Ảnh hưởng của chì đối với các cơ quan trong cơ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên​ (Trang 28)

* Hệ thống tạo máu:

Chì tác động lên hệ thống tạo huyết bởi ức chế nhiều men trong quá trình tạo hemoglobin và gây ra tình trạng thiếu máu. Chì còn làm giảm khả năng hóa ứng động của bạch cầu ở những người tiếp xúc với Pb.

* Hệ thần kinh: chì làm mất cân bằng thần kinh trung ương và ngoại vi

gây viêm từng đoạn thần kinh và tổn thương các tế bào não như viêm não chì kiểu parkinson...Chì làm suy giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh ngoại vi, giảm cảm giác và giảm trí nhớ.

* Hệ tuần hoàn: Chì ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn từ rất sớm, gây co mạch ngoại vi, các mạch nhỏ và mao mạch có hiện tượng dày lên.

* Hệ tiết niệu: Thận là một trong các cơ quan có chứa hàm lượng chì cao

nhất, đồng thời nó cũng là nơi đào thải chì chủ yếu của cơ thể. Sự hấp thu chì quá mức hoặc kéo dài dẫn tới ảnh hưởng chức năng thận, suy thận mãn.

* Tuyến nội tiết: theo nghiên cứu của Schutz A, chì ảnh hưởng đến hor

mon tuyến giáp làm giảm T4 huyết thanh và TSC.

Navarro - Blasco Itìm hiểu trên 90 người tiếp xúc chì lâu dài thấy tỷ lệ LH huyết thanh thấp hơn ở nhóm chứng, tăng FSH huyết thanh ở mức chì cao [47].

* Hệ miễn dịch: Thay đổi tế bào Lympho và ức chế chức năng của đại

thực bào (MAC). Trong tế bào Lympho thì nhóm - SH có vai trò quan trong nên khi chì tác động với nhóm - SH của tế bào sẽ gây rối loạn tế bào.

* Ảnh hưởng tới di truyền và sinh sản:

Goel J và cs nghiên cứu sự rối loạn nhiễm sắc thể bằng cách nuôi cấy tế bào lympho của 19 công nhân tiếp xúc chì ở nhà máy ắc quy và 9 người đối chứng cho thấy sự rối loạn chromatit và chromosom, nhất là hiện tượng khuyết đoạn ở nhóm tiếp xúc chì cao có ý nghĩa so với nhóm đối chứng [37].

Nông Thanh Sơn nghiên cứu trên NST ở mô tinh hoàn chuột nhiễm độc axetat chì cũng thấy chì ảnh hưởng đến phân bào giảm nhiễm tạo tinh trùng. Chì gây rối loạn cả số lượng và cấu trúc NST với tần xuất gấp 7 lần đối chứng. Sự rối loạn cả số lượng và cấu trúc này sẽ làm mất cân bằng gene trên các NST và những lần phân chia tiếp theo sẽ bị loại hoặc biến đổi làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng dòng tinh trùng, nếu chuột sinh sản sẽ ảnh hưởng đến thế hệ con [27].

Akubugwo I. E và cs thấy rằng ở phụ nữ có thai tỷ lệ xảy thai, đẻ non tăng cao, thai nhi kém phát triển và giảm trọng lượng khi tiếp xúc với hàm lượng chì trong môi trường vượt quá TTCP [35].

1.3. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến sức khỏe, bệnh tật ngƣời dân xung quanh khu khai thác mỏ

Môi trường và sức khỏe con người có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu sử dụng khai thác hợp lý nó sẽ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, sức khỏe cho con người và ngược lại nếu không biết cách bảo vệ, xây dựng phát triển và sử dụng môi trường sống hợp lý thì môi trường sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ, tạo ra các yếu tố nguy cơ cho sức khoẻ, bệnh tật của con người.

Trong tổng số các bệnh tật của con người có tới 25% bệnh tật liên quan đến môi trường, trong đó có tới 80% các loại bệnh gây nên do nước hoặc liên quan đến nước. Người ta thấy 80 % tất cả các bệnh ung thư liên quan đến môi trường (hút thuốc, dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác) [11].

Công nghiệp luyện chì, kẽm là một trong những ngành công nghiệp sản xuất có liên quan đến nhiều yếu tố độc hại so với các loại kim loại màu khác. Các tác giả Letavet, Satalop, Zoi đã mô tả các trường hợp suy nhược cơ thể, viêm não, do chì, huyết áp cao gặp rất nhiều ở những công nhân tiếp xúc chì, đồng thời những khái quát về cơ chế bệnh sinh của nhiễm độc chì cũng đã được đề cập tới.

Trong nước thải công nghiệp luyện kim thường có Pb, Hg, Cd, As, Mn…hầu hết các kim loại này thường có độc tính cao đối với sức khỏe con người. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể gây độc thần kinh, gây chết nếu nhiễm độc nặng, tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến như: Đau bụng chì, đường viền đen ở lợi, viêm khớp, viêm thận, cao huyết áp, thiếu máu...

* Nghiên cứu ở trong nước

Tại Thái Nguyên cũng có nhiều nghiên cứu về môi trường và sức khoẻ, nhất là môi trường tại các nhà máy lớn và khu công nghiệp.

Năm 2000, Đồng Ngọc Đức và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng sống xung quanh khu vực nhà máy luyện kim màu Thái Nguyên. Các tác giả cho biết hầu hết hàm lượng chì đều cao tromg mẫu nước sinh hoạt, nước thải và nước suối đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng chì trong nước giếng cao hơn gấp nhiều so với các khu vực khác. Cũng theo kết quả nghiên cứu có mối liên quan giữa lượng chì trong máu cao với sảy thai (gấp 1,8 lần), thai lưu 4,3 lần, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm đường sinh dục cao gấp 3,8 lần [32].

Hoàng Khải Lập và cộng sự nghiên cứu môi trường tự nhiên đất, nước, không khí, môi trường kinh tế xã hội: Sinh hoạt, lao động, nội thất cộng đồng liên quan đến sức khỏe và thực trạng sức khỏe của nhân dân xã Nam Hòa thấy rằng nguy cơ ô nhiễm nước rất cao 0,9%, vừa 52% [21].

Nghiên cứu của Hoàng Hải Bằng về thực trạng môi trường, sức khỏe và bệnh tật của nhân dân sống tiếp giáp với khu vực khai thác mỏ Thiếc Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang năm 2003 cho thấy hàm lượng thiếc (360,7 µg/l), kẽm (9,1µg/l) trong nước sinh hoạt của người dân vùng khai thác mỏ cao hơn ở vùng xa khu vực khai thác. Nồng độ chì trong máu của người dân vùng khai thác là 197,6 µg/l cao hơn người dân ở xa khu vực khai thác. Tỷ lệ mắc bệnh của người dân ở vùng khai thác cũng cao hơn, chủ yếu là bệnh tuần hoàn chiếm 44,4 %, hô hấp 72,2%, bệnh hệ thần kinh 36,4% [2].

Nghiêm Kim Dung nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật ở người dân sống tiếp giáp vùng khai thác mỏ Mangan Cao Bằng năm 2004: tỷ lệ bệnh của người dân vùng tiếp giáp cao hơn vùng đối chứng, bệnh hô hấp 77,68%, bệnh hệ thần kinh 51,7%, bệnh hệ tuần hoàn 34,8%. Hàm lượng Mangan trong máu 54,05 µg/l cao hơn nồng độ của người bình thường (20 – 30 µg/l) [7].

Tóm lại: Chì là chất độc, có rất nhiều nguồn gây nhiễm độc, khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người gây ảnh hưởng tới các cơ quan. Các nghiên

cứu trong và ngoài nước về tác hại của chì đối với sức khỏe công nhân có rất nhiều tác giả đề cập tới. Tuy nhiên nguồn tiếp xúc không nghề nghiệp còn rất ít nghiên cứu, đặc biệt là sự ảnh hưởng của chì đến sức khỏe người dân sống xung quanh vùng bị ô nhiễm do chất thải của các nhà máy, xí nghiệp.

Một số biểu hiện bệnh lý thường gặp (Giai đoạn nhiễm chì thực sự): • Toàn thân: nhức đầu, da tái nhợt, ăn uống kém, mệt mỏi, thường hay đau cơ.

• Thiếu máu: do nhiễm độc chì không nặng lắm, huyết sắc tố ít khi tụt xuống dưới 60%, hồng cầu có thể dưới 3,5 triệu mm3

thiếu máu có thể đẳng sắc hoặc nhược sắc.

• Viêm đa dây thần kinh: thường hay liệt nhất là thể liệt thần kinh quay với triệu chứng tay cổ cò.

• Cao huyết áp: hiện tượng này xảy ra do hiện tượng co thắt các động mạch thận. Cao huyết áp thường đi đôi với cơn đau bụng chì [28].

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1.1. Con người:

- Người dân ≥ 18 tuổi sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì. - Thời gian sống liên tục ở khu vực đó ≥ 3 năm.

- Các mẫu máu của người dân ≥ 18 tuổi. - Các mẫu nước tiểu của người dân ≥ 18 tuổi

2.1.1.2. Môi trường nước:

- Chì trong nước giếng sinh hoạt của các hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì.

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

- Tuổi ≥ 18.

- Thời gian lao động, sinh sống tại khu vực ít nhất là 3 năm.

- Người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì, không làm việc tại xí nghiệp.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Khu vực dân cư hai xóm Làng Mới và Đồng Mẫu thuộc xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên sống trong vòng bán kính 2 km so với xí nghiệp kẽm chì, hai xóm này có các hộ gia đình ở cách xí nghiệp ≤ 2000 m.

Xã Tân Long có diện tích 49,33 km2, dân số 5699 người, tổng số 1279 hộ nằm rải rác trên 9 thôn xóm. Xóm Làng Mới có 400 người dân, 200 hộ gia đình, xóm Đồng Mẫu có 320 người dân, 110 hộ. Các hộ gia đình chủ yếu là làm nông nghiệp.

Xí nghiệp Chì kẽm Làng Hích nằm trên địa bàn xóm Làng Mới xã vùng cao Tân Long huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, gần xóm Đồng Mẫu. Với công trường sản xuất trải rộng 287 ha chủ yếu là vùng núi, đường xá đi lại khó khăn. Nơi gần nhất cách văn phòng xí nghiệp 500m, nơi xa nhất cách

khoảng 13km. Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích là một trong những đơn vị thành viên của Công ty TNHH nhà nước MTV Kim loại màu Thái Nguyên. Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích được phát hiện và khai thác từ năm 1980. Ngành nghề kinh doanh chính của xí nghiệp là khai thác quặng kẽm, chì và tuyển quặng, làm giàu quặng thô thành quặng tinh để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy trong công ty. Sản lượng khai thác quặng nguyên khai bình quân mỗi năm là 20.000 tấn. Trong số này thường có 3500 - 4000 tấn quặng kẽm tinh, 800 - 1000 tấn quặng chì tinh.

Đặc biệt trên địa bàn xã có dòng suối chảy từ khu khai thác của xí nghiệp qua khu vực dân cư hai xóm Làng Mới và Đồng Mẫu.

Các hộ gia đình có người được chọn vào nghiên cứu đều nằm xung quanh xí nghiệp và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chất thải xí nghiệp (dòng suối thải nước thải...).

2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2011.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang

2.2.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu

2.2.1.1. Chọn mẫu và cỡ mẫu môi trường nước

Mẫu nước giếng: được tính theo công thức:

n= Z21-α/2 2 2 ) X ( s  (1) [9], [15] Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu.

Z 1-α/2: giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa α, với α = 0,05, Z 1-α/2 = 1,96. s2: phương sai

X: giá trị trung bình của một nghiên cứu trước.

ε: mức sai lệch tương đối giữa các tham số mẫu và tham số quần thể. Dựa vào kết quả nghiên cứu hàm lượng chì trong nước sinh hoạt của người dân xung quanh Công ty kim loại màu Thái Nguyên, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hoa [14], ta có X = 0,019; s = 0,014; ε = 0,3; thay vào công thức ta có n = 23,17. Số mẫu tối thiểu cần xét nghiệm là 23,17 mẫu. Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng và làm tròn 26 mẫu. Chúng tôi xét nghiệm 30 mẫu chì trong nước. Các mẫu chì tro ng nước đư ợc chọn chủ đích, phân bố theo hai xóm.

2.2.1.2. Chọn mẫu, cỡ mẫu khám bệnh

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ trong quần thể với sai số mong muốn không quá 5% và độ tin cậy 95%

2 α/2 1 2 d p) ρ(1 Ζ n    (2) [3], [15]

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu

Z1-α/2: giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa α, với α = 0,05, Z1-α/2 = 1,96 d: độ sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ thực

của quần thể.

p: tỷ lệ ước lượng của biến số nghiên cứu.

Lấy p = 0,202  q = 1 – p = 1 - 0,202 = 0,798 theo Hoàng Hải Bằng [2] (nghiên cứu về sức khỏe người dân sống xung quanh khu vực mỏ thiếc Sơn Dương cho biết tỷ lệ mắc bệnh đường tiết niệu là 20,2%); chọn d = 0,05;

Thay vào công thức (2), ta có n = 247,7. Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng và làm tròn là 248 người. Thực tế, chúng tôi khám 288 người và phân bố số người khám bệnh ở hai xóm nghiên cứu.

2.2.1.3. Chọn mẫu, cỡ mẫu xét nghiệm chì trong máu và nước tiểu

Được tính theo công thức (1). Dựa vào kết quả nghiên cứu về hàm lượng chì trong máu của người dân sống xung quanh Công ty Kim loại màu Thái Nguyên [14] ta có X = 0,03; s = 0,007; ε = 0,09. Thay vào công thức ta có n = 25,82 người; Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng và làm tròn thành 28,40 mẫu. Chúng tôi xét nghiệm 30 mẫu máu, 30 mẫu nước tiểu.

Chọn mẫu xét nghiệm chì niệu và chì máu: chọn chủ đích trong số những người được chọn để khám phát hiện bệnh và hộ gia đình được chọn vào xét nghiệm chì trong nước giếng.

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

- Xét nghiệm hàm lượng chì trong môi trường nước giếng của hộ gia đình sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích,Thái Nguyên.

- Khám để phát hiện một số bệnh.

- Xét nghiệm chì máu, chì niệu của người trưởng thành. - Một số yếu tố liên quan: chì trong nước, chì máu, chì niệu.

2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu:

2.2.3.1. Thông tin chung: giới, nghề nghiệp, thời gian cư trú.

2.2.3.2. Chỉ số về ô nhiễm chì trong nước giếng: - Hàm lượng chì trong nước giếng

NGƢỜI DÂN TRƢỞNG THÀNH SỐNG XUNG QUANH XÍ NGHIỆP KẼM - CHÌ

XN Pb TRONG

NƢỚC GIẾNG KHÁM LÂM SÀNG

TỶ LỆ MẮC BỆNH (TMH, tiêu hóa,tiết niệu…)

Pb niệu Pb máu XÁC ĐỊNH HL Pb XÉT NGHIỆM XÍ NGHIỆP KẼM CHÌ LÀNG HÍCH

2.2.3.3. Chỉ số về xét nghiệm máu và nước tiểu

- Hàm lượng chì trong máu. - Hàm lượng chì trong nước tiểu. - Nồng độ huyết sắc tố.

- Tương quan giữa hàm lượng chì trong nước , trong máu và trong nước tiểu của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì.

- Tỷ lệ chì cao hơn tiêu chuẩn cho phép trong nước giếng, trong máu, chì niệu của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì.

2.2.3.4. Chỉ số về bệnh tật.

- Tỷ lệ mắc các chứng bệnh TMH. - Tỷ lệ mắc các chứng bệnh hệ tiêu hoá. - Tỷ lệ mắc các chứng bệnh hệ tiết niệu. - Tỷ lệ mắc các chứng về cơ xương khớp - Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ngoài da - Tỷ lệ mắc các chứng bệnh hệ thần kinh

- Tỷ lệ một số bệnh của người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì theo khoảng cách.

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.4.1. Thu thập số liệu xét nghiệm chì trong môi trường nước giếng, chì trong máu và chì trong nước tiểu và hemoglobin

- Cách phân tích chì trong nước giếng sinh hoạt: lấy mỗi mẫu 500 ml nước giếng đựng trong chai sạch, ghi rõ họ tên chủ hộ, đặc điểm mẫu và gửi về phòng thí nghiệm Viện 69.

+ Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu nước: đối với phép đo Pb vì lượng chì thấp do vậy phải làm giàu mẫu phân tích bằng cách lấy 50 ml cho bay hơi ở nhiệt độ 70-80 0C, sau đó hòa tan cặn bằng 2 ml HCl 1%.

trình vô cơ hóa mã, đặc biệt là hóa chất làm cùng với mẫu phân tích.

Kết quả phân tích chì trong nước được phân tích bằng máy đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS

Bảng 2.1. Thông số đo của phép đo của chì

Thông số Pb Vạch phổ 283,3 Khe sáng 0,7 Cường độ đèn (Ma) 10 Tỷ lệ Acetylen/không khí 1,2/6 Năng lượng hấp thụ 69,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng hích, thái nguyên​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)