CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả cho vay
Để nâng cao được chất lượng tín dụng NH đối với đối tượng vay ta phải hiểu rõ các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH để từ đó phát huy những mặt tích cực cũng như hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực. Mặt khác cả NH và đối tượng vay cần phải có những biện pháp linh hoạt, cụ thể, đúng đắn để có thể đạt được mục tiêu vay một các tốt nhất và cần phù hợp với quy định của Nhà nước trong hoạt động tín dụng.
2.5.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng
Chính sách tín dụng bao gồm các quy định về giới hạn cho vay đối với từng khách hàng, đối với nhóm khách hàng; quy định về thời hạn cho vay, TSĐB của khoản vay, các khoản phí dịch vụ, hình thức xử lý nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ xấu và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động tín dụng; là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của NH, nó quyết định sự thành công hay thất bại của NH, chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển của Đảng và nhà nước, đồng thời là sự kết hợp giữa quyền lợi của người người gửi tiền, người sử dụng vốn vay và NH.
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Việc NH huy động được bao nhiêu nguồn vốn từ bên ngoài sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cho vay và hiệu quả cho vay. Nếu nguồn vốn của NH dồi dào, thủ tục cho vay đơn giản cơ hội tiếp cận nguồn vốn của người đi vay sẽ dễ dàng hơn, NH cũng cần chứng minh với khách hàng về uy tín, trình độ phát triển của NH thông qua các sản phẩm bổ trợ
cho hoạt động vay như thanh toán, chuyển tiền, chiết khấu, bảo lãnh…Ngoài ra NH cũng cần nhấn mạnh đến hoạt động marketing cho NH, nhằm quảng bá, giới thiệu và đưa ra các sản phẩm với khách hàng như: thẻ, sổ tiết kiệm cùng các hình thức khuyến mãi khác thông qua các hoạt động đó NH có thể mở rộng thị phần, tăng khả năng huy động vốn và tăng uy tín của NH.
Chất lượng nhân sự
Con người là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung trong lĩnh vực NH nói riêng. Cán bộ công nhân viên của NH là bộ mặt, là hình ảnh của NH đối với khách hàng. Nghiệp vụ NH ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự càng cao. Nếu cán bộ tín dụng không làm chủ được bản thân, không có bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ rất dễ rơi vào vòng pháp lý, ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như hình ảnh của NH. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn sẽ giúp NH ngừa tối đa những sai phạm và có thể đem lại một khoản tín dụng có chất lượng tốt.
Thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồn thông tin sẵn có của NH từ thông tin tín dụng (CIC), từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh, từ nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan pháp luật…để người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng
Công tác kiểm soát nội bộ
Để duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh phù hợp với chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra thì công tác kiểm soát nội bộ cũng cần được tiến hành thường xuyên, và liên tục qua đó có thể kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, rủi ro có thể xảy ra từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Theo dõi được các giới hạn tín dụng của từng khách hàng một cách chi tiết: giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh, giới hạn kí quỹ… qua đó kiểm soát tốt hoạt động tín dụng.
2.5.2. Những nhân tố thuộc về khách hàng
Đạo đức của người đi vay
các yếu tố có liên quan đến khả năng hoàn trả nợ và các hình thức sử dụng vốn vay của người đi vay. Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi khách hàng nhận được tiền vay. Vì trên thực tế có rất nhiều người đi vay sử dụng nguồn tiền vay không hợp lý, không đúng với mục đích đi vay ban đầu, còn có nhiều người có ý tham nhũng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay NH kém thậm chí có thể không thu hồi được nợ. Vì vây, công tác kiểm tra, giám sát của NH rất là quan trọng.
Năng lực của người vay
Không một người vay nào không muốn món vay đem lại hiệu quả, nhưng có thể do năng lực có hạn chế mà họ không thực hiện được mục đích của mình và làm ảnh hưởng đến khoản tiền vay.
2.5.3. Các nhân tố khách quan khác
Ngoài những nhân tố chủ quan kể trên thì các nhân tố khách quan cũng tác động không nhỏ đến chất lượng của các khoản tín dụng NH.
Môi trường kinh tế-xã hội
Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay, nếu môi trường kinh tế gặp khó khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ cũng như khả năng hoàn trả nợ gốc làm ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản tín dụng. Môi trường kinh tế-xã hội phát triển ổn định, lành mạnh, tình hình chính trị không có nhiều biến động, bạo loạn, khi đó hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được tiến hành một cách thuận lợi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Tác động của môi trường pháp lý
Ngân hàng là một doanh nghiệp phải luôn hoạt động trong một hành lang pháp lý hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào. Vì vậy việc hoàn chỉnh các cơ chế, thể lệ tín dụng của ngành NH, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, với thực tiễn, với cơ chế thị trường cùng với một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì càng đem lại hiệu quả cho hoạt động của NH, đảm bảo được chất lượng tín dụng giữa người vay và NH.
Chính sách của Nhà nước, Chính phủ.
Chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại…có vai trò quan trọng với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động các NH, các doanh nghiệp nói riêng.
Khi nền kinh tế trì trệ, kém phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, khi đó hoạt động cho vay cũng sẽ giảm đi. Nếu Nhà nước, Chính phủ không có các chính sách, biện pháp giải quyết kịp thời thì sẽ làm cho hiệu quả cho vay giảm xuống. Có thể trong hoàn cảnh này thì chính sách kinh tế của Nhà nước, Chính phủ phù hợp cho cả Ngân hàng và doanh nghiêp nhưng trong hoàn cảnh khác thì không. Thế nên, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Chính phủ phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sự phát triển, nâng cao được chất lượng và hiệu quả của các khoản tín dụng NH.