Đánh giá kết quả công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam​ (Trang 79)

chính trong đó có việc mua sắm tài sản) thực hiện hàng năm tại hội nghị công nhân viên chức. Tại các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Tổng cục, tổ chức công khai tài chính, tình hình mua sắm thực hiện qua thông báo niêm yết công khai tại cơ quan sau khi mua sắm và trong hội nghị công nhân viên chức hàng năm.

3.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Biển và Hải đảo Việt Nam

3.3.1. Kết quả đạt được

3.3.1.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật trong mua sắm tài sản

Hiện này hệ thống quy định pháp luật đã từng bƣớc đƣợc hình thành, là cơ sở pháp lý cho việc quản lý mua sắm TSC. Những quy định này về cơ bản đã điều chỉnh đầy đủ về đối tƣợng, danh mục tài mua sắm, quy trình triển khai từ giai đoạn lập dự toán, lập kế hoạch, lập phƣơng án mua sắm, lựa chọn nhà thầu đến triển khai hợp đồng. Ngoài ra cũng đã có các quy định đối với việc thanh kiểm tra, công khai thông tin và cơ chế xử lý những vi phạm cũng nhƣ trách nhiệm của những đơn vị liên quan.

Quy trình thẩm định, phê duyệt các bƣớc trong lựa chọn nhà thầu đƣợc Tổng cục áp dụng chặt chẽ. Các Vụ chức năng có Báo cáo thẩm định, trong đó đối chiếu, khẳng định việc lựa chọn nhà thầu đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật mới đƣợc trình Lãnh đạo Tổng cục xem xét, quyết định.

Cụ thể hóa các Luật Đầu tƣ công, Luật Đấu thầu và các Văn Văn bản pháp luật khác trong đầu tƣ mua sắm tài sản công, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành các Quy chế về công tác kế hoạch tài chính của Bộ. Qua

đó, việc mua sắm TSC đã đƣợc quy định cụ thể, giúp cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức thực hiện mua sắm TSC theo đúng quy trình từ khâu lập kế hoạch, dự toán, tổ chức thực hiện mua sắm và công tác báo cáo, công khai, thanh tra, kiểm tra. Các trang thiết bị đƣợc đề xuất danh mục phù hợp với nhu cầu sử dụng, tuân thủ định mức, nên việc mua sắm TSC đƣợc kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu lập kế hoạch, không còn tình trạng thực hiện mua sắm vƣợt định mức, tràn lan, kém hiệu quả.

Sau khi dự toán đƣợc duyệt, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đƣợc Tổng cục thẩm định đảm bảo kế hoạch thực hiện việc mua sắm, tuân thủ nguyên tắc không chia nhỏ gói thầu. Do đó cơ bản việc mua sắm TSC đƣợc áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi (chiếm 85% tổng vốn mua sắm). Chỉ những gói thầu là mua sắm thiết bị đơn giản, thông dụng và có giá trị nhỏ phù hợp hạn mức cho phép chỉ định thầu Tổng cục mới áp dụng các hình thức chào hang cạnh tranh, chỉ định thầu và mua sắm trực tiếp (chiếm 15% tổng vốn mua sắm).

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã tổ chức thực hiện mua sắm TSC theo đúng quy trình từ khâu lập kế hoạch, dự toán, tổ chức thực hiện mua sắm và công tác báo cáo, công khai, thanh tra, kiểm tra. Qua đó góp phần làm cho công tác quản lý và sử dụng TSC chặt chẽ, đúng quy định.

Mua sắm TSC tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tuân thủ tiêu chuẩn, định mức trang bị, sử dụng tài sản, không còn tình trạng thực hiện mua sắm vƣợt định mức, tràn lan, kém hiệu quả.

3.3.1.2. Sự phù hợp với yêu cầu hiện đại và đồng bộ của tài sản

- Việc mua sắm TSC tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu hiện đại và đồng bộ của tài sản:

Tổng cục có các đơn vị chuyên môn Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên – môi trƣờng biển khu vực

phía Bắc, Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia) là những đơn vị thƣờng xuyên sử dụng các trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thƣờng xuyên cọ xát sử dụng các trang thiết bị CNTT, trang thiết bị chuyên dụng, nên đề xuất các thiết bị mua sắm là những thiết bị cần thiết, phục vụ thực hiện nhiệm vụ. Do đó, trong những năm qua, việc mua sắm thiết bị CNTT, trang thiết bị chuyên dùng đã phần nào đƣa công tác quản lý tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phù hợp với việc thực hiện cải cách hành chính và cải thiện chất lƣợng của công tác quản lý.

Trong đó, có thể kể ra kết quả cụ thể đối với một số đơn vị trực thuộc Tổng cục nhƣ sau:

+ Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên – môi trƣờng biển khu vực phía Bắc là đơn vị đƣợc giao nhiều nhiệm vụ điều tra khảo sát ngoài biển. Đơn vị đã đƣợc đầu tƣ nhiều trang thiết bị khảo sát từ trƣớc máy tính chuyên dùng phục vụ: đo địa chấn nông độ phân giải cao, đo xạ phổ, lấy mẫu địa chất. Trong năm 2016, 2017, Tổng cục đã thực hiện gói thầu Mua sắm thiết bị đo địa vật lý thuộc Dự án “Mua sắm thiết bị phục vụ điều tra, khảo sát địa vật lý từ 30m đến 100m nƣớc khu vực từ Bình Thuận đến Cà Mau”, trang bị bổ sung cho đơn vị 02 thiết bị là thiết bị đo từ biển và thiết bị sonar quét sƣờn, giúp cho đơn vị đủ năng lực thiết bị điều tra các lĩnh vực thuộc nhiệm vụ, tối ƣu cho mỗi chuyến khảo sát, kết quả đo đạc của các thiết bị mới mua sắm bổ sung các thông số cùng với việc đo đạc các thông số của các thiết bị hiện có giúp cho sản phẩm đo đạc là đầy đủ, làm đầu vào cho các quyết định về tài nguyên môi trƣờng biển.

+ Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia đã là đơn vị có chức năng lƣu trữ và đầu mối khai thác thông tin dữ liệu về biển và hải đảo Đơn vị đã đƣợc đầu tƣ nhiều máy chủ, phần mềm hệ thống và phần mềm quản trị, hệ thống mạng kết nối đến tất cả các đơn vị trực thuộc Tổng cục và các Sở

Tài nguyên và Môi trƣờng các tỉnh có biển. Trong các năm qua, Tổng cục đã mua sắm bổ sung nhiều thiết bị máy chủ, thiết bị mạng cần thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị. Đặc biệt, Tổng cục đã thực hiện gói thầu Mua sắm máy chủ, thiết bị mạng, phần mềm của Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia, thực hiện năm 2014, góp phần hiện đại hóa công nghệ, đồng bộ dữ liệu, tích hợp thông tin dữ liệu, tăng cƣờng và nâng cao năng lực của Trung tâm.

+ Một số đơn vị khác của Tổng cục, có đơn vị đã đƣợc đầu tƣ một số thiết bị chuyên dùng và thiết bị máy tính, thiết bị văn phòng, một số đơn vị mới thành lập chƣa đƣợc đầu tƣ gì Cục Quản lý điều tra cơ bản biển và hải đảo đƣợc thành lập năm 2015). Theo đề xuất của các đơn vị, Tổng cục đã thực hiện việc mua sắm thiết bị để trang bị cho các đơn vị, giúp các đơn vị có điều kiện tiếp thu và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại trong công tác quản lý, điều tra cơ bản tài nguyên, môi trƣờng biển và hải đảo.

Các thiết bị CNTT đƣợc trang bị đồng bộ, tƣơng đồng về chất lƣợng và tiêu chuẩn kỹ thuật tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam giúp cho việc nâng cấp các ứng dụng hiện có hoặc triển khai các ứng dụng CNTT mới trên diện rộng đƣợc thực hiện dễ dàng, thuận lợi, đảm bảo đáp ứng nhanh chóng các bài toán nghiệp vụ mới đặt ra, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao.

- Hiện đại hóa hệ thống CNTT:

Có thể nhận định rằng trong những năm qua, việc đƣa ứng dụng CNTT vào quản lý đã giữ vai trò rất quan trọng đối với những thành tựu đạt đƣợc của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Để có thể đƣa ứng dụng CNTT vào quản lý, đòi hỏi phải có hệ thống thiết bị có chất lƣợng đồng bộ. Mặt khác, đặc điểm của thiết bị tin học là hao mòn vô hình rất lớn, giá cả biến động nhanh. Vì vậy, việc lựa chọn thiết bị yêu cầu phải “đi tắt, đón đầu” sao cho các thiết bị không bị lạc hậu về công nghệ, hợp lý về giá cả. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã giải quyết đƣợc hài hoà cả hai nội dung này.

Hiện tại, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc phát triển đến năm 2020 với nhiều ứng dụng đa dạng trong khai thác báo cáo tài chính, tài sản, an ninh mạng, đào tạo cán bộ.

3.3.1.3. Góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí:

Quản lý mua sắm TSC hiệu quả tiết kiệm cho NSNN do thông thƣờng mua sắm số lƣợng lớn nên giá mua ƣu đãi hơn mua sắm nhỏ lẻ. Do đó, đối với các thiết bị CNTT, Tổng cục giao cho đơn vị là Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia tổ chức mua sắm với cách thức mua sắm tập trung sau đó giao tài sản cho các đơn vị sử dụng. Các đơn vị sử dụng đều tham gia trực tiếp vào quá trình mua sắm TSC. Với cách thức mua sắm tập trung thì các tài sản hàng hóa sẽ có sự đồng nhất về mặt kỹ thuật. Đây là một điều kiện rất thuận tiện cho triển khai đồng bộ các ứng dụng CNTT, dẫn đến tăng cƣờng hiệu quả sử dụng TSC tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Thực hiện tập trung về một đầu mối triển khai mua sắm tài sản với số lƣợng lớn, dùng hình thức đấu thầu rộng rãi đã làm giảm nhiều tiêu cực trong công tác đấu thầu, tăng tính công khai, minh bạch. Hơn nữa việc mua sắm tập trung cũng tạo điều kiện để nhiều nhà thầu dự thầu, qua đó sẽ lựa chọn đƣợc nhà thầu tốt nhất cung cấp hàng hóa.

Ngoài ra việc tuân thủ các quy định trong công khai thông tin đấu thầu, công tác thanh kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ cũng đã có tác dụng trong phòng, chống hiện tƣợng tham nhũng và lãng phí, mua sắm không đúng mục đích, đúng theo tinh thần Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.

Theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc cũng nhƣ báo cáo của các đoàn kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính về công tác mua sắm tài sản tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, trong thời gian qua tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chƣa phát hiện ra các trƣờng hợp tham nhũng

trong mua sắm tài sản công. Ngoài ra công tác tổ chức mua sắm, trang bị tài sản tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng tuân thủ theo tiêu chuẩn, định mức quy định, không có hiện tƣợng mua sắm tràn lan, lãng phí, không hiệu quả.

3.3.1.4. Tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước

Thực tế trong những năm qua việc mua sắm TSC tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đạt tỷ lệ tiết kiệm trung bình khoảng 8% so với dự toán đƣợc duyệt. Số tiết kiệm trên từ những nội sau sau:

- Các gói thầu là thiết bị công nghệ cao, có giá trị lớn đều đƣợc áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, có nhiều nhà thầu có năng lực tham gia đấu thầu, nên có sự cạnh tranh cao, trong đó có cạnh tranh về giá, đã có số tiết kiệm đáng kể từ việc lựa chọn nhà thầu.

- Các gói thầu là mua sắm máy tính, trang thiết bị văn phòng tuy có giá trị nhỏ, song do là những thiết bị thông dụng, nên Tổng cục cũng tổ chức mua sắm tập trung bằng hình thức chào hang cạnh tranh. Do đó, các thiết bị đƣợc mua với số lƣợng lớn hơn, việc mua sắm cạnh tranh có những ƣu đãi hơn về giá, cũng tiết kiệm đƣợc cho NSNN.

- Đối với một số ít gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc mua sắm trực tiếp, cũng đều tuân thủ đúng quy định của pháp luật, các đơn vị đƣợc chỉ định đều có báo giá đảm bảo phù hợp với giá hang hóa đƣợc mua sắm tại thời điểm hiện hành, nên cũng tiết kiệm đƣợc so với dự toán của việc MSTSC.

- Ngoài ra việc tập trung về một đầu mối tổ chức mua sắm sẽ làm giảm các chi phí trong tổ chức lựa chọn nhà thầu, từ đó cũng làm tăng thêm con số tiết kiệm cho NSNN.

Một số gói thầu Tổng cục thực hiện đã tiết kiệm đƣợc đáng kể ra nhƣ sau:

- Gói thầu Mua sắm máy chủ, thiết bị mạng, phần mềm của Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia, thực hiện năm 2014, không những mua đƣợc những thiết bị sản xuất trong năm 2014 không có linh kiện nào sản xuất từ năm 2013 trở về trƣớc), mà còn tiết kiệm đƣợc 11,2% trong đấu thầu (giá gói thầu đƣợc duyệt là 12.340 triệu, giá trúng thầu là 10.958 triệu). Nguyên nhân tiết kiệm đƣợc là do đấu thầu rộng rãi, thiết bị là thiết bị CNTT nên nhà thầu cung cấp là những đối tác lớn của các hãng sản xuất đƣợc áp dụng mức chiết khấu cao đã giảm giá để thêm tính cạnh tranh giữa các nhà thầu, tính chất gói thầu phù hợp với các điều kiện thực hiện của nhà thầu đã tạo điều kiện cho nhà thầu đề xuất với mức giá thấp nhất có thể thực hiện đƣợc.

- Gói thầu Mua sắm thiết bị chuyên dùng cho một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thực hiện năm 2016, đã tiết kiệm đƣợc 9,35% (giá gói thầu đƣợc duyệt là 18.450 triệu, giá trúng thầu là 10.725 triệu). Nhà thầu trúng thầu là đơn vị có năng lực thực hiện việc cung cấp các thiết bị chuyên dùng, thiết bị CNTT, thiết bị có công nghệ hiện đại tiên tiến, đã thực hiện nhiều gói thầu tƣơng tự nên đã chào giá với mức giá cạnh tranh nhất trong các nhà thầu tham dự.

- Đối với những gói thầu quy mô nhỏ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam triển khai đấu thầu qua mạng theo lộ trình đƣợc quy định và đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Góp phần tiết kiệm chi NSNN và tính công khai, minh bạch của công tác tổ chức đấu thầu. Đã có một trong số những gói thầu đƣợc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đạt đƣợc kết quả khả quan.

3.3.1.5. Chất lượng danh mục tài sản mua sắm

Danh mục tài sản mua sắm TSC trong tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam rất đa dạng và đƣợc lập rất chi tiết, cụ thể theo nhu cầu thực tế của các đơn vị trực thuộc và từng bƣớc đảm bảo chất lƣợng, sát với thực tế, đảm bảo việc quản lý mua sắm tài sản hiệu quả.

Danh mục tài sản mua sắm đã thực hiện là những thiết bị cần thiết, cấp thiết đƣợc các đơn vị nghiên cứu đề xuất và cập nhật qua từng năm. Thực tế sau mua sắm, các thiết bị đã đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng thƣờng xuyên, với tần suất cao, đóng góp một phần đáng kể vào thành công của các đơn vị.

3.3.2. Một số hạn chế

- Bất cập trong lập kế hoạch mua sắm:

Công tác tổng hợp nhu cầu mua sắm TSC gặp nhiều khó khăn. Đối với thiết bị CNTT, đơn vị dự toán cấp 3 sẽ tổng hợp số thiết bị hiện đang sử dụng và nhu cầu sử dụng thiết bị của đơn vị gửi Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổng hợp. Tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị phổ biến do Thủ tƣớng ban hành và tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị đặc thù đƣợc BTC phân cấp ban hành để xác định số lƣợng tối đa theo định mức mà mỗi đơn vị đƣợc trang bị. Sau khi so sánh nhu cầu và số lƣợng đƣợc trang bị theo định mức sẽ lấy giá trị nhỏ hơn và xác định đƣợc số lƣợng thiết bị cần sử dụng tại đơn vị. Từ đây trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam​ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)