− GV hỏi: Nhận xét về con ng−ời, hành động và trách nhiệm của Mị Châu. Sai lầm lớn nhất của nàng là gì? Vì sao? Khi đ−a Trọng Thuỷ đến xem đài nỏ thần, Mị Châu có hiểu rằng nàng đang tự làm lộ bí mật quốc gia quan trọng bậc nhất cho kẻ thù? Và khi nàng rắc lông ngỗng sau chân ngựa, có hiểu rằng, đang đ−a cha mình đến cái chết?
− HS bàn luận tự do, phát biểu và bảo vệ ý kiến của mình.
Định h−ớng:
− Đó là một công chúa xinh đẹp, cực kì ngây thơ, trong trắng, không một chút ý thức gì về trách nhiệm công dân, ý thức chính trị, chỉ biết đắm mình trong tình yêu, tình vợ chồng.
Mị Châu cả tin, ngây thơ đến mức: tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng, khiến bảo vật giữ n−ớc bị đánh tráo mà hoàn toàn không biết; Lại chỉ biết nghĩ đến hạnh phúc cá nhân khi đánh dấu đ−ờng cho Trọng Thuỷ lần theo.
− Bị kết tội là giặc ngồi sau l−ng ngựa, là đúng và đích đáng.
Và là giặc nên đã bị trừng trị đích đáng, mà ng−ời ra tay chính là cha đẻ của nàng.
− GV hỏi: Nh−ng những lời nói cuối cùng của Mị Châu tr−ớc khi chết và hình ảnh ngọc trai − ngọc minh châu sau khi nàng chết có ý nghĩa gì?
− HS tiếp tục làm việc theo nhóm, cử đại diện phát biểu.
Định h−ớng:
− Mị Châu tội lỗi thật nặng nề, thật đáng bị trừng trị nghiêm khắc. Nàng đã phải trả giá cho những hành động cả tin, ngây thơ, khờ khạo của mình bằng tình yêu tan vỡ, bằng chính cái chết của mình. Nhân dân thật công bằng,
bao dung, độ l−ợng và nhân hậu khi thờ An D−ơng V−ơng trong đền Th−ợng, mà thờ Mị Châu trong am Bà Chúa, (trong đó thờ bức t−ợng không đầu).
− Nh−ng Mị Châu thật đáng th−ơng, đáng cảm thông phần nào, do tất cả những sai lầm, tội lỗi đó đều xuất phát từ sự vô tình, từ tính ngây thơ nhẹ dạ, cả tin đến mù quáng của nàng. Nàng chỉ hành động theo tình cảm, theo nhịp đập của trái tim, chứ chẳng hề đắn đo suy xét, chỉ biết việc riêng, chẳng lo việc chung. Tố Hữu đã viết về nàng một cách công bằng và nghiêm khắc:
Tôi kể ngày x−a chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu!
− GV nêu vấn đề thảo luận (câu 2 − SGK): Mị Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần là theo tình cảm vợ chồng mà quên nghĩa vụ với đất n−ớc. Mị Châu làm vậy là tự nhiên, hợp đạo lí. ý kiến của em?
− HS bàn luận tự do.
Đinh h−ớng
− Có thể theo cách hiểu a hoặc b nh−ng không đủ lập luận để bác bỏ cách hiểu khác. Có thể đ−a ra ý kiến riêng của mình. Có thể phê phán, có thể cảm thông.
− Xuất phát từ cơ sở ph−ơng pháp luận và ý thức xã hội, chính trị − thẩm mĩ của nhân dân trong đặc điểm thể loại truyền thuyết. Kể loại truyền thuyết nhằm đề cao cái tốt đẹp, phê phán cái xấu ác, theo quan niệm nhân dân. Truyền thuyết đề cao lòng yêu n−ớc, ý chí vì độc lập − tự do, không thể ca ngợi nàng công chúa con vị vua anh hùng, khổ công xây thành giữ n−ớc lại chỉ biết nghe lời chồng, không nghĩ gì đến bổn phận công dân với vận mệnh Tổ quốc. Nhìn ng−ợc lại lích sử để rút kinh nghiệm, giáo dục tình yêu n−ớc, đề cao ý thức công dân, đặt việc n−ớc cao hơn việc nhà.
Hình ảnh ngọc trai − ngọc minh châu là hoá thân của nàng. Mị Châu đã
phải chịu thi hành bản án của lịch sử xuất phát từ truyền thống yêu n−ớc, tha thiết với độc lập tự do của ng−ời Việt cổ. Tuy nhiên, số phận của Mị Châu ch−a dừng ở đó. Nh−ng nàng không hoá thân trọn vẹn trong một hình hài duy nhất. Nàng hoá thân − phân thân: máu chảy xuống biển, trai ăn phải hoá
thành ngọc trai. Xác nàng hoá thành ngọc thạch. Hình ảnh đó vừa thể hiện sự bao dung, thông cảm với sự trong trắng thơ ngây, vô tình khi phạm tội vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử về giải quyết quan hệ giữa nhà với n−ớc, chung với riêng.