Xuất hướng bảo tồn LCB Sở KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu hệ lưỡng cư bò sát và một số đặc điểm sinh học, sinh thái tại khu bảo tồn quốc gia nặm hà, huyện nặm tha, tỉnh luông nặm tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 61 - 63)

4. Nội dung nghiên cứu

3.4.2. xuất hướng bảo tồn LCB Sở KVNC

Căn cứ vào tình hình thực tiễn và đánh giá các nhân tố tác động ở phần trên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị đối với công tác bảo tồn các loài LC BS ở KVNC như sau:

- Bảo tồn sinh cảnh:

Để bảo tồn sinh cảnh sống, tránh việc chia cắt các quần thể LC BS, trước hết cần tăng cường tuần tra, xử lí vi phạm, phòng chống cháy rừng, đặc biệt là khu rừng già các huyện với hơn 1.000 ha. Hằng năm xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, kiện toàn ban chỉ đạo, thành lập các tổ xung kích, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng; xây dựng kế hoạch họp thôn tuyên truyền; chặt chẽ phối hợp giữa chính quyền địa phương, kiểm lâm, công an và dân quân.

Trồng lại rừng bị chặt phá ở cả vùng lõi và vùng đệm nằm sát vùng lõi bằng các loài cây bản địa. Theo dõi sự phục hồi của rừng trồng để có can thiệp kĩ thuật phù hợp. Khoanh vùng nơi giàu tài nguyên động, thực vật để lập các chốt chặn, tuyến tuần tra thường xuyên.

- Bảo tồn loài: Hạn chế tối đa tình trạng săn bắt vì mục đích thương mại đối với các loài LC BS có giá trị bảo tồn, như: Quasipaa verrucospinosa

Ptyas korros.

- Phát triển nghiên cứu khoa học, điều tra và giám sát LC BS trong tự nhiên. Cần thúc đẩy những nghiên cứu khoa học chuyên sâu bằng việc cử cán bộ đi đào tạo và thực hiện nghiên cứu ngay tại địa phương, tiếp xúc khoa học và khuyến khích sự tham gia nghiên cứu của các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu (Đại học Nông - Lâm thuộc Đại học Quốc gia Lào, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật Việt Nam, Đại học Sư phạm Thái Nguyên Việt Nam,...). Các hướng nghiên cứu vẫn còn rất rộng mở trên tất cả các lĩnh vực, riêng về

LC BS có thể theo các mũi nghiên cứu như: Thu thập nguồn giống các loài đặc hữu, quý hiếm để đưa vào nuôi trong điều kiện bán tự nhiên, dự trữ nguồn gen; điều tra, giám sát các quần thể LC BS quan trọng, thành phần các nguồn nước mặt, nguồn thức ăn;nghiên cứu cải tạo, mở rộng SC cho LC BS; biến động của khu hệ LC BS trước các tác động môi trường như sự biến đổi khí hậu, hoạt động của con người, sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai...

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: Xây dựng chương trình giáo dục cộng đồng, học sinh địa phương thông qua các phương thức tuyên truyềngiúp người dân nhận ra được tầm quan trọng của rừng và vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng.

- Xây dựng các bảng tuyên truyền: bảng có nội dung là danh mục các loài thực vật, động vật cấm săn bắt, buôn bán, vận chuyển theo quy định và chế tài xử phạt; vị trí đặt là chỗ thoáng dọc trục đường giao thông chính của xã, đường chính đi vào thôn bản để thu hút sự chú ý của người dân.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu hệ lưỡng cư bò sát và một số đặc điểm sinh học, sinh thái tại khu bảo tồn quốc gia nặm hà, huyện nặm tha, tỉnh luông nặm tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)