Hình 2.3: Quy trình hoạch định tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản tr tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển đô th và khu công nghiệp sông đà (Trang 53)

Trong công tác hoạch định tài chính Công ty, người chịu trách nhiệm các kế hoạch, chính sách tài chính cũng là người ban hành các chính sách tài chính là HĐQT, tuy nhiên nếu kế hoạch tài chính nào có qui mô lớn và quan trọng thì phải được sự phê duyệt của Đại hội đồng cổ đ ng. Người thực hiện là Ban giám đốc. Trong kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn của Công ty bao gồm những chính sách tài chính trong hoạt động SXKD của Công ty.

Hệ thống tài chính kế toán bao gồm phòng Tài chính Kế toán tại Tổng công ty và các phòng Kế toán tại các đơn vị trực thuộc. Trong đó, chức năng tài chính được thực hiện chủ yếu qua Phòng Tài chính Kế toán và phòng Kinh tế kế hoạch của Tổng Công ty.

2.2.1.1. Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn

Do kinh doanh chủ yếu là đầu tư BĐS, cho nên lập kế hoạch tài chính ngắn hạn của Công ty rất quan trọng. Kế hoạch tài chính ngắn hạn của Công ty căn cứ vào

Đại hội đồng cổ đông, HĐQT

(Duyệt, Ban hành)

Ban giám đốc

( Thực hiện)

Tổng giám đốc

(Trực tiếp chỉ đạo xây dựng : kế hoạch tài chính, chính

hoạt động thu, chi diễn ra trong năm thực hiện của Công ty. Từ đó C ng ty đưa ra những chính sách tài chính về thu, chi cho năm kế hoạch. Trong đó :

+ Hoạt động thu: tập trung từ nguồn thu từ bán BĐS, đầu tư tài chính ngắn hạn, cho thuê BĐS. Kế hoạch thu từ những dự án BĐS đã hoàn thành và đưa ra thị trường trong năm, thu tài chính ngắn hạn là lãi vay, cổ tức lợi nhuận được chia, và cho thuê BĐS.

+ Hoạt động chi: đó là chi cho hoạt động SXKD trong năm, chi trả người lao động, chi trích dự phòng rủi ro, chi lãi vay ngắn hạn. Kế hoạch chi cho hoạt động SXKD là chi cho các dự án mà C ng ty đầu tư đã được ký kết và chi theo từng hạng mục mà dự án đó hoàn thành, kế hoạch chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, kế hoạch chi cho dự phòng đầu tư ngắn hạn và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Với nhiều nguồn thu, chi ảnh hưởng đến hoạt động XSKD, cho nên nhằm để hoạt động SXKD của Công ty hoạt động hiệu quả, và hoạt động liên tục trong kế hoạch tài chính ngắn hạn, HĐQT sẽ đưa ra các quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định phân phối lợi nhuận và quyết định khác. Trong các quyết định này, HĐQT phê duyệt và ban hành những chính sách tài chính như :

- Chính sách quản trị vốn bằng tiền.

- Chính sách công nợ khoản phải thu ngắn hạn.

- Chính sách về quản trị hàng tồn kho.

- Chính sách khoản phải trả ngắn hạn.

- Chính sách vay vốn ngắn hạn.

- Chính sách sử dụng vốn ngắn hạn.

- Chinh sách quản lý chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn.

- Chính sách mua sắm tài sản cố định (mua sắm, sử dụng).

- Chính sách trả lương cán bộ công nhân viên.

- Chính sách dự phòng rủi ro tài chính ngắn hạn.

HĐQT Công ty sẽ họp kh ng dưới 1lần/ năm để duyệt, điều chỉnh các chính sách đưa ra cho năm kế hoạch.

2.2.1.2. Lập kế hoạch tài chính dài hạn

Kế hoạch tài chính dài hạn là vấn đề mang tính chiến lược đối với mỗi công ty. Kế hoạch tài chính dài hạn thiết lập mục tiêu, định hướng và các phương án tài chính để đạt được mục tiêu đó, đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững và lâu dài của mỗi công ty. Kế hoạch tài chính dài hạn càng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi các c ng ty đều hoạt động trong m i trường kinh doanh mang tính toàn cầu, sự biến động xảy ra thường xuyên và theo nhiều xu hướng khó đoán trước rủi ro. Khi lập kế hoạch tài chính dài hạn, nhà quản trị tài chính thường xem xét phân tích dữ liệu tài chính quá khứ, nội lực tài chính hiện tại và các điều kiện hoạt động của C ng ty để từ đó dự đoán tình hình tài chính tương lai, trong đó cần đưa ra các phương án tài chính khác nhau phục vụ cho việc quản trị biến động.

Kế hoạch tài chính dài hạn ở Công ty Sudico là kế hoạch đầu tư những dự án BĐS, đầu tư TSCĐ, vay vốn dài hạn, các khoản thu và các khoản phải trả dài hạn của Công ty. Trong kế hoạch tài chính dài hạn, HĐQT sẽ đưa ra những quyết định về đầu tư, tài trợ, và quyết định khác trong những quyết định đó HĐQT sẽ ban hành một số chính sách tài chính có tính chiến lược dài hạn như:

- Chính sách về doanh thu.

- Chính sách về sản lượng tiêu thụ.

- Chính sách về quản lý TSCĐ (mua sắm, sử dụng, khấu hao).

- Chính sách vay vốn dài.

- Chinh sách về khoản thu dài hạn.

- Chính sách về BĐS đầu tư.

- Chính sách về đầu tư tài chính dài hạn.

- Các chính sách huy động vốn của Công ty.

- Chính sách sử dụng vốn vay.

- Chính sách quản lý chi phí sử dụng vốn vay.

Việc lập kế hoạch tài chính dài hạn của C ng ty cũng như ở kế hoạch tài chính ngắn hạn, Công ty dựa vào kế hoạch tài chính đã thực hiện để lập kế hoạch tài

chính mới. Cho nên khi gặp khi thị trường BĐS biến động như những năm qua, C ng ty không thể ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường diễn ra.

Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá công tác hoạch định tài chính tại Công ty

Nội dung Số lƣợng

(ngƣời)

Tỷ lệ (%)

- Ảnh hưởng đến kết quả SXKD

- Không có ảnh hưởng đến kết quả XSKD

- Có ảnh hưởng đến kết quả SXKD nhưng kh ng đáng kể

60 20 15 25 100 33 25 42

(Nguồn: khảo sát 60 nhân viên phòng tài chính-kế toán và phòng kinh tế-kế hoạchtại công ty Sudico)

Qua khảo sát cho thấy ý kiến của các nhân viên tài phòng Tài chính-kế toán, phòng Kinh tế-kế hoạch cho thấy, chỉ có 33% cán bộ tham gia lĩnh vực quản trị hoạt động tài chính công nhận công tác hoạch tài chính ảnh hưởng đến kết quả SXKD của Công ty, 25% cho là công tác hoạch định tài chính không có ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD và 42% cán bộ cho rằng công tác hoạch định tài chính có ảnh hưởng đến kết quả SXKD nhưng kh ng đáng kể. Bên cạnh đó, tại Công ty hiện nay, chưa có bộ phận chuyên trách về tài chính, công tác hoạch định tài chính chủ yếu do bộ phận kế toán tài chính và phòng kinh tế kế hoạch thực hiện, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc. Công tác hoạch định tài chính thực sự chưa được chú trọng, vì những người làm hoạch định tài chính của Công ty kh ng đúng chuyên m n tài chính cho nên các kế hoạch tài chính lập ra và kết quả thực hiện chênh lệch khá lớn, do vậy rất cần thiết phải hoàn thiện hơn c ng tác hoạch định tài chính nhằm để các kế hoạch tài chính gần với thực hiện tài chính hơn. Thêm vào đó, việc hoạch định cho quyết định tài trợ về nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả, dẫn đến một số dự án C ng ty đầu tư chưa hoạt động thì buộc phải thanh lý.

2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện tài chính tại Công ty 2.2.2.1. Thực trạng về quyết định đầu tƣ 2.2.2.1. Thực trạng về quyết định đầu tƣ

a. Thực trạng về quyết đ nh đầu tư TS dài hạn.

TS dài hạn của Công ty bao gồm TSCĐ, BĐS đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và TS dài hạn khác. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tỷ trọng thấp nhất là BĐS đầu tư.

Công ty Sudico kinh doanh chủ yếu là đầu tư vào các dự án BĐS, do tính chất ngành nghề kinh doanh của Công ty cho nên tỷ trọng cũng như giá trị của TS dài hạn chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng TS. Trong ba năm 2012-2014 giá trị TS dài hạn Công ty giảm dần, năm 2012 là 831.853 triệu đồng chiếm 15,09% trong tổng TS, năm 2013 giá trị là 750.870 triệu đồng chiếm 13,39% trong tổng TS, và năm 2014 giá trị là 550.931 triệu đồng chiếm 10,17% trong tổng TS. Với số liệu bảng trên cho thấy tình hình đầu tư của TS dài hạn của Công ty giảm dần qua từng năm. (Xem Bảng 2.6)

Bảng 2.6 : Cơ cấu TS dài hạn của Công ty năm 2012-2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%)

I. Các khoản thu dài hạn

II. Tài sản cố đ nh 237.779 4,31 244.174 4,36 118.054 2,18

1. Tài sản cố định hữu hình 82.330 1,50 71.432 1,27 62.052 1,14

2. Tài sản cố định vô hình 11.803 0,21 11.529 0,21 7.981 0,15

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 143.646 2,60 161.213 2,88 48.021 0,89

III. Bất động sản đầu tư 3.624 0,07 3.452 0,06 3.279 0,06 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 559.616 10,15 486.320 8,67 418.533 7,72

1. 1. Đầu tư vào C ng ty con

2. 2. Đầu tư vào C ng ty liên kết, liên doanh 216.611 3,93 208.639 3,72 162.030 2,99

3. 3. Đầu tư dài hạn khác 453.980 8,23 359.551 6,41 339.251 6,26

V. Tài sản dài hạn khác 30.834 0,56 16.924 0,30 11.065 0,21

1. 1. Chi phí trả trước dài hạn 15.022 0,27 6.731 0,12 657 0,01

2. 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 12.711 0,23 10.193 0,18 10.408 0,20

3. 3. Tài sản dài hạn khác 3.101 0,06

VI. Các khoản phải thu dài hạn khác

Tổng tài sản dài hạn 831.853 15,09 750.870 13,39 550.931 10,17

Tổng tài sản 5.513.231 100 5.607.236 100 5.419.826 100

a1. Quyết đ nh đầu tư và quản tr TSCĐ

TSCĐ của Công ty bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính theo quy định về tiêu chuẩn TSCĐ của Bộ Tài chính. C ng ty được quyền lựa chọn các phương án đầu tư mua sắm TSCĐ, đổi mới thiết bị công nghệ hoặc thay đổi cơ cấu TSCĐ phù hợp với mục tiêu SXKD nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ và hiệu quả sử dụng vốn. Do TSCĐ Công ty không phục vụ cho việc kinh doanh chính của Công ty, vì thế tỷ trọng chiếm trong tổng TS kh ng cao như những công ty khác.

Quyết đ nh đầu tư và mua sắm TSCĐ của Công ty

Công ty sẽ quyết định đầu tư và mua sắm TSCĐ theo kế hoạch đã được đưa ra trong kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn. Thẩm quyền quyết định đầu tư và mua sắm TSCĐ C ng ty như sau:

 Đại hội đồng cổ đ ng th ng qua quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị TS của C ng ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất, và các dự án theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư, xây dựng.

 HĐQT quyết định các dự án đầu tư có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị TS của C ng ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất. HĐQT phân cấp phê duyệt các dự án đầu tư của C ng ty được quy định cụ thể tại các quy định về phân cấp đầu tư của C ng ty. Tổng giám đốc có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước C ng ty về tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư.

Bảng 2.7 : TSCĐ của Công ty năm 2012-2014

Đơn v tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2012-2013 So sánh năm 2013-2014 Lƣợng tăng/ giảm Tốc độ tăng/giảm (%) Lƣợng tăng/ giảm Tốc độ tăng/giảm (%) Tài sản cố định 237.779 244.174 118.054 6,368 2,69 -126.120 -51,65 1.TSCĐ hữu hình 82.330 71.432 62.052 -10.898 -13,24 -9.380 -13,13

-Giá trị hao mòn lũy kế -24.833 -30.764 -39.453 5.931 23,88 8.689 28,24

2.TSCĐ vô hình 11.803 11.529 7.981 -274 -2,32 -3.548 -30,77

-Nguyên giá 12.419 12.395 8.726 -24 -0,19 -3.669 -29,6

-Giá trị hao mòn lũy kế -616 -866 -745 250 40,58 -121 -13,97

3.Chi phí xây dựng cơ

bản dỡ dang 143.646 161.213 48.021 17.567 12,23 -113.192 -70,21

(Nguồn: Dữ liệu báo cáo tài chính Công ty Sudico)

Khấu hao: TSCĐ hữu hình và TSCĐ v hình được trích theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:

- Nhà cửa và vật kiến trúc : 6-25 năm

- Máy móc, thiết bị : 3-5 năm

- Phương tiện vận tải : 6 năm

- Thiết bị văn phòng : 3-5 năm

- Tài sản khác : 3-5 năm

Thanh lý TS:

C ng ty được quyền chủ động và có trách nhiệm nhượng bán, thanh lý TSCĐ đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, kh ng có nhu cầu sử dụng hoặc kh ng sử dụng được; các khoản đầu tư dài hạn kh ng có nhu cầu tiếp tục đầu tư để thu hồi vốn.

Theo bảng số liệu trình bày, giá trị TSCĐ của C ng ty trong hai năm 2012- 2013 kh ng thay đổi nhiều, nhưng đến năm 2014 giá trị TSCĐ giảm đáng kể. Từ 244.174 triệu đồng của năm 2013 xuống còn 118.054 triệu đồng của năm 2014, nguyên nhân do TSCĐ hữu hình, TSCĐ v hình trong năm 2014 đều giảm và giảm nhiều nhất là hạng mục chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang của C ng ty năm 2014 giảm, do Công ty thanh lý nhà máy gạch do Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và Đầu tư phát triển Sudico làm chủ đầu tư. C ng trình này được đầu tư để SX gạch tuy nhiên sau thời gian nhà máy vẫn chưa thể hoạt động vì thiếu vốn, dẫn đến tình trạng dự án chưa hoàn thành mà phải đưa vào dạng chờ thanh lý, đây là một quyết định đầu tư không hiệu quả của Công ty.

a2. Quyết đ nh đầu tư và quản tr các khoản đầu tư tài chính dài hạn:

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty bao gồm đầu tư vào các Công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác. Thẩm quyền quyết định đầu tư tài chính dài hạn ở Công ty Sudico như sau:

- Đại hội đồng cổ đ ng quyết định các dự án của C ng ty góp vốn, mua cổ phần của C ng ty khác, góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị TS của C ng ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

- HĐQT quyết định các dự án của C ng ty góp vốn, mua cổ phần của C ng ty khác, góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị TS của C ng ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất. Tùy tình hình thực tế HĐQT có thể ủy quyền cho Tổng giám đốc quyết định từng trường hợp cụ thể.

- Trường hợp C ng ty đầu tư hoặc góp vốn với các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của DN này là bản thân hoặc vợ, chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của thành viên HĐQT, BKS, Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng c ng ty có giá trị lớn hơn 20% tổng giá trị TS của C ng ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất phải được HĐQT thông qua.

- Đại hội đồng cổ đ ng quyết định việc C ng ty mua lại hơn 10% cổ phần phát hành để làm cổ phiếu quỹ, còn lại do HĐQT quyết định.

Hình thức đầu tư tài chính dài hạn tại Công ty như sau :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản tr tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển đô th và khu công nghiệp sông đà (Trang 53)