Đánh giá về bộ tiêu chí rút gọn của mô hình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam​ (Trang 77 - 84)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Đánh giá về bộ tiêu chí rút gọn của mô hình:

H1: Vòng quay vốn lưu động

Các quyết định liên quan đến vốn lưu động và tài chính ngắn hạn được gọi là quản lý vốn lưu động. Điều này liên quan đến việc quản lý các mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn của một công ty và nợ ngắn hạn của nó. Mục tiêu của quản lý vốn lưu động là để đảm bảo rằng công ty có thể tiếp tục các hoạt động của nó và nó có dòng tiền đủ để đáp ứng cả nợ ngắn hạn trưởng thành và các chi phí hoạt động sắp tới.

Vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của vốn lưu động. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể

hơn. Những điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động trong một năm).

H2: vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

H3: Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân đánh giá thời giá bình quân thực hiện các khoản phải thu của DN. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của DN và đặc thù của từng ngành nghề SXKD. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN càng cao.

Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Vì rằng nếu các khoản phải thu của doanh nghiệp không được thu hồi đủ số, đúng hạn thì không những gây tổn thất đọng nợ cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới năng lực kinh doanh. Số ngày trong kỳ bình quân thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý cao. Tính lưu động của tài sản mạnh, năng lực thanh toán ngắn hạn rất tốt, về một mức độ nào đó có thể khoả lấp những ảnh hưởng bất

lợi của tỷ suất lưu động thấp. Đồng thời, việc nâng cao mức quay vòng của các khoản phải thu còn có thể làm giảm bớt kinh phí thu nợ và tổn thất tồn đọng vốn, làm cho mức thu lợi của việc đầu tư tài sản lưu động của doanh nghiệp tăng lên tương đối. Ngược lại, nếu tỷ số này cao thì doanh nghiệp cần phải tiền hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. Trong nhiều trường hợp, có thể do kết quả thực hiện một chính sách tín dụng nghiêm khắc, các điều kiện trả nợ hà khắc làm cho lượng tiêu thụ bị hạn chế, nên công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ nên có Kỳ thu tiền bình quân cao.

Điều đáng lưu ý khi phân tích là kết quả phân tích có thể được đánh giá là rất tốt, nhưng do kỹ thuật tính toán đã che dấu những khuyết điểm trong việc quản trị các khoản phải thu. Nên cần phải phân tích định kỳ các khoản phải thu để sớm phát hiện những khoản nợ khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời.

H4: Hiệu quả sử dụng tài sản

Tỷ số này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Nếu như trong các thời kỳ, tổng mức tài sản của doanh nghiệp đều tương đối ổn định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dùng số bình quân của mức tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ. Nếu tổng mức tài sản có sự thay đổi biến động lớn thì phải tính theo tài liệu tỉ mỉ hơn đồng thời khi tính mức quay vòng của tổng tài sản thì các trị số phân tử và mẫu số trong công thức phải lấy trong cùng một thời kỳ.

Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng hợp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Giá trị của chỉ tiêu càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích càng nhiều, do đó trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh nghiệp càng cao. Nếu

TD7: Tổ chức phòng ban

Trong quá trình vận động cơ cấu tổ chức luôn chịu sự tác động rất nhiều yếu tố như :khoa học công nghệ ,chính sách của Nhà nước ...Các yếu tố này được tập hợp thành 2 nhóm chính là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan .Khi các yếu tố này thay đổi sẽ làm cho tổ chức phải tự điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp bằng cách giải thể ,bổ xung ,sát nhập hoặc thêm một số bộ phận ...

Những yếu tố khách quan .

Những yếu tố khách quan là những yếu tố mà tổ chức không thể thay đổi cũng như dự đoán và kiểm soát được nó .Các yếu tố này gồm :

-Những quy định của Nhà nước về hệ thống tổ chức và sự phân cấp của nó . - Khối lượng công việc được giao .

- Trình độ công nghệ ,kỹ thuật và mức độ trang bị lao động . - Địa bàn hoạt động của tổ chức .

-Môi trường hoạt động của tổ chức .

Tuy là bất biến nhưng tổ chức hoàn toàn có thể tự thay đổi cho phù hợp với những yếu tố này ,khi đó tổ chức sẽ tận dụng được nguồn lực sẵn có nhằm phát huy tối đa hiệu quả . Những yếu tố chủ quan .

Các yếu tố chủ quan là những yếu tố ở bên trong tổ chức .Đây là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .Hơn nữa đây là các yếu tố mà tổ chức hoàn toàn có thể kiểm soát ,điều chỉnh ,thay đổi theo hướng của mình .Các yếu tố này gồm :

-Trình độ của người lao động quản lý . - ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ .

-Trình độ ,năng lực của cán bộ ở bộ phận tham mưu tổ chức . - Quan hệ bên trong tổ chức .

- Mục tiêu ,phương hướng của tổ chức .

TD8: Thiết lập các quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ

Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản lý của nhiều công ty còn lỏng lẻo, khi các công ty nhỏ được quản lý theo kiểu gia đình, còn những công ty lớn lại phân quyền điều hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra đầy đủ. Cả hai mô hình này đều dựa trên sự tin tưởng cá nhân và thiếu những quy chế thông tin, kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phòng ngừa gian lận.

Thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó bạn không quản lý bằng lòng tin, mà bằng những quy định rõ ràng nhằm:

- Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...),

- Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp… - Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính,

- Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng như các quy định của luật pháp,

- Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra,

QH5: Tỷ trọng doanh số chuyển qua ngân hàng trong tổng doanh thu (trong 12 tháng qua) so với tỷ trọng dư nợ bình quân tại ngân hàng trong tổng dư nợ bình quân của doanh nghiệp

Chỉ tiêu phi tài chính này đánh giá mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng. Khi doanh nghiệp chuyển phần lớn doanh thu qua ngân hàng, điều này thể hiện sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, đồng thời nó cũng là công cụ giúp ngân hàng đánh giá được về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giám sát nguồn thu hoạt động từ nguồn vốn được tài trợ bởi ngân hàng và từ đó giúp xác định nhu cầu vốn thiếu hụt cần bổ sung. Xét về góc độ tài chính, nguồn thu của doanh nghiệp chuyển qua ngân hàng còn đóng góp thêm cho ngân hàng vào nguồn vốn khả dụng cho hoạt động cho vay. Với những lợi ích như vậy, ngân hàng đánh giá cao những doanh nghiệp nào chuyển doanh thu hoạt động qua tài khoản tại ngân hàng. Và dĩ nhiên, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng bậc xếp hạng, hạ được lãi suất đi vay cũng như hưởng các ưu đãi khác tại ngân hàng.

HD6: Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp

Phát triển là mục tiêu nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu này. Chiến lược suy giảm sẽ phù hợp khi doanh nghiệp cần sắp xếp lại đế tăng trưởng hiệu quả khi trong ngành không còn cơ hội để tăng trưởng dài hạn, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng không ổn định hoặc khi xuất hiện các cơ hội khác hấp dẫn hơn. Khi thực hiện chiến lược này doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí đầu tư vào một bộ phận nào đó, bán hoặc đóng cửa một số đơn vị kinh doanh của mình hoặc lựa chọn phương án giải thể.

Chiến lược kinh doanh nội địa

Chiến lược kinh doanh nội địa là các chiến lược nhằm tập trung các nguồn lực của doanh nghiệp để phát huy năng lực của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển và chiến thắng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nội địa. Doanh nghiệp chỉ hoạt động

trong phạm vi thị trường quốc gia và các chiến lược của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở xem xét môi trường kinh doanh cùng các yếu tố cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược kinh doanh quốc tế là chiến lược của doanh nghiệp nhằm mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế trên cơ sở huy động, phân bổ các nguồn lực nhằm ứng phó với những biến động và thách thức ở trên thi trường quốc tế và đạt được các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp quyết định tham gia hoạt động trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động kinh doanh của mình tại một hoặc một vài thị trường nước ngoài và khi đó doanh nghiệp được xem là một doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế hoặc cạnh tranh trên thị trường đa quốc gia. Nếu doanh nghiệp phát triển thị trường ở hầu hết các quốc gia chú yếu trên thế giới, khắp các lục địa thì được xem như một công ty cạnh tranh toàn cầu.

Thực tế, dù doanh nghiệp triển khai hoạt động của mình ở phạm vi một quốc gia hay toàn cầu, các công ty đều có tham vọng tiếp tục mớ rộng thêm thị trường sang nhiều quốc gia hơn trong quá trình phát triển của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam​ (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)