0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khả năng cạnh tranh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI LIENVIETPOSTBANK PGD SÀI GÒN​ (Trang 38 -38 )

LienVietPostBank - PGD Sài Gòn ra đời vào tháng 11/2010, chỉ mới 5 năm hoạt động nên còn rất non trẻ so với các ngân hàng khác. Ra đời vào thời điểm thị trường tài chính được coi là “nóng”, áp lực cạnh tranh lớn, song bên cạnh đó NH vẫn tự tin chứng tỏ sức mạnh của mình. Không đơn thuần mà khẳng định điều đó, bởi lẽ NH TMCP Bưu điện Liên Việt là 1 trong những ngân hàng có mạng lưới các chi nhánh lớn nhất trong tất cả các Ngân hàng. Điều đó cũng là một thuận lợi vô cùng lớn lao trong việc cạnh tranh các suất thị phần với các ngân hàng lớn mạnh và có tuổi đời lâu dài. Đặc biệt là việc đây là ngân hàng áp dụng mô hình Ngân hàng – Bưu điện đã được hình thành rất nhiều nước trên thế giới và việc tận dụng mạng lưới bưu chính để phát triển thị trường của ngân hàng là giải pháp hiệu quả. Bởi không có nước nào mà hệ thống ngân hàng có thể phủ sóng rộng khắp cả nước như ngành bưu chính, nhất là các vùng sâu, vùng xa. Đó chính là sức mạnh cạnh tranh lớn của LienVietPostBank.

Cạnh tranh không đơn giản chỉ ở thị trường, sản phẩm mà còn ở ngay cả nhân lực. Ở LienVietPostBank – PGD Sài Gòn luôn chủ động trong vấn đề nhân sự và đào tạo nguồn nhân lực, cùng với đầu tư công nghệ hiện đại ngay từ sớm (thành lập ban trù bị). Chiến lược nhân sự của LienViet Bank được xây dựng dựa trên phương châm “nhân lực cấp cao cho bộ khung, nhân viên là tờ giấy trắng”. LienVietPostBank nói chung và LienVietPostBank – PGD Sài Gòn nói riêng đang xây dựng trung tâm đào tạo nhân lực và ươm mầm từ khi đang là sinh viên năm thứ 2. Điều này khác hẳn với các ngân hàng khác là chọn những sinh viên đã ra trường.

2.1.7. Tình hình hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank – PGD Sài Gòn qua 3 năm (2012-2014)

29

Hoạt động huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2012 – 2014

Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: Phòng khách hàng LienVietPostBank – PGD Sài Gòn

Ta thấy nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được chủ yếu là từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm. Hai thành phần này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động, điều này chứng tỏ khi hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, và thu nhập của người dân ngày càng cao nên giao dịch với NH ngày càng nhiều hơn.

Năm 2013 tổng vốn huy động của NH tăng mạnh 38,8% từ 1.760 tỷ đồng năm 2012 tăng lên đến 2.443 tỷ đồng. Trong đó hai thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng huy động vốn là tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm đều tăng đáng kể, với mức tăng lần lượt là 75,8% và 14,7%. Bên cạnh đó nguồn huy động từ trái phiếu, kỳ phiếu và nguồn vốn huy động cũng tăng trưởng tốt khi tăng lần lượt 113 tỷ đồng và 209 tỷ đồng. Nhờ việc thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như điều chỉnh

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 ST ST ST Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế 425 747 857 322 75,8 110 14,7

Tiền gửi tiết kiệm 984 1.223 1.611 239 24,3 388 31,7 Kỳ phiếu, trái phiếu 98 211 276 113 115,3 65 30,8 Huy động khác 53 262 198 209 394,3 (64) (24,4) Tổng vốn huy động 1.760 2.443 2.942 683 38,8 499 16,9

năng động lãi suất và kỳ hạn, tăng cường tiếp thị, khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt, đổi mới tác phong giao dịch nên đã thu hút nhiều khách hàng.

Năm 2014 tổng huy động vốn tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tuy có sự giảm nhẹ trong việc huy động khác với mức giảm 24,4% tuy vậy nhờ sự tăng trưởng ổn định và khá khả quan của các nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm hay từ trái phiếu, kỳ phiếu đã giúp cho huy động vốn năm 2014 tăng 499 tỷ tương ứng với mức tăng 19,6% so với năm 2013.

2.1.7.1. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank - PGD Sài Gòn qua 3 năm 2012-2013-2014

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng khách hàng LienVietPostBank – PGD Sài Gòn

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng năm 2013 tăng 5 tỷ đồng so với năm 2012. Ước tính khoản lợi nhuận 22 tỷ đồng năm 2013 tăng 28,1% so với khoản lợi nhuận 17 tỷ đồng năm 2012. Năm 2014 lợi nhuận của Ngân hàng tăng 0,8 tỷ đồng so với năm 2013 ước tính tăng 3,7%.

Qua bảng báo cáo ta thấy được rằng sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bên cạnh đó cũng có thể thấy khoản doanh thu Ngân hàng thực hiện rất tốt khi tăng đều qua mỗi năm, chi phí năm 2013 có phần tăng cao nhưng sau đó lại giảm đi vào năm 2014.

Chỉ tiêu

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

ST ST ST Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%)

Doanh thu 33.303 45.402 48.226 12.099 36,3 2.824 6,2 Chi phí 16.667 23.967 24.399 7.300 43,8 432 1,8 Lợi nhuận 17.934 22.979 23.827 5.045 28,1 848 3,7

31

Năm 2013 doanh thu của Ngân hàng đạt hơn 45 tỷ phần lớn được thu từ lãi vay và các khoản thu nhập khác tăng hơn 12 tỷ tương ứng với mức tăng 36,3% so với năm 2012. Sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu của Ngân hàng là do trong năm 2013 Ngân hàng tăng mạnh trong hoạt động tín dụng đồng thời với việc doanh số thu nợ tăng cao đem về cho ngân hàng doanh thu lớn hơn năm ngoái. Năm 2014 doanh thu của Ngân hàng tiếp tục tăng 19 tỷ với mức tăng 43,7%.

Năm 2013 chi phí của Ngân hàng đạt gần 24 tỷ phần lớn là chi phí trả lãi và chi phí hoạt động chiếm gần 70% tổng chi phí của Ngân hàng. Năm 2014 chi phí của Ngân hàng giảm gần 4,5 tỷ đồng tương đương với mức giảm 18,7%. Sự tăng trưởng ở chi phí trong năm 2013 bởi Ngân hàng gia tăng chi phí đầu tư để tiếp cận nhiều nguồn khách hàng, đồng thời phát triển nhiều mạng lưới công nghệ hiện đại. Đến năm 2014 chi phí giảm một cách tích cực bởi sự ổn định trong hoạt động Ngân hàng.

Bên cạnh đó, tổng lợi nhuận của Ngân hàng trong năm 2013 là gần 22 tỷ, tăng 28% so với năm 2012. Lợi nhuận năm 2014 của Ngân hàng là gần 23 tỷ đồng tăng 3,7% so với năm 2013. Lợi nhuận của Ngân hàng có xu hướng tăng trưởng chậm chạp trong năm 2014. Áp lực trả lãi suất đối với Ngân hàng trở thành một vấn đề khiến Ngân hàng khó có thể đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó việc các NH phải chịu điều chỉnh giảm lãi suất cho vay khiến chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào – đầu ra trên thị trường bị thu hẹp nên dù cho huy động và dư nợ đều tăng nhưng thu nhập thuần từ lãi vẫn không đạt được như mong muốn. Nhưng trải qua khó khăn trong vấn đề cải cách nâng cao năng suất hoạt động đã giúp Ngân hàng tăng trưởng mức lợi nhuận vào năm 2014.

1.8. Thuận lợi và khó khăn

1.8.1. Thuận lợi

LienVietPostBank – PGD Sài Gòn nằm tại trung tâm thành phố, là nơi diễn ra nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, dân cư đông, giao thông thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn, cho vay của NH. LienVietPostBank – PGD Sài Gòn nằm tại trung tâm thành phố, là nơi diễn ra nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, dân cư đông, giao thông thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn, cho vay của NH.

Có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết, nhạy bén, bản lĩnh, tác phong làm việc chuyên nghiệp, các quy trình làm việc rõ ràng, chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng và nhân viện. Bên cạnh đó NH còn có một số lượng khahcs hàng tiềm năng khá lớn và uy tín, gồm nhiều thành phần kinh tế tạo điều kiện rất tốt cho hoạt động kinh doanh của NH.

Có tầm nhìn xa trong chiến lược phát triển đường dài đó là việc định hướng đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại. Huy động vốn vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, dư nợ tín dụng của tăng trưởng tốt. Nợ xấu được kìm hãm và giảm mạnh chỉ còn ở mức 0,6% so với chỉ tiêu của hội sở đề ra là 3%.

1.8.2. Khó khăn

Là NH khá trẻ trong hệ thống các NH hiện nay nên vẫn còn khá non kém khi tiếp các dịch vụ thu hút khách hàng. Nhân viên trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong công việc gây ảnh hưởng không ít đến hiệu quả hoạt động của NH.

Triển khai các chương trình phục vụ khách hàng mới khiến cho NH gia tăng các khoản chi phí, bên cạnh đó làm giảm đi lợi nhuận. Trong tình trạng nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chưa được ổn định, khiến cho phần lớn NH đều gặp khó khăn.

1.9. Định hướng phát triển của Ngân hàng trong năm 2015

1.9.1. Tầm nhìn phát triển

LienVietPostBank-PGD Sài Gòn tận dụng các cơ hội thị trường để duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, củng cố nền tảng, nâng tầm vị thế và xây dựng LienVietPostBank trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần hiện đại, là nơi các cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và các đối tác luôn yên tâm về hiệu quả đầu tư và an toàn đồng vốn, là ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao, là một thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và có nhiều đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.

33

Tiếp tục phát huy thế mạnh là một ngân hàng có nền tảng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khắp cả nước, đồng thời đẩy mạnh phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là phục vụ cho khách hàng cá nhân. Tiếp tục tái cấu trúc mô hình, tận dụng thị trường mới, cơ hội mới, mở rộng liên doanh, liên kết và tiến tới chuẩn hóa quy chế, quy định, quy trình theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt chú ý quy trình chăm sóc, lôi kéo khách hàng, xây dựng thương hiệu, phát hiện, xử lý nợ có vấn đề, nợ xấu, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tình hình thực tế của LenVietPostBank – PGD Sài Gòn, thực hiện đào tạo nhân sự, nâng cao nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo không phát triển nóng, an toàn bền vững, thượng tôn Pháp luật ... thực hiện tốt chất lượng 4 trụ cột chính: quy mô tổng tài sản, nguồn nhân lực, hiện đại hóa, quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động của Ngân hàng.

1.9.3 Định hướng phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, phù hợp với định hướng của NHNN tại từng thời kỳ. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế nhằm tăng thị phần của LienVietPostBank, thay đổi cơ cấu huy động vốn, trong đó tăng tỷ trọng huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp, các nguồn vốn có kỳ hạn dài,...

Tăng cường công tác quản lý rủi ro, áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động của Ngân hàng nhằm đảm bảo LienVietPostBank – PGD Sài Gòn phát triển an toàn và bền vững. Tiếp tục triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu LienVietPostBank trở thành thương hiệu Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và phát triển mạng lưới phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tăng cường tập trung bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ quyền con người, tuân thủ các quy định về lao động, việc làm và các chính sách xã hội khác trong quá trình hoạt động của LienVietPostBank – PGD Sài Gòn

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại LienVietPostBank – PGD Sài Gòn qua 3 năm 2012 -2014

2.2.1. Thực trạng về quy trình tín dụng ngắn hạn tại LienVietPostBank – PGD Sài Gòn

Bước 1: Tiếp thị/ tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng.

CVKH thực hiện công tác tìm kiếm, tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng sau khi tiếp thị thành công. CVKH hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định. Nhập thông tin khách hàng vào bảng theo dõi hồ sơ khách hàng (HSKH), đồng thời báo cáo lại Trưởng phòng trực tiếp quản lý về HSKH mà mình đã tiếp nhận để theo dõi, hỗ trợ. Sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp phán quyết, CVKH tiếp nhận kết quả, lập thông báo, trình Ban Giám Đốc Sở giao dịch, Chi nhánh/ Trưởng phòng phòng giao dịch ký và phát hành thông báo về việc cấp/ không cấp tín dụng đến khách hàng.

Bước 2: Xác minh, thẩm định.

CVKH thực hiện công tác xác minh và thẩm định HSKH làm cơ sở tham mưu cho cấp thẩm quyền phê duyệt, ghi ý kiến vào Tờ trình cấp tín dụng.

Bước 3: Phê duyệt.

Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ theo hạn mức phán quyết cấp tín dụng quy định tại Quy chế phán quyết cấp tín dụng hiện hành. Ý kiến phán quyết phải ghi rõ số tiền, thời hạn cho từng hình thức và khoản mục cấp tín dụng. Trường hợp không đồng ý cấp tín dụng phải ghi rõ lý do.

Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết.

Bộ phận Quản lý tín dụng phối hợp với các chuyên viên/ nhân viên thuộc Phòng/ Bộ phận khác tại PGD thực hiện các thủ tục cần thiết trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết sau khi đề xuất cấp tín dụng được phê duyệt.

Bước 5: Quản lý và thu hồi nợ.

Sau khi đã cấp tín dụng cho khách hàng, Bộ phận Quản lý tín dụng phối hợp với các phòng/ bộ phận nghiệp vụ liên quan khác tại Chi nhánh thực hiện công tác quản lý thu hồi nợ theo các quy định hiện hành.

Bước 6: Tất toán.

Sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dư nợ (bao gồm vốn gốc, lãi và chi phí phát sinh) CVKH tiến hành tất toán HSKH theo Quy trình tất toán hồ sơ cấp

35 tín dụng.

Bước 7: Lưu hồ sơ.

Các bộ phận liên quan lưu các hồ sơ phát sinh và kết thúc tại công đoạn của mình. Bộ phận Quản lý tín dụng lưu bộ hồ sơ tất toán tại Chi nhánh trong một năm, sau đó chuyển về kho lưu trữ theo thứ tự lưu quy định. Để việc cấp tín dụng đƣợc an toàn và hiệu quả , người có thẩm quyền cấp tín dụng phải tuân thủ các quy định trong chính sách tín dụng của NHTM.

Chất lượng của việc ra quyết định cấp tín dụng phải được đảm bảo trong mọi trường hợp kể cả trường hợp người có thẩm quyền cấp tín dụng bị áp lực về thời gian giải quyết hồ sơ hoặc bị áp lực cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng khác. Ngoài ra người có thẩm quyền không được đưa ra quyết định cấp tín dụng nếu chưa hiểu rõ về khoản cấp tín dụng do khách hàng đề nghị. Trường hợp khoản cấp tín dụng được trình cho cấp có thẩm quyền cao hơn giải quyết thì tất cả thông tin liên quan đến khoản cấp tín dụng cũng phải được cung cấp đầy đủ để đảm bảo rằng cấp có thẩm quyền này có thể ra quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI LIENVIETPOSTBANK PGD SÀI GÒN​ (Trang 38 -38 )

×