Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất dung môi hữu cơ đến sức khỏe người lao động trong ngành công nghiệp ô tô, đóng tàu thông qua các chỉ số hóa sinh​ (Trang 36)

3. NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA DUNG MÔI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƢỜI

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang định tính và định lƣợng, kết hợp với hồi cứu.

2.2 1 Thiết kế nghiên cứu

Điều tra mô tả cắt ngang có phân tích dựa trên nghiên cứu định lƣợng kết hợp với nghiên cứu định tính.

2.2 2 Xác định cỡ mẫu

Lựa chọn lấy giá trị p=0,5 để chọn đƣợc cỡ mẫu lớn nhất. Áp dụng công thức:

Z2 (1-/2) . p. q n = ---

d2

Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu; Z(1-/2) = 1,96 với độ tin cậy 95%; p: tỷ lệ mắc ƣớc tính là 0,5 50% ; q = 1-p; d: sai số cho phép là 0,05.

Ta có:

1,962 x 0,5 x (1-0,5)

n = --- = 300 0,052

dung môi: 150 ngƣời, lao động gián tiếp: 150 ngƣời.

Qua thực tế trong công tác quản lý sức khỏe cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô và đóng tàu thuộc ngành Giao thông vận tải chúng tôi thấy tại các dây chuyền sản xuất có sử dụng hóa chất và dung môi hữu cơ tùy theo quy mô sản xuất, có số lƣợng ngƣời lao động trong dây chuyền sơn từ 40-50 ngƣời. Do đó cỡ mẫu chọn trong nghiên cứu s là toàn bộ công nhân có tiếp xúc với hóa chất và dung môi hữu cơ tại các đơn vị đƣợc chọn để nghiên cứu: 03 đơn vị x 50 ngƣời = 150 ngƣời).

Nhóm chứng đƣợc chọn 150 ngƣời từ các khu vực văn phòng, hành chính và công nhân không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất và dung môi hữu cơ.

2.2 3 ách chọn mẫu

Các đối tƣợng đƣợc chọn ngẫu nhiên từ các đơn vị nghiên cứu. Các đối tƣợng tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện.

2.3. Các ch số nghiên cứu

Đặc đi m môi trường lao động và điều kiện lao động:

 Môi trƣờng lao động:

+ Các yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. + Cƣờng độ chiếu sáng.

+ Tiếng ồn.

+ Nồng độ bụi toàn phần, bụi hô hấp và lƣợng silic tự do trong bụi hô hấp. + Một số hơi khí độc, hơi hóa chất và dung môi hữu cơ.

 Đặc điểm điều kiện lao động: + Công tác bảo hộ lao động.

+ Các trang bị bảo hộ lao động cá nhân.

Tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh t t và ệnh nghề nghiệp:

- Chiều cao, cân nặng, BMI và phân loại sức khỏe.

- Cơ cấu bệnh tật: nội khoa, ngoại khoa, mắt, tai m i họng, răng hàm mặt… - Tình trạng rối loạn cơ xƣơng nghề nghiệp.

- Bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp. - Bệnh điếc nghề nghiệp.

2.3.1. Xác định môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động tại các đơn vị đóng tàu và lắp ráp ô tô và lắp ráp ô tô

Đo và phân tích các yếu tố trong môi trƣờng không khí theo các phƣơng pháp do Tổng cục Môi trƣờng-Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định, theo thƣờng quy kỹ thuật Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trƣờng và theo “NMAM-NIOSH Manual of Analytical Methods” của Viện Sức khoẻ và An toàn lao động Mỹ.

Các chỉ tiêu đánh giá môi trƣờng làm việc đƣợc xác định theo thƣờng qui kỹ thuật Y học lao động – Vệ sinh môi trƣờng 2002 . Đánh giá kết quả, phân tích đo đạc, áp dụng theo Tiêu chuẩn vệ sinh lao động số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002) [2], [5].

Phương pháp xác định các ếu tố vi khí h u

- Nhiệt độ không khí oC , độ ẩm tƣơng đối của không khí % : đƣợc xác định bằng máy THERMOHYGROMETER hiện số của Mỹ.

- Tốc độ chuyển động của không khí: đƣợc xác định bằng phong tốc kế cánh quạt CASELLA CELL-480 của Anh, đơn vị đo là m/s.

Phương pháp xác định các ếu tố v t lý

- Cƣờng độ chiếu sáng: đƣợc xác định bằng máy ISO - ILM 350 (Anh), giới hạn đo từ 0 - 50.000 lux, chính xác tới 1 lux ở thang đo từ 0 - 100 lux.

- Cƣờng độ tiếng ồn: đƣợc đo bằng máy đo tiếng ồn hiện số RION NL-04 (Nhật Bản) có phân tích dải tần số từ 63Hz-8000Hz. Khi đo, micro của máy đặt ngang tầm tai ngƣời công nhân và cách ngƣời đo 0,5m; đo 3 lần, lấy giá trị trung bình. Đơn vị đo là dBA.

Phương pháp xác định nồng độ bụi và hàm lượng silic tự do trong bụi

Nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp trong không khí đƣợc xác định bằng máy lấy mẫu Skan air controller Đan Mạch và giấy lọc chuyên dùng GF/A của Mỹ.

Hàm lƣợng silic tự do trong bụi hô hấp đƣợc xác định bằng phƣơng pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoại trên máy M500 của hãng Buck- Scientific (Mỹ do phòng thí nghiệm bụi Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trƣờng-Bộ Y tế thực hiện.

Phương pháp xác định các ếu tố hóa học

Nồng độ hơi khí độc đƣợc xác định bằng máy QUEST TECHNOLOGIES MULTILOG 2000 của Mỹ. Nồng độ CO, CO2, NO2, SO2, Benzen, Toluen, Xylenbiểu thị bằng mg/m3. Nồng độ các hợp chất hữu cơ bay hơi VOCs nhƣ Benzen, Toluen, Xylen đƣợc phân tích bằng máy sắc ký khí, biểu thị bằng mg/m3.

Kỹ thuật khảo sát, đo đạc các yếu tố môi trƣờng lao động đƣợc thực hiện bởi Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trƣờng GTVT - Cục Y tế Giao thông vận tải, Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trƣờng - Bộ Y tế.

2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát điều kiện lao động

Điều kiện lao động của công nhân tại các Công ty đƣợc điều tra bằng bảng câu hỏi phỏng vấn bao gồm:

- Vị trí thƣờng xuyên lao động của công nhân. - Công tác bảo hộ lao động của công nhân. - Các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân đƣợc trang bị. - Đặc điểm phƣơng tiện bảo vệ cá nhân đƣợc trang bị.

2.3.3. Phƣơng pháp khảo sát tình trạng sức khoẻ, cơ cấu bệnh tật, bệnh nghề nghiệp và liên quan đến nghề nghiệp nghiệp và liên quan đến nghề nghiệp

2.3.3.1.Phương pháp xác định các chỉ số hình thái - th lực

- Chiều cao đứng: đƣợc đo bằng thƣớc đo chiều cao của Trung Quốc đơn vị tính là centimet cm . Đối tƣợng đƣợc đo đứng thẳng, bốn điểm: chẩm đầu), vai, mông và hai gót chân tiếp xúc với mặt phẳng đứng của thƣớc đo khi đo hai chân chụm lại, không đi giầy, dép [3].

- Trọng lƣợng cơ thể: đƣợc xác định bằng cân y học ở tƣ thế đứng không đi giầy, dép . Đơn vị tính là kilogam kg [3].

2.3.3.2. Phương pháp xác định cơ cấu bệnh t t

 Khám lâm sàng: toàn diện, hệ thống theo bệnh án mẫu, chú ý các triệu chứng, bệnh lý liên quan đến công việc và môi trƣờng lao động.

 Thực hiện khám lâm sàng do các bác sỹ chuyên khoa thuộc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trƣờng GTVT - Cục Y tế Giao thông vận tải, Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trƣờng - Bộ Y tế.

 Cận lâm sàng: xét nghiệm máu, nƣớc tiểu  Phƣơng pháp đánh giá thị lực:

- Thị lực đƣợc xác định bằng bảng thị lực vòng hở Landolt gồm các vòng hở giống nhƣ chữ C có các hƣớng khác nhau, có độ tƣơng phản giữa chữ và nền đạt 85%.

- Đối tƣợng đứng cách bảng thị lực đúng 5m và xác định đƣợc hƣớng của vòng hở Landolt ở mức độ nào thì đánh giá thị lực ở mức độ đó. Nếu thị lực <10/10 xác định là giảm thị lực.

 Phƣơng pháp đánh giá các chỉ số chức năng hệ tim - mạch lâm sàng):

- Tần số mạch yên tĩnh tƣơng đối: đƣợc lấy vào lúc nghỉ yên tĩnh tƣơng đối cùng với đo huyết áp ở mạch quay tay phải. Kết quả tính bằng nhịp/phút.

- Huyết áp động mạch yên tĩnh tƣơng đối: đƣợc đo vào lúc yên tĩnh tƣơng đối ở tƣ thế nằm, ở tay trái bằng huyết áp kế đồng hồ của Trung Quốc theo phƣơng pháp của Korotkop. Đơn vị tính là milimet thuỷ ngân mmHg . Phân độ tăng huyết áp theo JNC-VII (2003).

 Cận lâm sàng:

- Phƣơng pháp phân tích máu Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố : Phân tích trên máy huyết học tự động, máy Sysmex - KX21 của Nhật

- Phƣơng pháp phân tích sinh hóa máu chức năng gan, chức năng thận): Phân tích trên máy sinh hóa tự động, máy Miura one của Ý

- Phƣơng pháp phân tích định lƣợng kim loại nặng trong máu: Chì, Crom 0,5mL máu + 0,5mL HNO3 đậm đặc, ngâm qua đêm.

Đun cách cát cho tới khi mẫu cạn khô.

Để nguội, cho thêm 0,5mL HNO3 đậm đặc đun tới khi thu đƣợc cặn trắng.

Cho thêm 0,5 mL H2O2 đun tiếp tục cho tới khi hết khói trắng.

Để nguội, hoà tan cặn mẫu bằng nƣớc cất, cho đủ thể tích 5mL.

Các bƣớc phân tích đƣợc tiến hành nhƣ với mẫu thử. Độ hấp thụ nguyên tử của các mẫu chuẩn tỉ lệ với nồng độ Pb, Cr có trong mẫu.

- Phƣơng pháp định lƣợng Phenol và axit hippuric trong nƣớc tiểu:

Định lượng Phenol trong nước tiểu bằng phương pháp quang phổ hấp th phân t (UV-VIS). Sơ đồ tóm tắt quy trình:

Cho máy cất kéo 5 mL nƣớc tiểu + 0,5 mL H2SO4 Cất lấy 50 mL dịch cất với tốc độ 2 – 3 mL /phút

Lên mầu: 10 mL dịch cất + 2 mL đệm + 0,1 mL 2,6-dicloroquinon cloromit

Lắc đều, để yên 1 giờ, màu xanh xuất hiện

Lên màu mẫu trắng bằng 10 mL nƣớc cất

Đo màu ở bƣớc sóng  = 610nm đọc đối chiếu với nƣớc cất.

Định lượng axit Hippuric niệu bằng phương pháp quang phổ hấp th phân t (UV- VIS). Sơ đồ tóm tắt quy trình:

Hút 1mL nƣớc tiểu và 4mL nƣớc cất 2 lần.

Lấy 0,5 mL mẫu + 0,5 mL pyridin vào ống ly tâm 15 mL.

Thêm 0,2 mL benzensunfonyl clorit và lắc 5 giây bằng máy lắc.

Đợi 30 phút ở nhiệt độ 20-300C.

Ngắt phản ứng bằng 5mL etanol.

 Phƣơng pháp đánh giá chức năng hô hấp:

Các chỉ số thông khí phổi đƣợc đo bằng máy hô hấp kế tự động Autospiropal của hãng Minato Nhật Bản . Máy Autospiropal hoạt động theo nguyên lý phế lƣu kế, tự động tính toán và cho kết quả các chỉ số FVC, FEV1, FEV1/FVC và chọn kết quả cao nhất.

- Số đo thông khí phổi lý thuyết đƣợc tính bằng phƣơng trình hồi quy áp dụng cho ngƣời Việt Nam.

Dựa trên sự suy giảm các chỉ số FVC, FEV1 và FEV1 /FVC % để phân loại các hội chứng rối loạn thông khí phổi.

 Xác định cơ cấu bệnh tật:

Phân nhóm bệnh và cơ cấu bệnh theo Thông tƣ số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về Hƣớng dẫn khám sức khỏe [4].

Cơ cấu bệnh tật đƣợc phân thành 7 nhóm:

+ Nhóm bệnh nội khoa: gồm bệnh dạ dày tá tràng, đại tràng, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh tim, bệnh khớp, bệnh huyết áp, bệnh thận...

+ Nhóm bệnh ngoại khoa: gồm bệnh trĩ, các loại u, viêm đƣờng tiết niệu do sỏi, gẫy xƣơng, đụng dập cơ và các bệnh ngoại khoa khác.

+ Nhóm bệnh tâm - thần kinh: (thần kinh trung ƣơng và ngoại biên gồm thoái hoá đốt sống thắt lƣng, đốt sống cổ, viêm đa dây thần kinh, suy nhƣợc thần kinh...

+ Nhóm bệnh tai- m i- họng: gồm giảm sức nghe, viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm tai xƣơng ch m, thủng màng nhĩ, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm m i các loại...

+ Nhóm bệnh răng- hàm- mặt: gồm sâu răng, mất răng, viêm quanh răng, cao răng, gẫy xƣơng hàm...

+ Nhóm bệnh về mắt: gồm giảm thị lực, mắt hột, sẹo giác mạc, viêm thoái hóa võng mạc, lác...

+ Nhóm bệnh về da: khô da, ngứa, nấm da, eczema...

2.3.3.3 Phương pháp xác định bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan với nghề nghiệp

* Phương pháp đánh giá tình trạng rối loạn cơ xương

Tình trạng rối loạn cơ xƣơng của công nhân đƣợc xác định bằng bảng câu hỏi theo Thƣờng quy kỹ thuật Y học lao động- Vệ sinh môi trƣờng (2002).

- Tiến hành chụp X quang phổi cho ngƣời lao động tại các đơn vị bằng máy X quang cả sóng VISITOR AR 30 của ITALIA.

- Chụp phim X quang phổi và đánh giá theo ILO 2000 : chụp tƣ thế sau – trƣớc, phim 30 x 40cm khi bệnh nhân đang ở thì hít vào gắng sức.

- Các phim đều đảm bảo chất lƣợng, yêu cầu kỹ thuật.

Đọc phim do Hội đồng đọc phim của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trƣờng Giao thông vận tải có mời chuyên gia, Hội đồng Giám định Y khoa Giao thông vận tải thực hiện. Đọc theo phƣơng pháp một lần, hội chẩn các chuyên gia, so sánh với phim mẫu của ILO.

* Phương pháp chẩn đoán điếc nghề nghiệp :

- Phƣơng tiện:

+ Máy đo thính lực: ST 20 của hãng MAICO Cộng hòa liên bang Đức.

+ Đo thính lực sàng lọc sơ bộ ở các tần số chính 500, 1000, 4000, 8000, Hz. Giải cƣờng độ từ 0dBA tới cƣờng độ tối đa là 95 dBA.

- Xác định mức độ giảm thính lực:

+ Tính thiếu hụt thính lực: dựa theo bảng tính của Fowler – Sabine (từng tai) đƣợc ISO công nhận.

Dựa trên nguyên lý tính theo ngƣỡng nghe ở 4 tần số chính: 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz, 4000 Hz qua bảng tính sẵn với biểu trị khi cƣờng độ ngƣỡng nghe ở 100 dB.

Tần số : 500 Hz 1000 Hz 2000 Hz 4000 Hz

Biểu trị : 15% 30% 40% 15%

Đối chiếu ngƣỡng nghe theo từng tần số để có biểu trị theo % thiếu hụt thính lực ghi sẵn trên bảng tính.

2.4. Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng của môi trƣờng lao động tới sức khoẻ công nhân

Phỏng vấn cá nhân đối với các đối tƣợng tham gia nghiên cứu ở các đơn vị nghiên cứu.

Khám lâm sàng và cận lâm sàng đo chức năng hô hấp, chụp phim phổi, đo thính lực, xét nghiệm máu, nƣớc tiểu cho ngƣời lao động.

Xác định tỉ lệ mắc các triệu chứng tổn thƣơng và bệnh lí ở các cơ quan hô hấp, tim mạch, mắt, tai, m i, họng, da, toàn thân. Hồi cứu số liệu khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hàng năm.

Đánh giá phân loại sức khỏe theo Quyết định số 1613/QĐ-BYT ngày 15/8/1997 [3].

2.5. Kĩ thuật xử lí số liệu

Xử lí kết quả đo môi trường

Các chỉ tiêu đánh giá môi trƣờng làm việc dựa trên các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn về môi trƣờng hiện đang đƣợc áp dụng tại Việt Nam. (QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh; Tiêu chuẩn vệ sinh lao động số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 .

Xử lí kết quả về sức khoẻ-bệnh t t

Số liệu thu thập đƣợc xử lí phân tích bằng chƣơng trình SPSS và các thuật toán thống kê y sinh học.

- Tính tỉ lệ phần trăm % các triệu chứng, bệnh tật.

2.6. Các biện pháp khống chế sai số

- Đo và phân tích các yếu tố môi trƣờng theo đúng thƣờng quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trƣờng.

- Thăm dò và hỏi ý kiến các chuyên gia, để kiểm tra chất lƣợng thông tin và bộ câu hỏi.

- Tập huấn kĩ lƣỡng cách phỏng vấn và thu thập thông tin cho điều tra viên và giám sát viên.

- Tăng cƣờng kiểm tra giám sát trong quá trình đo đạc, thu thập số liệu điều tra.

2.7. Đạo đức nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng và ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng hóa chất và dung môi hữu cơ đến sức khỏe của ngƣời lao động, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động bằng các đề xuất giải pháp, ngoài ra không có bất kỳ mục đích nào khác. Những ngƣời lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất dung môi hữu cơ đến sức khỏe người lao động trong ngành công nghiệp ô tô, đóng tàu thông qua các chỉ số hóa sinh​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)