với sự tăng lên về thu nhập thì chi phí hoạt động của ngân hàng
cũng tăng không kém với tốc độ gia tăng là 10,46 % ứng với số tiền là 5.956 triệu đồng. Trong đó chi phí trả lãi tăng lên 5.804 triệu đồng với mức tăng tương ứng là
12,68 % còn chi phí khác chỉ tăng 152 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 1,36 %
Trang
31
Lợi nhuận thu được năm 2003 đạt 19.997 triệu đồng tăng lên 1.132 triệu đồng với tốc độ gia tăng là 6%. Trong hai năm qua, hoạt động kinh doanh ngân
hàng đã được những kết quả đáng khích lệ nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo cùng
toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải
phấn đấu nhiều hơn để tăng lợi nhuận cao hơn nữa góp phần vào sự ổn định và lớn
mạnh của toàn hệ thống qua đó tạo lập vị thế của ngân hàng và nâng cao đời sống
của cán bộ công nhân viên ngân hàng.
2. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng :
Để đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ta đi tính lợi
nhuận thu từ hoạt động này. Do kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng không có hạch toán riêng rẽ đối với từng khoản vay theo mục đích hay kì hạn nên để tính thu
nhập và chi phí của cho vay tiêu dùng ta phân phối các khoản này theo mức dư nợ
bình quân.
* Thu nhập cho vay tiêu dùng = Thu lãi cho vay
* Chi phí cho vay tiêu dùng được phân bổ như sau:
= .
= Chi phí khác .
* Lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng: Lợi nhuận = thu nhập - ( chi phí trả lãi huy động + chi phí khác).
BẢNG 17 : KẾT QUẢ TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG QUA HAI NĂM 2002-2003
ĐVT : Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003
Số tiền Tỉ lệ (%)
I.Thu nhập 1.538,7 2.037,09 498,39 32,39
II.Chi phí 1.235,53 1.666,74 431,21 34,9
1.Chi phí trả lãi 1.008,41 1.388,03 379,62 37,65
2.Chi phí khác 227,12 278,71 51,59 22,71
III. Lợi nhuận 303,17 370,35 67,18 22,16
Trong năm 2003 thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng đạt 2.037,09
triệu đồng tăng 498,39 triệu đồng với tốc độ gia tăng là 32,39 % nhờ ngân hàng
đã mở rộng địa bàn và gia tăng doanh số cho vay. Chi phí trả lãi vay chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong tổng chi phí cho vay, chi phí này năm 2003 là 1.666,74 triệu đồng, gia tăng với tốc độ 37,65 % so với năm 2002. Lợi nhuận đạt được năm
Dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng Dư nợ bình quân
Chi phí về hoạt
động huy động v n
Dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng Dư nợ bình quân
Chi phí khác của hoạt
động cho vay tiêu dùng
Thu nhập từ cho vay tiêu dùng Tổng thu nhập
Chi phí trả lãi huy động vốn cho vay tiêu dùng
Trang
32
2002 là 303,17 triệu đồng, năm 2003 là 370,35 triệu đồng gia tăng với tốc độ là
22,16 % so với năm 2002.
Hoạt động cho vay này có khả năng mang lại lợi nhuận nhiều hơn nếu
ngân hàng có những biện pháp giảm chi phí huy động vốn vay trên cơ sở đó tạo
điều kiện tăng khả năng cạnh tranh, thu hút được thêm nhiều khách hàng, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.