Phân bố theo độ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu hệ lưỡng cư bò sát và một số đặc điểm sinh học, sinh thái tại khu bảo tồn quốc gia nặm hà, huyện nặm tha, tỉnh luông nặm tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 58 - 60)

4. Nội dung nghiên cứu

3.3.3. Phân bố theo độ cao

Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, vì vậy yếu tố địa hình có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài LC BS theo các vành đai độ cao. Do đặc thù địa hình KVNC, nên chúng tôi phân chia thành 2 đai độ cao phù hợp với quan điểm phân chia của Phùng Ngọc Lan (2006) [2] là:

-Vành đai khí hậu á nhiệt đới núi thấp: Đây là vành đai khí hậu còn chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.

Vành đai này ở miền Bắc từ 700-1.600 m so với mực nước biển. Lượng mưa trung bình hàng năm: 600-1.200 mm.

Chỉ số khô hạn: (4-6) (1-2) (1) (Mùa khô từ 4-6 tháng, mùa hạn từ 1-2 tháng và có 1 tháng kiệt).

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 15-20oC. Nhiệt độ không khí trung bình tháng lạnh nhất dưới 15oC. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có khi xuống đến 4oC, xuất hiện sương muối.

- Vành đai khí hậu ôn đới núi cao trung bình: Vành đai khí hậu này ở miền bắc từ 1.600-2.400 m so với mực nước biển. Nơi đây có thể có tuyết rơi phủ trong mùa đông. Hiện nay chưa có số liệu khí hậu về vành đai độ cao này. Do đó thường vào mùa đông giá buốt, các loài LC BS thường ẩn mình trong các hang hốc, gốc cây… để tránh rét.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bố của LC BS theo độ cao ở KVNC như sau:

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ số loài LC BS phân bố theo độ cao tại KVNC (%)

- Nhóm lưỡng cư:Các loài LC ở KVNC tập trung chủ yếu ở độ cao dưới 1.600 m(có 16 loài, chiếm 100%), 9 loài phân bố ở độ cao trên 1.600 m (chiếm 56,25%). Trong đó có 9 loài đều có mặt ở 2 đai độ cao (56,25%).

- Nhóm bò sát: 11 loài BS (chiếm 91,67%) đã được ghi nhận phân bố ở độ cao dưới 1.600 m, 1loài phân bố ở độ cao trên 1.600 m (8,33%). Trong đó không có loài nào có mặt ở 2 đai khác nhau.

Nhận xét: Hầu hết các loài LC BS chiếm ưu thế ở đai cao dưới 1.600 m (27 loài, chiếm 96,42% số loài LC BS), do là phần lớn diện tích rừng thường xanh của KVNC nằm ở đai độ cao này, có nhiều suối, khe nước; 9 loài LC thấy có ở cả 2 đai độ cao (chiếm 32,14%) và có 1 loài BS Lycodon sp chỉ thấy thu được ở độ cao trên 1.600 m (chiếm 3,57 %).

Có sự biến đổi số lượng loài LC BS theo độ cao là do có sự thay đổi của các á đai khí hậu qua các đai độ cao trên ở miền Bắc Lào. Sự thay đổi về điều kiện khí hậu dẫn đến thay đổi về phân bố các loài sinh vật, đặc biệt là nhóm động vật biến nhiệt như các loài LC BS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu hệ lưỡng cư bò sát và một số đặc điểm sinh học, sinh thái tại khu bảo tồn quốc gia nặm hà, huyện nặm tha, tỉnh luông nặm tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)