V.I Lênin toàn tập, NXB Tiến Bộ Mátxcơva, 1977, tập 38, trang

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 5 pdf (Trang 30 - 31)

Người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất. Với sức mạnh và kỹ năng lao

động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với quá trình lao động, sức mạnh và kỹ năng của con người ngày càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ con người không ngừng phát triển, hàm lượng trí tuệ của lao động ngày càng cao.

Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất. Công cụ lao động, là “sức mạnh tri thức đã được vật thể hoá”, có tác dụng “nối dài bàn tay” và “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất. Trong mọi thời đại, công cụ

sản xuất luôn là yếu tốđộng nhất của lực lượng sản xuất. Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, con người luôn phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ sản xuất luôn được cải tiến và hoàn thiện. Chính sự biến đổi thường xuyên của công cụ sản xuất đã làm thay đổi toàn bộ tư liệu sản xuất. Suy đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội. Trình độ phát triển của công cụ

lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau. Trình độ của lực lượng sản xuất luôn có sự tương ứng giữa người lao

động và công cụ lao động:

Nếu công cụ sản xuất thô sơ thì nó phù hợp với trình độ sử dụng của một người lao động. Khi đó nó phản ánh trình độ thủ công của lực lượng sản xuất.

Nếu công cụ sản xuất bằng máy móc hiện đại nó phù hợp với trình độ của tập thể người lao

động. Khi đó, nó phản ánh trình độ cơ khí hiện đại của lực lượng sản xuất.

Việc chuyển trình độ của lực lượng sản xuất từ thủ công lên cơ khí hiện đại là bước tiến vĩ đại của lực lượng sản xuất trong quá trình chinh phục tự nhiên của con người. Nó chỉ rõ sự tương

ứng giữa trình độ mọi mặt của người lao động luôn tương ứng với trình độ của công cụ sản xuất. Trải qua các cuộc cách mạng khoa học, cùng với sự tiến triển của sản xuất, khoa học ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất. Khoa học đã phát triển tới mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và trong đời sống, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cách thức mà khoa học xâm nhập và thể hiện trong thực tiễn khác nhiều so với vài thập kỷ trước đây, làm cho lực lượng sản xuất có bước nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.

Khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất, nó hoàn toàn có thểđược coi là cái đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.

10.2.1.3.Quan h sn xut

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội).

Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: Các quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, các quan hệ trong tổ

chức và quản lý sản xuất, các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.

Quan hệ sản xuất phản ánh quan hệ giữa người với người, nó được hình thành khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Các Mác chỉ rõ: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với tự nhiên. Người ta không thể tự sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau, và quan hệ của họ với tự nhiên, tức là việc sản xuất”1

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 5 pdf (Trang 30 - 31)