0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Các Mác và Ph.Ăng ghen: toàn tập, NXB Chính trị quốc gia HàN ội,993, tập 6, trang

Một phần của tài liệu TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN - 5 PDF (Trang 31 -32 )

Quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính vật chất, thuộc đời sống xã hội. Quan hệ sản xuất là hình thái xã hội của sản xuất. Ba mặt của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính tương đối ổn định so với sự vận động. phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.

Trong ba mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản đặc trưng cho phương thức sản xuất. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết

định quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm, cũng như quyết định các quan hệ xã hội khác. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định tới hai mối quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm ở chỗ nó chỉ rõ: giai cấp, tập đoàn người nào nắm tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp, tập đoàn đó giữ vai trò chỉ huy quá trình lao động sản xuất vật chất xã hội, quyết định phương thức phân phối sản phẩm xã hội làm ra. Quan hệ sở

hữu tư liệu sản xuất còn quyết định cả tính chất của quan hệ sản xuất, đó là bóc lột hay không bóc lột, bình đẳng hay bất bình đẳng.

Trong các hình thái kinh tế - xã hội mà loài người đã trải qua, lịch sửđã chứng kiến có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Sở hữu công cộng là loại hình sở hữu mà tư liệu sản xuất là tài sản chung của cả cộng đồng nên các quan hệ

sản xuất và các quan hệ trong xã hội nói chung trở thành quan hệ hợp tác, tương tự giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại, quan hệ sở hữu tư nhân là loại hình tư liệu sản xuất tập trung và trong tay một số

ít người, còn đại đa số không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất. Vì vậy, quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất và trong đời sống xã hội là quan hệ bất bình đẳng, là quan hệ thống trị và bị thống trị, bóc lột và bị bóc lột. Các quan hệ sở hữu tư nhân: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa thuộc vào dạng này, còn quan hệ sở hữu dưới cộng sản nguyên thuỷ và cộng sản chủ nghĩa sở hữu tư liệu sản xuất là của cộng đồng, quan hệ giữa người với người là bình đẳng hợp tác.

Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, đến việc tổ

chức điều khiển quá trình sản xuất. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất do quan hệ sở hữu quyết

định và nó phải thích ứng với quan hệ sản xuất. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nếu quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất không thích

ứng với quan hệ sản xuất, nó làm biến dạng quan hệ sản xuất.

Quan hệ về phân phối sản phẩm sản xuất ra mặc dù do quan hệ sở hữu và quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất chi phối, song nó tác động trực tiếp đến lợi ích con người, nên nó tác động

đến thái độ con người trong lao động sản xuất và do đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất.

10.2.2. Qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sản xuất

Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện mối quan hệ

mang tính chất biện chứng. Quan hệ này biểu hiện thành qui luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển của đời sống xã hội – qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Khuynh hướng của sản xuất vật chất xã hội là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động.

Một phần của tài liệu TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN - 5 PDF (Trang 31 -32 )

×