- Nền kinh tế trong những năm vừa qua có nhiều biến động như:
Tốc độ lạm phát cao (ở mức 2 con số), chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng, cùng với sự biến động liên tục của tỷ giá trên thị trường ngoại hối và lãi suất trên thị trường tiền gửi…đã gây ra những khó khăn cho cả Ngân hàng và khách hàng muốn tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng.
Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như: thiên tai, bão lụt, hệ thống pháp luật còn thiếu những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nên số doanh nghiệp có thể vay vốn của Ngân hàng vẫn còn thấp.
- Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ
Vẫn còn những vướng mắc trong việc cưỡng chế thi hành theo pháp luật gây trở ngại cho các hoạt động giao dịch tín dụng. Bên cạnh đó, Luật sở hữu vẫn còn những tranh cãi, nên các doanh nghiệp muốn sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn. Vì chưa có các chế tài, chính sách hướng dẫn đầy đủ, chi tiết nên việc thực hiện phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ còn nhiều khúc mắc, do giá tài sản đảm bảo thay đổi theo biến động liên tục của thị trường.
- Sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp chưa thường xuyên và bộc lộ nhiều thiếu xót.
Trường hợp các doanh nghiệp sau khi đăng kí thành lập đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động như một doanh nghiệp ma, nhưng các cơ quan chức năng chưa nắm bắt được hết. Quá trình xử lý sai phạm của các doanh nghiệp còn chưa triệt để, mới chỉ mang tính răn đe nên các tranh chấp vẫn thường xuyên xảy ra.
- Hệ thống bảo lãnh Quỹ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Hiện nay phát triển chậm chạp, bộc lộ nhiều thiếu xót do khung pháp lý chưa hoàn thiện, tỏ ra thiếu thích ứng với thực tế; ngân sách hoạt động và việc huy động vốn cho các Quỹ tín dụng này còn nhiều hạn chế, bất cập.