ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro lan hoàng thảo thạch hộc tía (dendrobium nobile lindl)​ (Trang 44 - 50)

VÀ PHÁT TRIỂN LAN THẠCH HỘC SAU KHI RA CÂY

Đưa cây ra ngoài vườn ươm là giai đoạn quan trọng bao gồm việc tạo rễ, huấn luyện thích nghi với thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, sự mất nước, sâu bệnh và chuyển từ trạng thái dị dưỡng sang tự dưỡng hoàn toàn. Đây là giai đoạn quyết định khả năng ứng dụng quy trình nhân giống in vitro.

Khi cây con nuôi cấy mô khi đã đạt đủ tiêu chuẩn,chúng tôi tiến hành dùng panh gắp cây con khỏi bình nuôi cấy sau đó rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước cho thật sạch môi trường thạch và tránh để cây bị nát, để cây con ráo nước, rồi trồng vào cốc nhựa đựng giá thể, nguyên liệu mà chúng tôi sử dụng để làm giá thể là mùn cưa đã được ủ hoai mục và vụn dớn, để nghiên cứu chúng tôi đã chia làm ba loại giá thể như sau: loại thứ nhất chỉ chứa mùn cưa; loại hai chứa cả mùn cưa với vụn dớn trộn đều vói tỷ lệ 1:1 và loại 3 chỉ chứa vụn dớn. Mỗi loại giá thể chúng tôi tiến hành thí nghiện trồng 50 cây con.

Sau khi trồng vào giá thể chúng tôi đưa cây vào túi bóng nilon và ghim lại. Tiến hành chăm sóc bằng cách tưới nước lã và tưới dung dịch ½ MS (Kết quả theo dõi sau 60 ngày được trình bày trong bảng 3.10).

Chúng tôi nhận thấy rằng các loại giá thể đều có khả năng trồng lan Thạch ộc sau khi ra cây với tỷ lệ cấy sống đều đạt trên 80% tuy nhiên so với hai loại

giá thể là giá thể mùn cưa và gia thể vụn dớn thì giá thể chứa hỗn hợp cả hai loại vụn dớn + mùn cưa cho tỷ lệ cây sống và cây đạt chất lượng tốt hơn, tỷ lệ cây sống đạt 92% và cây to khỏe ra rễ nhiều, số chồi mới hình thành đạt 2,86 chồi trên một cây. Như vậy, chúng tôi kết luận giá thể chứa hai mùn cưa và vụn dớn với tỷ lệ 1:1 là thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây lan Thạch hộc.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sự phát triển lan Thạch

hộc

Giá thể Số cây còn sống

Số chồi mới

hình thành Số lá/ cây Đặc điểm cây Mùn cưa 42 1,54 ± 0,12 7,45 ± 0,12

Cây khỏe, lá xanh nhạt và nhỏ, rễ mới hình thành không nhiều, chồi con ít. Mùn cưa

và vụn dớn

46 2,86 ± 0,15 8,5 ± 0,03

Cây to khỏe, lá xanh, ra rễ mới nhiều, rễ xanh, nảy chồi con nhiều.

Vụn Dớn 45 1,7 ± 0,1 6,8 ± 0,04

Cây khỏe, lá xanh nhạt, ra rễ mới và nảy chồi con nhưng chưa nhiều.

VỤN DỚN MÙN CƯA + VỤN DỚN MÙN CƯA

Hình 3.9. Hình ảnh cây lan thạch hộc con sinh trưởng trên các loại giá thể khác nhau sau khi ra chai và huấn luyện tại vườn ươm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Mẫu phù hợp để khử trùng tạo vật liệu đưa vào nuôi cấy lan thạch hộc là sử dụng quả lan và hóa chất khử trùng thích hợp là HgCl2 0,1%

2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự tái sinh protocorm và môi trường phù hợp.

- Môi trường MS bổ sung đường saccharose 10g/l + aga 6g/l r + than hoạt tính 1g/l; nước dừa 50ml/l và BAP 1,0 mg/l phù hợp để phát sinh protocrom từ hạt Thạch hộc.

- Môi trường tốt nhất để hình thành chồi lan Thạch hộc từ protocorm là MS bổ sung 10g đường saccharose; 6g/l agar; 1g/l than hoạt tính; 0,5ml/l BAP và 100ml/l nước dừa.

3. Kết quả nhân nhanh và tạo cây hoàn chỉnh

- Môi trường phù hợp nhân nhanh chồi lan Thạch hộc là môi trường MS bổ sung 30 g/l đường saccharose; 6g/l agar; 1g/l than hoạt tính; 50 ml/l nước dừa và 1mg/l BAP.

- Lan Thạch hộc phát triển và hình thành rễ tốt trong môi trường MS bổ sung 30 g/l đường sacch arose; 6 g/l agar; 1 g/l than hoạt tính; 50g/l khoai tây và 0,5mg/l NAA.

- Giá thể thích hợp để trồng lan Thạch hộc là mùn cưa hoai mục trộn với vụn dớn với tỷ lệ 1:1.

KIẾN NGHỊ

Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro loài lan Thạch hộc nhằm góp phần bảo tồn lan rừng và cung cấp nguồn dược liệu quý Thạch hộc cho thị trường, phục tráng giống cây và giữ gìn các chất có hoạt tính sinh học trong cây, phục vụ nghiên cứu di truyền tạo giống mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam – Trồng hái chế biến, trị bệnh ban đầu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

2. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhi, Lê Thị Muội (1997), Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

3. Dương Mậu Hùng, Lê Đình Khả (2003), Giáo trình giống cây rừng. Nhà xuất bản nông nghiệp.

4. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Nhân giống vô tính và trồng rừng vô tính. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

5. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (2005),Sinh lý học thực vật. Nhà xuất bản Giáo Dục.

6. Trần Hợp (1998), Phong lan Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 7. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mậu Hùng, Lê Hồng Điệp (2005), Sinh lý học thực vật (tập 2). Nhà xuất bản giáo Dục.

8. Trần Việt Hưng (2014), Lan Hoàng thảo Dendrobium cây hoa, vị thuốc.

9. Vũ Ngọc Lan, Nguyễn Thị Lý Anh (2013), Nhân giống In vitro loài lan bản địa dendrobium Nobile Lindl. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11 (7): 917-925.

10. Nguyễn Thanh Tùng, Lê Văn Điệp, Nguyễn Minh Trung, Trương Thị Bích Phượng (2010), “Áp dụng phương pháp nuôi cấy lát mỏng tế bào trong nhân giống in vitro cây Hoàng lan thân gãy (Dendrobium aduncum), Tạp chí Công nghệ Sinh học 8 (3): 361 - 367.

11. Nguyễn Văn Song (2011), “Nhân nhanh in vitro lan Kim Điệp

(Dendrobium chrysotoxum) - một loài lan rừng có nguy cơ tuyệt chủng”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 64, tr.127 – 136.

12. Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Thị Lý Anh, Vũ Ngọc Lan, Trần Thế Mai (2011), “Nhân giống in vitro giống lan Dendrobium fimbriatum (Lan Hoàng Thảo Long nhãn)”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp, tập 10, số 2, tr.263 – 271.

13. Bùi Thị Tường Thu, Trần Văn Minh (2007), “Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến quá trình nuôi cấy phát sinh tế bào soma và phôi vô tính ở cây lan (Dendrobium, Phalaenopsis, Cybidium)”, Hội nghị Khoa học và Công nghệ 2007, trang 503 – 508.

Tài liệu tiếng Anh

14. Kusumoto and Furukawa (1977), Effect of Oganic Matter on the Growth of Cymbidium Protocrom Cultured in vitro. Japan Soc Hort Sci45 (4): 421-426

15. Tawaro Supavadee, Suraninpong Potjamarn and Chanprame Sontichai (2008), Germination Regenaration of Cymbidium findlaysonyanum Lindl. on a Medium Supplemented with Some organic Sourcer. Walailak J Sci & Tech 5

(2): 125-135

16. Chang C, Chen YC, Hsu YH, Wu JT, Hu CC, Chang WC, Lin NS (2005), Transgenic resistance to Cymbidium mosaic virus in Dendrobium expressing the viral capsid protein gene. Transgenic Res, 14(1), pp: 41–46.

17. Narayanaswamy S (1994) Plant Cell and Tissue Culture. Tata Mcgraw Hill Publishing Company Limited, New Delhi.

18. Kauth P (2005) In vitro seed germination and seedling development of Calopogon tuberosus and Sacoila Lanceolata var. lanceolata: Two Florida native terrestrial orchids. Master thesis, University of Florida.

19. Bijaya Pant and Deepa Thapa (2012), “In vitro mass propagation of an epiphytic orchid, Dendrobium primulinum Lindl. through shoot tip culture”.

African Journal of Biotechnology Vol. 11(42), pp. 9970-9974.

20. Sana Asghar, Touqeer Ahmad, Ishfaq Ahmad Hafiz and Mehwish Yaseen (2011 ), “In vitro propagation of orchid (Dendrobium nobile) var. Emma white”. African Journal of Biotechnology Vol. 10(16), pp. 3097 – 3103.

21. M. Maridass, R. Mahesh , G.Raju A.Benniamin and K.Muthuchelian (2010) “In Vitro propagation of Dendrobium nanum through rhizome bud culture. International Journal of Biological Technology, 1(2), 50 – 54.

Tài liệu trang web 22. http://nongnghiep.vn/than-duoc-thach-hoc-tia-post119811.html 23. http://thachhoc.net/ 24. http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/thonhilan.htm 25. http://bioplants.com.vn/ky-thuat-trong-cay-thach-hoc-tia 26. http://www.vuonhoalan.net/?tab=detailnews&tin=68&title=lan-da- hac-phi-diep-dendrobium-anosmum 27. http://www.vnorchids.net/index.php?/topic/11-lan-hoang-thao% 28. http://blogcaycanh.vn/cay_canh/d/cay-thach-hoc-tia

PHỤ LỤC

Môi trường nuôi cấy là môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962)

Thành phần Nồng độ (mg/l)

Khoáng đa lượng

NH4NO3 1650 KNO3 1900 CaCl2.2H2O 440 MgSO4.7H2O 370 KH2PO4 170 Khoáng vi lượng MnSO4.4H2O 23,3 ZnSO4.7H2O 8,6 H3BO3 6,2 KI 0,83 Na2MoO4.2H2O 0,25 CuSO4.5H2O 0,025 CoCl2.6H2O 0,025 Sắt EDTA Na2.EDTA 37,3 FeSO4.7H2O 27,8 Vitamin myo-Inositol 100 Thiamin (B1) 0,1 Nicotinic acid 0,5 Pyridoxine HCl 0,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro lan hoàng thảo thạch hộc tía (dendrobium nobile lindl)​ (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)