0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT DUNG MÔI HỮU CƠ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ, ĐÓNG TÀU THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH​ (Trang 31 -31 )

3. NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA DUNG MÔI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƢỜI

3.2. Tại Việt Nam

Trong những năm gần đây ở nƣớc ta c ng đã có các nghiên cứu về đánh giá mức độ ô nhiễm của hỗn hợp nhiều dung môi hữu cơ trong không khí nơi làm việc và các tác động đến thần kinh hành vi ở ngƣời tiếp xúc với dung môi. Nghiên cứu của Lê Trung và cộng sự ở nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà nơi công nhân có tiếp xúc với benzen nhận thấy có các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ngủ

kém, nhƣng các xét nghiệm cận lâm sàng về huyết học chƣa thấy có biến đổi gì đáng kể [19]. Nghiên cứu ảnh hƣởng của styren đối với sức khỏe công nhân chế tạo vật liệu polyme-composit Tô Vân Anh, 2003 cho thấy các triệu chứng cơ năng thƣờng gặp là buồn ngủ 55,6% , đau đầu 46,7% , ăn kém ngon miệng (44,4%), chóng mặt 33,3% , khó tập trung 28,9% ; các xét nghiệm cho thấy thời gian phản xạ thính thị vận động tăng, tỉ lệ công nhân có tăng tuyệt đối số lƣợng bạch cầu đa nhân ƣa axit dao động từ 57,8– 66,7%; tỉ lệ công nhân có biến đổi điện não đồ là 66,6% [1]. Nghiên cứu của Hoàng Minh Hiếu và cộng sự (2002), nghiên cứu trên 307 công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi ở nồng độ vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 1,3-2,3 lần thấy ảnh hƣởng đến chức năng của hệ thần kinh trung ƣơng, gây biến đổi thần kinh hành vi nhƣ tỉ lệ giảm trí nhớ, khó ngủ, lo âu, cáu giận, ù tai, đau đầu ở nhóm tiếp xúc dung môi cao gấp 1,6-6,6 lần so với nhóm không tiếp xúc. Ngoài ra tỉ lệ mắc bệnh về da, suy nhƣợc thần kinh, thời gian phản xạ thính, thị vận động kéo dài, giảm sức nghe gấp 3,1 lần (P<0,05) so với nhóm không tiếp xúc, tăng lên theo tuổi đời và thâm niên nghề nghiệp. Các xét nghiệm về huyết học cho thấy 7% bị giảm hồng cầu, 9,5% giảm huyết sắc tố, 17,7% giảm tiểu cầu, và có tới 27,8% giảm bạch cầu ái toan. Xét nghiệm axit hippuric niệu ở nhóm công nhân tiếp xúc cao hơn đáng kể so với nhóm công nhân không tiếp xúc [9]. Nghiên cứu của Nguyễn Bùi Phƣơng và cộng sự về tình hình sức khỏe của công nhân tiếp xúc với hóa chất tại 4 nhà máy quốc phòng cho thấy sức khỏe của công nhân bị ảnh hƣởng rõ rệt do tiếp xúc với hóa chất ở nồng độ vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép, nhóm tiếp xúc với amin thơm có 29,74% bị suy nhƣợc thần kinh, 22,67% bị rối loạn thần kinh thực vật, 12,63% viêm gan mãn, 20,1% có hội chứng dạ dày tá tràng, 2,23% thiếu máu. Nhóm tiếp xúc với sơn, xăng dầu và dung môi hữu cơ có 17,5% suy nhƣợc thần kinh, 17,5% có rối loạn thần kinh thực vật,61,9% bệnh tai m i họng, 29,5% bệnh mắt cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với P<0,05 [15].

Nghiên cứu của Nguyễn Thế Công và cộng sự (Viện NCKH KT bảo hộ lao động-2003) khảo sát môi trƣờng lao động của 13 doanh nghiệp sản xuất giày thể thao, giày vải, giày nữ ở 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy môi trƣờng lao động sản

xuất giày bị ô nhiễm đa yếu tố: nhiệt, tiếng ồn, bụi, ánh sáng, hơi khí độc và đặc biệt là dung môi hữu cơ 31% mẫu toluen vƣợt 1,2 – 1,8 lần so với tiêu chuẩn cho phép . Các dung môi hữu cơ chủ yếu gồm toluen, xylen, hexan, xăng, metylen, benzene. Nồng độ toluen ở 3 bộ phận may m i giày, bộ phận đế giày và bộ phận hoàn thành còn ở mức cao xấp xỉ TCCP với nồng độ tƣơng ứng là 62,2 ± 26,1; 66,4 ± 19,21; 95,2 ± 30,4 mg/m3, có điểm đo vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 1,8 lần. Nồng độ hơi xăng tại các bộ phận này đa số trong TCCP tuy nhiên có những điểm vƣợt TCCP 2 lần. Về cƣờng độ tiếng ồn có đến 76,9% mẫu đo vƣợt TCCP, chủ yếu là do tiếng ồn của các máy móc cộng hƣởng. Cụ thể ở bộ phận may m giày: các cơ sở miền Trung có mức ồn cao, mặc dù giá trị trung bình ở mức cho phép nhƣng độ dao động lớn, ở miền Bắc mức ồn trung bình c ng trong giới hạn cho phép nhƣng có những mẫu cƣờng độ lên đến 95dBA. Ở bộ phận đế giày: các cơ sở miền Bắc có mức ồn dƣới TCCP, miền Trung, miền Nam đều có những điểm đo cao hơn TCCP rất nhiều (94 – 96 dBA). Ở bộ phận hoàn thành: các cơ sở phía Bắc tiếng ồn đều đạt TCCP, các cơ sở miền Trung và Nam mức ồn trung bình đều đạt nhƣng có những mẫu vƣợt TCCP từ 7 – 10 dBA. Tác giả c ng đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện lao động lên sức khỏe của nữ công nhân, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến tác động phối hợp của hơi khí độc và dung môi hữu cơ nhƣ thiếu máu, thần kinh trung ƣơng, nội tiết, ngoài da và xƣơng khớp hoặc các triệu chứng hay gặp sau ca làm việc đau đầu, chóng mặt, ngạt m i, giảm thị lực,… đều cao hơn nam giới có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [6].

Nghiên cứu đánh giá của Nguyễn Bích Diệp (2000), khảo sát môi trƣờng lao động của phân xƣởng giày Thái, Công ty giày Hà Nội cho thấy nồng độ toluen tại các vị trí lắp ráp, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm vƣợt TCCP 2 lần, nồng độ Etyl Acetate thấp hơn nồng độ tối đa cho phép. Công việc của dây chuyền lắp ráp gồm những công việc thủ công bằng tay có nguy cơ tiếp xúc với dung môi hữu cơ nhiều nhƣ quét keo, quét frimer, tẩy keo, gò tay [7].

Hoàng Thị Minh Hiền (2003), nghiên cứu tại một số cơ sở sản xuất giày, sơn cho thấy: tại 2 công ty giầy da Phúc Yên và Yên Viên hầu hết các phân xƣởng đều

bị ô nhiễm hóa chất dung môi hữu cơ với nồng độ vƣợt quá TCCP từ 1,3 – 1,5 lần, có điểm đo vƣợt 2,3 lần trong đó toluen là chất gây ô nhiễm chính [10]. Tại Công ty sơn tổng hợp Hà Nội tại phân xƣởng sơn tƣờng và sơn cao cấp có 2 điểm đo có tổng nồng độ DMHC vƣợt TCCP từ 1,79 – 2,3 lần, xylen là chất gây nhiễm chính. Ngoài ra còn có một số dung môi khác trong môi trƣờng lao động nhƣ axeton, xăng, butyl axetat, metyl etyl keton MEK nhƣng với nồng độ không đáng kể. Về ô nhiễm tiếng ồn, tại công ty giày đa số vị trí đo đều dƣới TCCP, chỉ một số vị trí tháo khuôn giầy, mài đế vƣợt TCCP từ 1-2 dBA; tại công ty sơn có những vị trí đo vƣợt TCCP từ 2 -7 dBA, nguồn phát tiếng ồn chủ yếu là do máy nghiền, máy khuấy sơn.

Về tình trạng sức nghe của công nhân, kết quả cho thấy tỷ lệ giảm nghe của công nhân sản xuất sơn là cao hơn công nhân công ty giầy với tỷ lệ lần lƣợt là 21,9% và 14,4% và tỷ lệ này cao hơn nhóm không tiếp xúc là 4,17 lần và 2,74 lần; giảm trung bình 30-40dB, giảm nghe dạng tiếp nhận có khuyết sức nghe ở 4000Hz [10].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh, 2004 đánh giá nồng độ dung môi hữu cơ trong không khí 4 cơ sở sản xuất và sử dụng sơn Công ty sơn tổng hợp Hà Nội, Công ty ô tô 1- 5, Công ty Honda, Công ty Toyota cho thấy: môi trƣờng làm việc tại 4 công ty trên gồm 9 loại dung môi hữu cơ chính: benzen; toluen; xylen; triclometan; dicloetan; 1,1,2- tricloetan; metyl isobutyl keton (MIBK); butyl axetat; etylbenzen. Hàm lƣợng benzen, toluen ở một số vị trí làm việc của công nhân tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội, Công ty Toyota vƣợt quá giới hạn cho phép từ 1,13 đến 1,7 lần. Tổng mức tiếp xúc với hỗn hợp dung môi vƣợt giới hạn cho phép từ 1 đến 2,5 lần [14].

Nguyễn Thanh Thủy và cộng sự, 2008 nghiên cứu đánh giá môi trƣờng lao động tại Công ty Da Giầy Hải Phòng cho thấy những tiến bộ rõ rệt trong cải thiện điều kiện làm việc trong 5 năm từ 2002 – 2007. Nồng độ các dung môi hữu cơ của các loại keo dán giày giảm đáng kể, số mẫu vƣợt TCCP giảm từ 58,8% xuống còn 29,5% [17].

Khảo sát thực trạng điều kiện lao động (Lê Huy Hoàng và Cao Bích Hạnh, 2009) của công nhân Xí nghiệp giầy Lê Lai II – Hải Phòng cho thấy dung môi chủ yếu sử dụng trong sản xuất giầy là toluen và metyl etyl keton MEK . Nồng độ đo đƣợc của toluen ở các vị trí tẩy giày, quét nƣớc xử lý, sấy giày thuộc phân xƣởng đế và phân xƣởng hoàn thiện tƣơng ứng là 102 – 120 – 130 mg/m3, các vị trí khác dƣới ngƣỡng phát hiện. Nồng độ đo đƣợc của MEK tại một số vị trí của phân xƣởng đế và phân xƣởng hoàn thành cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 42 – 55 mg/m3 (TCCP 100 mg/m3 . Cƣờng độ tiếng ồn tại các phân xƣởng may, in, pha cắt đều trong TCCP, chỉ có một số vị trí tại phân xƣởng đế, hoàn thiện vƣợt TCCP từ 0,4 – 9,3 dBA [11].

Đánh giá về thực trạng thực hiện an toàn vệ sinh lao động và sử dụng các biện pháp dự phòng Hoàng Thị Minh Hiền, 2003 , có đến 90 - 100% công nhân nhà máy giầy Phúc Yên và Yên Viên đƣợc học tập về an toàn vệ sinh lao động, 100% công nhân đƣợc cung cấp đầy đủ phƣơng tiện bảo hộ lao động, tuy nhiên tại thời điểm nghiên cứu thì công nhân hoàn toàn không sử dụng găng tay khi sử dụng keo và nƣớc xử lý hơn nữa găng tay cung cấp không đảm bảo chất lƣợng ngăn cản hóa chất dung môi vào cơ thể. Tại công ty sơn tổng hợp Hà Nội, mặt bằng tại các phân xƣởng đều chật hẹp, thông gió chủ yếu là hệ thống thông gió tự nhiên qua cửa sổ, cửa chớp, chỉ có phân xƣởng sơn cao cấp có hệ thống thông gió nhân tạo nhƣng công suất nhỏ. Công nhân còn chƣa tuân thủ đầy đủ quy định về sử dụng bảo hộ lao động, hầu hết không sử dụng găng tay chống thấm khi vệ sinh trục máy khuấy sơn[10].

Theo Nguyễn Thị Hồng Tú 2004 điều tra tại 9 doanh nghiệp sử dụng hóa chất trong quy trình sản xuất tại Hà Nội cho thấy ngƣời lao động tại các doanh nghiệp chƣa quan tâm đến sử dụng bảo hộ lao động và thực hiện các biện pháp dự phòng tác hại của hóa chất. Tỷ lệ sử dụng quần áo bảo hộ lao động (60,9%) cao hơn giày ủng cao su, găng tay không thấm chống hóa chất (chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 36,9%; 19,8% ; có tới 43,2% ngƣời lao động không đƣợc học tập về an toàn sử dụng hóa chất, tỷ lệ không thay quần áo và không tắm rửa trƣớc khi về nhà là 47,1% và 33,6% [21].

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Ngƣời lao động trong các Công ty công nghiệp ô tô và đóng tàu. - Môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu tại 03 Công ty: Công ty Cổ phần cơ khí ô tô Thống Nhất-Thừa Thiên Huế Thành phố Huế), Công ty Cổ phần cơ khí ô tô 3.2 Hƣng Yên , Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Bạch Đằng (Hải Phòng).

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2015.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang định tính và định lƣợng, kết hợp với hồi cứu.

2.2 1 Thiết kế nghiên cứu

Điều tra mô tả cắt ngang có phân tích dựa trên nghiên cứu định lƣợng kết hợp với nghiên cứu định tính.

2.2 2 Xác định cỡ mẫu

Lựa chọn lấy giá trị p=0,5 để chọn đƣợc cỡ mẫu lớn nhất. Áp dụng công thức:

Z2 (1-/2) . p. q n = ---

d2

Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu; Z(1-/2) = 1,96 với độ tin cậy 95%; p: tỷ lệ mắc ƣớc tính là 0,5 50% ; q = 1-p; d: sai số cho phép là 0,05.

Ta có:

1,962 x 0,5 x (1-0,5)

n = --- = 300 0,052

dung môi: 150 ngƣời, lao động gián tiếp: 150 ngƣời.

Qua thực tế trong công tác quản lý sức khỏe cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô và đóng tàu thuộc ngành Giao thông vận tải chúng tôi thấy tại các dây chuyền sản xuất có sử dụng hóa chất và dung môi hữu cơ tùy theo quy mô sản xuất, có số lƣợng ngƣời lao động trong dây chuyền sơn từ 40-50 ngƣời. Do đó cỡ mẫu chọn trong nghiên cứu s là toàn bộ công nhân có tiếp xúc với hóa chất và dung môi hữu cơ tại các đơn vị đƣợc chọn để nghiên cứu: 03 đơn vị x 50 ngƣời = 150 ngƣời).

Nhóm chứng đƣợc chọn 150 ngƣời từ các khu vực văn phòng, hành chính và công nhân không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất và dung môi hữu cơ.

2.2 3 ách chọn mẫu

Các đối tƣợng đƣợc chọn ngẫu nhiên từ các đơn vị nghiên cứu. Các đối tƣợng tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện.

2.3. Các ch số nghiên cứu

Đặc đi m môi trường lao động và điều kiện lao động:

 Môi trƣờng lao động:

+ Các yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. + Cƣờng độ chiếu sáng.

+ Tiếng ồn.

+ Nồng độ bụi toàn phần, bụi hô hấp và lƣợng silic tự do trong bụi hô hấp. + Một số hơi khí độc, hơi hóa chất và dung môi hữu cơ.

 Đặc điểm điều kiện lao động: + Công tác bảo hộ lao động.

+ Các trang bị bảo hộ lao động cá nhân.

Tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh t t và ệnh nghề nghiệp:

- Chiều cao, cân nặng, BMI và phân loại sức khỏe.

- Cơ cấu bệnh tật: nội khoa, ngoại khoa, mắt, tai m i họng, răng hàm mặt… - Tình trạng rối loạn cơ xƣơng nghề nghiệp.

- Bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp. - Bệnh điếc nghề nghiệp.

2.3.1. Xác định môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động tại các đơn vị đóng tàu và lắp ráp ô tô và lắp ráp ô tô

Đo và phân tích các yếu tố trong môi trƣờng không khí theo các phƣơng pháp do Tổng cục Môi trƣờng-Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định, theo thƣờng quy kỹ thuật Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trƣờng và theo “NMAM-NIOSH Manual of Analytical Methods” của Viện Sức khoẻ và An toàn lao động Mỹ.

Các chỉ tiêu đánh giá môi trƣờng làm việc đƣợc xác định theo thƣờng qui kỹ thuật Y học lao động – Vệ sinh môi trƣờng 2002 . Đánh giá kết quả, phân tích đo đạc, áp dụng theo Tiêu chuẩn vệ sinh lao động số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002) [2], [5].

Phương pháp xác định các ếu tố vi khí h u

- Nhiệt độ không khí oC , độ ẩm tƣơng đối của không khí % : đƣợc xác định bằng máy THERMOHYGROMETER hiện số của Mỹ.

- Tốc độ chuyển động của không khí: đƣợc xác định bằng phong tốc kế cánh quạt CASELLA CELL-480 của Anh, đơn vị đo là m/s.

Phương pháp xác định các ếu tố v t lý

- Cƣờng độ chiếu sáng: đƣợc xác định bằng máy ISO - ILM 350 (Anh), giới hạn đo từ 0 - 50.000 lux, chính xác tới 1 lux ở thang đo từ 0 - 100 lux.

- Cƣờng độ tiếng ồn: đƣợc đo bằng máy đo tiếng ồn hiện số RION NL-04 (Nhật Bản) có phân tích dải tần số từ 63Hz-8000Hz. Khi đo, micro của máy đặt ngang tầm tai ngƣời công nhân và cách ngƣời đo 0,5m; đo 3 lần, lấy giá trị trung bình. Đơn vị đo là dBA.

Phương pháp xác định nồng độ bụi và hàm lượng silic tự do trong bụi

Nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp trong không khí đƣợc xác định bằng máy lấy mẫu Skan air controller Đan Mạch và giấy lọc chuyên dùng GF/A của Mỹ.

Hàm lƣợng silic tự do trong bụi hô hấp đƣợc xác định bằng phƣơng pháp quang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT DUNG MÔI HỮU CƠ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ, ĐÓNG TÀU THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH​ (Trang 31 -31 )

×