Bảng 2.3: Nguồn nhân lực sắp xếp theo ngành nghề chính tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản tr tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển đô th và khu công nghiệp sông đà (Trang 46)

TT Ngành nghề

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Ngƣời Tỷ lệ (%) Ngƣời Tỷ lệ (%) Ngƣời Tỷ lệ (%) Theo trình độ 1142 988 623 1 Trên Đại học 53 4,64 51 5,16 39 6,26 2 Đại học 681 59,63 552 55,87 287 46,07 3 Cao đẳng 89 7,79 76 7,69 35 5,62 4 Trung cấp 61 5,34 62 6,28 32 5,14 5 C ng nhân, Lao động phổ thông 258 22,59 247 25,00 230 36,92

(Nguồn : Dữ liệu tại Phòng Tổ chức hành chính – Công ty Sudico)

Nguồn nhân lực được sắp xếp theo trình độ tại C ng ty giai đoạn 2012-2014 thì tỷ lệ Cán bộ công nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao cụ thể như sau: Chiếm 59,63% trong năm 2012, chiếm 55,87 % năm 2013 và chiếm 46,07% năm 2014. (Xem Bảng 2.2)

2.1.5.3. Nguồn nhân lực sắp xếp theo ngành nghề chính tại Công ty

Bảng 2.3: Nguồn nhân lực sắp xếp theo ngành nghề chính tại Công ty năm 2012-2014 năm 2012-2014

TT Ngành nghề

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Ngƣời Tỷ lệ

(%) Ngƣời Tỷ lệ

(%) Ngƣời Tỷ lệ (%)

Theo ngành nghề chính 1142 988 623

1 Khối gián tiếp 814 71,28 665 67,31 340 54,57

1.1 Thạc sỹ 53 4,64 51 5,16 39 6,26

1.2 Kỹ sư, Cử nhân ngành Xây dựng 190 16,64 84 8,50 74 11,88

1.4 Cử nhân Kinh tế 155 13,57 135 13,66 46 7,38 1.5 Cử nhân tài chính kế toán 132 11,56 86 8,70 23 3,69

1.6 Các ngành khác 238 20,84 245 24,80 141 22,63 2 Khối trực tiếp 328 28,72 323 32,69 283 45,43 2.1 Công nhân, thợ 142 12,43 175 17,71 104 16,69 2.2 Lái xe 43 3,77 26 2,63 30 4,82 2.3 Lao động phổ thông 73 6,39 46 4,66 96 15,41 2.4 Khác 70 6,13 76 7,69 53 8,51 IV Giới tính 1142 988 623 1 Nam 657 57,53 623 63,06 393 63,08 2 Nữ 485 42,47 365 36,94 230 36,92

(Nguồn : Dữ liệu tại Phòng Tổ chức hành chính – Công ty Sudico)

Nguồn nhân lực được sắp xếp theo ngành nghề chính tại C ng ty giai đoạn 2012-2014 thì số lượng Cán bộ công nhân viên có trình độ cử nhân tài chính kế toán năm 2012 là 132 người trên tổng số 1.142 cán bộ c ng nhân viên; năm 2013 là 86 người trên tổng số 988 cán bộ c ng nhân viên; năm 2014 là 23 người trên tổng số 623 cán bộ công nhân viên. (Xem bảng 2.3)

2.1.6. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

- BĐS là một loại hàng hóa đặc biệt nên thị trường BĐS không phải là thị trường giao dịch, bản thân BĐS mà là thị trường giao dịch các quyền và lợi ích chứa đựng trong thị trường BĐS.

- Thị trường BĐS là thị trường không hoàn hảo. Sự không hoàn hảo của thị trường này xác định khi đem ra so sánh với thị trường hàng tiêu dùng và thị trường của các tư liệu SX khác.

- Trên thị trường BĐS, cung về hàng hóa BĐS phản ứng chậm hơn so với biến động về cầu và giá cả BĐS, bởi việc tạo ra hàng hóa BĐS phức tạp, cần nhiều thời gian và bắt đầu là việc tìm hiểu thông tin về đất đai, làm thủ tục, xin cấp phép xây

dựng, thiết kế, thi công... Sự phản ứng cung không kịp cầu sẽ dẫn đến sự biến động giá cả, đòi hỏi nhà nước phải có những can thiệp nhất định để bình ổn thị trường.

- Thị trường BĐS rất nhạy cảm, dễ biến động khi có sự biến động của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội. Thực tế cho thấy những cơn sốt nóng lạnh đã xảy ra theo nhịp độ tăng trưởng hoặc suy giảm của nền kinh tế. Những tác động về chính trị, văn hóa, xã hội, m i trường, phong tục tập quán... đều có ảnh hưởng đến hành vi mua bán trên thị trường.

- Thị trường BĐS chịu sự chi phối của yếu tố pháp luật. Việc quản lý NN đối với BĐS bằng pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn cho các giao dịch BĐS. Những thủ tục pháp lý cần thiết sẽ làm BĐS sản có giá trị hơn. Đảm bảo cho chúng được tham gia các giao dịch mà Pháp luật quy định như: mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp...

- BĐS là hàng hóa đặc biệt do không có hàng hóa thay thế. Kinh doanh BĐS là ngành nghề khá mới mẻ tại Việt Nam. Kinh doanh BĐS có đặc điểm là yêu cầu về vốn rất lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài và phụ thuộc rất nhiều vào chính sách quản lý đất đai của NN, hiện nay ở Việt Nam, cơ chế quản lý của NN chưa hoàn thiện. Vì vậy ngành nghề kinh doanh BĐS được cho là có lợi nhuận cao xong cũng có nhiều rủi ro. Muốn có chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp BĐS phải có khả năng tài chính, có quan hệ tốt với cơ quan quản lý NN về đất đai và các tổ chức tín dụng ngân hàng. Đây là những điều kiện tiên quyết để thành c ng trong lĩnh vực kinh doanh BĐS.

2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Kết quả hoạt động kinh doanh của C ng ty trong 3 năm 2012-2014 cho thấy hoạt động kinh doanh Công ty có nhiều biến động, sau thời gian khó khăn vào năm 2012, tình hình kinh doanh Công ty tốt hơn và C ng ty đã có lợi nhuận vào năm 2013 và năm 2014.(Xem Bảng 2.4)

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012-2014

Đơn v tính : triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 52.959 632.017 1.226.571

2 Các khoản giảm trừ doanh thu -2.278 -575 -510

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 50.681 631.442 1.226.061

4 Giá vốn hàng bán -198.103 -374.764 -892.866

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ -147.421 256.678 333.195

6 Doanh thu hoạt động tài chính 7.784 2.791 12.170

7 Chi phí tài chính -28.728 -42.117 -32.932

8 Chi phí bán hàng -3.377 -3.080 -1.121

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -286.602 82.289 162.612

11 Thu nhập khác 398 938 55.626

12 Chi phí khác -709 -555 -4.744

13 Lợi nhuận khác -311 383 50.882

14 Lợi nhuận (lỗ) thuần trong công ty liên kết -16.563 -7.972 -21.860

15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -303.476 74.700 191.634

16 Thuế thu nhập doanh nghiệp -1.787 -1.085 -53.365

17 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 722 -2.518 214

18 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -304.541 71.097 138.483

Qua kết quả kinh doanh trong 3 năm của Công ty Sudico (từ năm 2012 đến năm 2014) thì có thể nhận xét một số ý kiến sau:

- Do doanh thu của Công ty chủ yếu từ nguồn doanh thu của kinh doanh BĐS, cho nên doanh thu Công ty phụ thuộc rất nhiều tình hình kinh doanh BĐS của Công ty. Trong năm 2014, doanh thu C ng ty tăng vượt bật so với năm 2013 tăng 194,07% so 2013) và đặc biệt là so năm 2012 tăng đến 2.316,08% so năm 2012), tình hình thị trường BĐS của Viêt Nam bị ảnh hưởng từ những năm trước cho nên năm 2012 gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng bị đóng băng vẫn còn diễn ra dẫn đến hàng loạt Công ty kinh doanh và môi giới BĐS đóng cửa vì phá sản do không có khách hàng. Công ty Sudico cũng tương tự, doanh thu năm 2012 kh ng đáng kể, đây là năm có doanh thu thấp nhất trong vòng 5 năm gần nhất trở lại đây, Công ty cho biết tình hình kinh doanh BĐS gặp nhiều khó khăn. Thực hiện chủ trương của NN nhằm tháo gỡ khó khăn đối với thị trường BĐS, trong năm 2012 Công ty chỉ tập trung vào xây dựng, đầu tư hoàn thiện hạ tầng các dự án Nam An Khánh, Văn La - Văn Khê...) mà chưa triển khai kinh doanh bán hàng, do đó chưa ghi nhận doanh thu bù đắp các khoản lỗ từ chi phí. Sang năm 2013 doanh thu đã tăng lên rất mạnh mẽ so năm 2012 tăng 1.193,41%), và đặc biệt năm 2014. Trong hai năm này, tình hình thị trường BĐS khả quan hơn, lượng căn hộ bán ra từ các dự án tăng, đặc biệt c ng ty đã sang nhượng thành công một phần của một số dự án (Dự án Khu đ thị Nam An Khánh, Dự án khu đô thị Hòa Hải- Đà Nẵng) cho các chủ đầu tư thứ ba, thu lại nguồn doanh thu đáng kể, đây chính là nguyên nhân chủ yếu góp phần tăng doanh thu của Công ty trong hai năm 2013 và 2014.

- Chi phí qua mỗi năm vẫn tăng đều, tuy nhiên có chi phí bán hàng năm 2014 giảm so với năm 2013 và 2012 vì lượng nhân viên phòng kinh doanh tại Công ty và các đơn vị trực thuộc giảm.

- Trong năm 2012, do doanh thu Công ty giảm rất nhiều, trong khi chi phí Công ty phát sinh khá cao so với doanh thu cho nên kết quả kinh doanh của Công ty dẫn tới tình trạng lỗ rất nhiều (lỗ 304.541triệu đồng). Sang năm 2013, tình hình kinh doanh C ng được ty cải thiện rất nhiều, doanh thu tăng cao cho nên trong năm này

Công ty bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận (lợi nhuận 71.097 triệu đồng). So với năm 2012 và 2013, lợi nhuận năm 2014 tăng cao (lợi nhuận 138.483 triệu đồng) gần gấp đ i năm 2013 tăng 194,78%), doanh thu tăng vọt nhưng do điều tiết chi phí tốt, kh ng vượt nhiều so năm 2013 cho nên lợi nhuận năm 2014 tăng cao theo doanh thu đây là năm có lợi nhuận cao nhất so với năm 2012 và 2013.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh của C ng ty trong 3 năm năm 2012-2014), tình hình ngày càng được cải thiện, việc sử dụng chi phí hợp lý, cũng như kế hoạch kinh doanh đã làm doanh thu tăng cao dẫn đến lợi nhuận tăng theo từng năm, đặc biệt năm 2014. Để vượt qua khó khăn, Ban HĐQT, BKS, cũng như Ban giám đốc Công ty đã cùng nhau đoàn kết, phối hợp cùng tất cả các cán bộ công nhân viên toàn Công ty và Các công ty trực thuộc cùng nhau vượt khó khăn, đưa hoạt động kinh doanh của Công ty một ngày hiệu quả hơn.

2.2. Thực trạng hoạt động quản trị tài chính của Công ty Sudico

Quy trình hoạt động quản trị tài chính của C ng ty theo sơ đồ sau

(Nguồn : Dữ liệu tại Phòng tài chính kế toán – Công ty Sudico)

Hình 2.2: Quy trình hoạt động quản trị tài chính của Công ty Sudico 2.2.1. Thực trạng công tác hoạch định tài chính của Công ty 2.2.1. Thực trạng công tác hoạch định tài chính của Công ty

Để quản trị tài chính tốt, Công ty tiến hành hoạch định tài chính dài hạn và ngắn hạn phù hợp với SXKD và định hướng của Công ty. Công ty hoạch định tài chính dựa vào những kế hoạch, chính sách tài chính của những năm trước để tiến hành hoạch định tài chính cho những năm kế tiếp. Công tác hoạch định tài chính Công ty tiến hành cụ thể sau:

Hoạch định tài chính Thực hiện hoạt động tài chính Kiểm tra, điều chỉnh hoạt động tài chính

Tổng giám đốc chỉ đạo trực tiếp xây dựng các kế hoạch, chính sách tài chính và trình lên HĐQT và Đại hội đồng cổ đ ng (những kế hoạch tài chính có qui mô lớn) thông qua. Sau đó kế hoạch, chính sách tài chính được chuyển xuống Ban giám đốc thực hiện. Như vậy quy trình hoạch định tài chính C ng ty như sau :

(Nguồn : Dữ liệu tại Phòng tài chính kế toán – Công ty Sudico)

Hình 2.3 : Quy trình hoạch định tài chính của Công ty

Trong công tác hoạch định tài chính Công ty, người chịu trách nhiệm các kế hoạch, chính sách tài chính cũng là người ban hành các chính sách tài chính là HĐQT, tuy nhiên nếu kế hoạch tài chính nào có qui mô lớn và quan trọng thì phải được sự phê duyệt của Đại hội đồng cổ đ ng. Người thực hiện là Ban giám đốc. Trong kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn của Công ty bao gồm những chính sách tài chính trong hoạt động SXKD của Công ty.

Hệ thống tài chính kế toán bao gồm phòng Tài chính Kế toán tại Tổng công ty và các phòng Kế toán tại các đơn vị trực thuộc. Trong đó, chức năng tài chính được thực hiện chủ yếu qua Phòng Tài chính Kế toán và phòng Kinh tế kế hoạch của Tổng Công ty.

2.2.1.1. Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn

Do kinh doanh chủ yếu là đầu tư BĐS, cho nên lập kế hoạch tài chính ngắn hạn của Công ty rất quan trọng. Kế hoạch tài chính ngắn hạn của Công ty căn cứ vào

Đại hội đồng cổ đông, HĐQT

(Duyệt, Ban hành)

Ban giám đốc

( Thực hiện)

Tổng giám đốc

(Trực tiếp chỉ đạo xây dựng : kế hoạch tài chính, chính

hoạt động thu, chi diễn ra trong năm thực hiện của Công ty. Từ đó C ng ty đưa ra những chính sách tài chính về thu, chi cho năm kế hoạch. Trong đó :

+ Hoạt động thu: tập trung từ nguồn thu từ bán BĐS, đầu tư tài chính ngắn hạn, cho thuê BĐS. Kế hoạch thu từ những dự án BĐS đã hoàn thành và đưa ra thị trường trong năm, thu tài chính ngắn hạn là lãi vay, cổ tức lợi nhuận được chia, và cho thuê BĐS.

+ Hoạt động chi: đó là chi cho hoạt động SXKD trong năm, chi trả người lao động, chi trích dự phòng rủi ro, chi lãi vay ngắn hạn. Kế hoạch chi cho hoạt động SXKD là chi cho các dự án mà C ng ty đầu tư đã được ký kết và chi theo từng hạng mục mà dự án đó hoàn thành, kế hoạch chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, kế hoạch chi cho dự phòng đầu tư ngắn hạn và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Với nhiều nguồn thu, chi ảnh hưởng đến hoạt động XSKD, cho nên nhằm để hoạt động SXKD của Công ty hoạt động hiệu quả, và hoạt động liên tục trong kế hoạch tài chính ngắn hạn, HĐQT sẽ đưa ra các quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định phân phối lợi nhuận và quyết định khác. Trong các quyết định này, HĐQT phê duyệt và ban hành những chính sách tài chính như :

- Chính sách quản trị vốn bằng tiền.

- Chính sách công nợ khoản phải thu ngắn hạn.

- Chính sách về quản trị hàng tồn kho.

- Chính sách khoản phải trả ngắn hạn.

- Chính sách vay vốn ngắn hạn.

- Chính sách sử dụng vốn ngắn hạn.

- Chinh sách quản lý chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn.

- Chính sách mua sắm tài sản cố định (mua sắm, sử dụng).

- Chính sách trả lương cán bộ công nhân viên.

- Chính sách dự phòng rủi ro tài chính ngắn hạn.

HĐQT Công ty sẽ họp kh ng dưới 1lần/ năm để duyệt, điều chỉnh các chính sách đưa ra cho năm kế hoạch.

2.2.1.2. Lập kế hoạch tài chính dài hạn

Kế hoạch tài chính dài hạn là vấn đề mang tính chiến lược đối với mỗi công ty. Kế hoạch tài chính dài hạn thiết lập mục tiêu, định hướng và các phương án tài chính để đạt được mục tiêu đó, đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững và lâu dài của mỗi công ty. Kế hoạch tài chính dài hạn càng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi các c ng ty đều hoạt động trong m i trường kinh doanh mang tính toàn cầu, sự biến động xảy ra thường xuyên và theo nhiều xu hướng khó đoán trước rủi ro. Khi lập kế hoạch tài chính dài hạn, nhà quản trị tài chính thường xem xét phân tích dữ liệu tài chính quá khứ, nội lực tài chính hiện tại và các điều kiện hoạt động của C ng ty để từ đó dự đoán tình hình tài chính tương lai, trong đó cần đưa ra các phương án tài chính khác nhau phục vụ cho việc quản trị biến động.

Kế hoạch tài chính dài hạn ở Công ty Sudico là kế hoạch đầu tư những dự án BĐS, đầu tư TSCĐ, vay vốn dài hạn, các khoản thu và các khoản phải trả dài hạn của Công ty. Trong kế hoạch tài chính dài hạn, HĐQT sẽ đưa ra những quyết định về đầu tư, tài trợ, và quyết định khác trong những quyết định đó HĐQT sẽ ban hành một số chính sách tài chính có tính chiến lược dài hạn như:

- Chính sách về doanh thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản tr tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển đô th và khu công nghiệp sông đà (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)