Lời đối thoại ngắn gọn sinh động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của cao duy sơn (Trang 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Lời đối thoại ngắn gọn sinh động

Do hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý, trình độ tư duy của người miền núi ưa ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ nên trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật thường có xu thế giảm lược thành phần câu. Câu nói chỉ chuyển tải đủ thông tin cần thiết cho lời hỏi trước đó. Đoạn đối thoại ngắn gọn thô mộc giữa Pồn và gã Sảng Cà trong Cực lạc:

“- Tao vừa bắt được con trăn to lắm! - Đâu?

- Đấy? - To đấy!

- Không dưới bốn mươi kí lù! - Nói phét!

- Thử nhấc xem?

- Cả cái cây kháo to như cái đầu mày, biết thế nào mà đoán. - Ừ thì cũng ang áng!... có lẽ cũng xấp xỉ?...

- Bây giờ thế nào? - Đổi!

- Đổi lấy gì?

- Một con “ma ly tò Pày”!” [49, tr. 9 - 10]

Chúng ta thấy, những câu trong đoạn đối thoại giữa hai nhân vật Sảng Cà và Pồn hoàn toàn bị lược bỏ thành phần chủ ngữ khiến nó trở nên ngắn gọn, thô mộc, cuộc trao đổi diễn ra nhanh gọn mà vẫn đạt được mục đích. Cách nói như vậy thể hiện rõ lối tư duy đơn giản và bản tính kiệm lời của người miền núi. Đoạn đối thoại sau giữa lão Mạc và lão Dí trong tiểu thuyết Đàn trời dường như đã cởi mở được tấm lòng vốn rất hồn hậu, vô tư, phóng khoáng của hai người bạn tùng lâu ngày không gặp nhau lại đang sắp nói với nhau một việc trọng đại. Nhưng bằng những lời nói ngắn gọn, tự nhiên, không vòng vo rào trước đón sau họ đã nói được những điều mà thông thường tưởng như rất khó nói:

“- Tùng à, là chuyện về thằng Thức đấy! Tôi muốn đưa nó về đây ở với ông nhờ ông nuôi nó ăn học!...

- Ông không nói đùa đấy chứ? - Đấy là lời gan ruột mà!

- Tôi không nghĩ ông xa nó được một ngày? - Có gì vướng phải không?” [53, tr. 232]

Cao Duy Sơn rất hiểu tư duy của người miền núi nên trong lời nói của lão Mạc và Lão Dí hay có sự liên tưởng để lời nói trở nên cụ thể rõ ràng và sinh động hơn. “Lời gan ruột” là câu nói có hình ảnh thật hàm súc của lão Mạc. Nó chất chứa bao nhiêu nghĩa tình sâu nặng, ân huệ lớn lao mà lão Mạc dành cho bạn; bao nhiêu nỗi đau xót vì nhớ thương con được kìm nén và cả niềm tin tưởng chân thành như được rút ra từ gan ruột lão Mạc gửi cả vào người bạn kết nghĩa tri âm tri kỉ của mình.

Ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động như là một hình thức cơ bản và hiệu quả để thể hiện cách tư duy giản đơn của người miền núi. Nó có khả năng làm mờ ranh giới khoảng cách của những con người vốn không thuộc cùng tầng lớp, cùng lứa tuổi, cùng địa vị xã hội:

“- Lan nhình hả?

- Gọi làm gì, đói bụng phải không?

- Không đói! Lan nhình có muốn thấy ta bị giết không?... - Không!

- Ta nhờ cháu giúp một việc! - Việc gì ông cứ nói!

- Cởi trói giúp ta! - Ông định…?

- Ta không muốn bị người ta giết, ta còn vợ con…! - Trốn hả?

Cuộc đối thoại trên của Sắn Pì và Phán Sẩu cũng có nhiều câu thoại bị lược bỏ thành phần chủ ngữ làm cho lời thoại rất ngắn gọn mà vẫn rõ nghĩa: “Gọi làm gì, đói bụng phải không?”, “Không đói!” “Trốn hả?”. Mỗi câu tỉnh lược thành phần đó đều chứa đựng những thông tin cần thiết mà người nghe có thể hiểu rõ ràng. Vì thế nó vẫn đảm bảo được chức năng tham gia vào việc thúc đẩy sự phát triển của cuộc thoại. Các câu trong cuộc đối thoại này phần lớn đều là các câu phân loại theo mục đích nói có cấu trúc đơn giản: câu cảm “Không!”, câu hỏi “Lan nhình hả?”, câu cầu khiến “Cởi trói giúp ta!”… không chỉ giúp cho nhân vật trong cuộc thoại dễ dàng tiếp nhận nội dung thông tin mà còn tạo sự linh hoạt sinh động cho lời nói.

Đoạn đối thoại sau giữa lão Tẻn và Phung trong Người lang thang, thông qua lời nói và cách nói của nhân vật, người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân hậu bao dung độ lượng của những con người không cùng ruột già huyết thống đang mang thân phận kẻ lang thang:

“- Con ơi! - Ạ!

- Hôm nay pa sẽ cho con một cái tên, tên thật đẹp, con có thích không? - Thích!

- Phung nhá!

- Phung là gì hả pa?

- Phung là hoa Kim Phung. Cánh màu tím, thơm dịu về đêm. - Ô ô ô… con thích, con thích.” [48, tr. 150]

Xưa nay tình yêu trai gái là một lĩnh vực tình cảm rất cần sự tế nhị khéo léo. Khi tỏ tình ướm hỏi trai gái dân gian thường mượn cách nói hình ảnh như:

“Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa:

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

Lời tỏ tình của chàng trai dân gian bắt đầu bằng chữ "bây giờ", nhất là sau chữ "bây giờ" lại có thêm chữ "mới", "bây giờ mới", cho thấy người con trai đã

hết sức đắn đo, phân vân, ngần ngại. Nó tiết lộ những chuỗi ngày tháng thầm yêu trộm nhớ mà e dè không dám bày tỏ. Cũng đề cập đến vấn đề muôn thuở ấy nhưng không phải bằng những ẩn dụ như người Kinh. Những chàng trai cô gái trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn lại có cách thổ lộ khác. Ta hãy lắng nghe lời tỏ tình của Thức với Mỷ trong đoạn đối thoại sau:

“- Anh nói gì nữa đi? - Anh yêu em, Mỷ ơi! - Gì nữa anh nói đi?

- Anh sẽ cưới em làm vợ, em có đồng ý không?

- Liệu em có xứng với anh? Em nghe thị thành nhiều người con gái đẹp và giỏi giang lắm!

- Nhiều nhưng không bằng em! Anh chỉ sợ mình không xứng với em! - Sao anh lại nói thế?

- Vì anh chưa được nghe em nói ra tình cảm của em với anh! - Anh yêu em nhiều thật chứ?

- Thật đấy!” [53, tr. 171].

Sự luân phiên lượt lời của Thức và Mỷ tạo thành năm cặp đối đáp chỉ trong một đoạn đối thoại ngắn. Những cặp đối đáp ấy thể hiện trực tiếp trạng thái tâm lí của nhân vật, những xúc cảm mạnh mẽ nồng nhiệt được bộc lộ một cách tự nhiên qua từng câu đối đáp, đó là niềm vui sướng hạnh phúc của Thức sau bao đau khổ nay đã tìm được người con gái mà mình yêu thương, những khát khao cháy bỏng đang trào dâng rạo rực trong hai con tim yêu thương đồng điệu.

Người con gái tên Coi ở Chòm ba nhà heo hút đã mạnh dạn mời người trai mình yêu đến nhà:

“- Tối nay anh lên chơi chứ? - Với ai cơ?

- Với mọi người.

- Ừ, mình sẽ đến. Còn gì nữa không? - Anh không nói gì à?

- Có, nhưng để tối được không?” [54, tr. 363].

Lời của Coi không có vẻ rụt rè, bẽn lẽn của một cô bé mới lớn khi bắt đầu biết yêu mà rất thẳng thắn, Coi đã chủ động khơi gợi chuyện hẹn hò với người yêu.

Có thể nói: ngắn gọn, rõ rang, sinh động, dễ hiểu là một trong những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng câu văn trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn. Lời nói của các nhân vật rất tự nhiên, đời thường giống với cách nói của người Tày. Họ thẳng thắn trong bày tỏ tình cảm, lối sống cũng như quan điểm của mình. Như vậy việc sử dụng câu văn đối thoại ngắn gọn sinh động của Cao Duy Sơn bắt nguồn từ sự tương đồng với cách nói của người Tày, đồng thời thể hiện một khẩu khí, một thái độ sống rõ ràng dứt khoát của họ. Điều này góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Tày.

2.2.2. Lời đối thoại dùng nhiều khẩu ngữ và đại từ nhân xưng riêng

Ngôn ngữ đóng vai trò rất mực quan trọng trong nỗ lực hướng tới thính giác của người cảm nhận. Sử dụng các hình thức khác nhau của đối thoại sẽ lưu giữ trong nó sự phong phú của ngôn từ nói miệng của các dân tộc, các nền văn hóa. Là phương tiện nghệ thuật chủ yếu để tái tạo hành vi của con người và các giao tiếp về tinh thần giữa họ. Một dạng thức khác trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật được Cao Duy Sơn xây dựng và khai thác khá hiệu quả trong tiểu thuyết của mình đó là dạng ngôn ngữ đối thoại dùng nhiều khẩu ngữ và đại từ nhân xưng riêng.

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Khẩu ngữ là ngôn ngữ nói thông thường dùng trong cuộc sống hằng ngày, có đặc điểm đối lập vớiphong cách viết” [40]. Khẩu ngữ có cách diễn đạt riêng, lệ thuộc vào cảnh huống. Âm điệu, hư từ, những từ tắt, sắc thái biểu cảm… Được diễn đạt tùy theo suy nghĩ, đối tượng và trạng thái tâm lý, cảm xúc của người nói. Lời văn dễ hiểu gần gũi với đời thường, phù hợp với tính cách của người nói và trình độ người nghe.

Khẩu ngữ là loại ngôn ngữ tồn tại chủ yếu ở dạng nói, được sử dụng để trao đổi tư tưởng, tình cảm trong sinh hoạt hàng ngày. Hình thức thông thường là đối thoại và có những đặc điểm cơ bản là phát ngôn ngắn, đơn giản về cấu trúc,

thiên về sắc thái cảm xúc, nhiều biến thể phát âm. Ngôn ngữ giao tiếp là tiêu chí quan trọng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, người này với người khác. Nó là một phương tiện cấu thành các giá trị văn hóa thẩm mĩ. Đọc văn xuôi Cao Duy Sơn, chúng ta sẽ thấy dấu ấn văn hóa miền núi thông qua lớp đối thoại hết sức dân dã, hồn nhiên mà đậm cá tính của người dân tộc Tày. Chẳng hạn như đoạn đối thoại giữa lão Mạc với ông Chủ tịch xã Phjia Đeng khi lão đến làm thủ tục nhận Thức về làm con nuôi:

“- Hớ!... y nói dễ nghe quá đi! Chẳng nhẽ mày biết nuôi tao lại không biết nuôi sao?

- Ấy do... tôi chỉ có ý nói nếu được phép của ông thôi!

- Thế thì nghe tao nói đây, tao không cho phép thằng Chủ tịch làm cái việc của nhà tao, nếu mày thích nó thì đến chơi nhà, nuôi nó chỉ mình Mạc này được nuôi. Chỉ mình Mạc này là cha của nó thôi!

- Được rồi, được rồi!... Nhưng còn tên nó ông định gọi như thế nào? - Ủn, con dúi, nó tên là con dúi!

- Không được, nó phải có cái tên sau này còn đi học! Có được không? Đặt cho nó là Triệu Niên Thào nhé?

- ... chuyện này mày không thay tao được đâu!” [53, tr. 216].

Những đại từ nhân xưng “mày”- ‘thằng Chủ tịch”, ‘tao”; “ông”- “lão”, “tôi” kết hợp với những hư từ, từ đệm, trợ từ: “hớ”, “ấy do”, “thôi”, “nhé”, “dó”; những câu có cấu trúc đơn giản như câu đặc biệt “Được rồi, được rồi!”, câu tỉnh lược thành phần “Có được không? Đặt cho nó là Triệu Niên Thào nhé?”. Những hình thức ngôn ngữ này giúp ta dễ dàng phân biệt được ngôn ngữ của người thiểu số với ngôn ngữ phổ thông, phân biệt trình độ văn hóa giữa lão Mạc và ông Chủ tịch xã.

Tính chất suồng sã bình đẳng ngang hàng và sử dụng phong phú từ ngữ thông tục trong giao tiếp là đặc trưng của ngôn ngữ khẩu ngữ, Cao Duy Sơn đã tận dụng ưu thế của loại ngôn ngữ này trong lời thoại của các nhân vật ở đoạn đối thoại sau:

- Â... ư ... máy bay đầm già!

- Con mẹ mày chết toi! Ướt cả đít tao rồi... mày có làm sao không? - Không sao cả!

- Xuống đi! Chạy nhanh ra khỏi đây, nó quay lại lần nữa là không còn chỗ mà trú đâu... bân phạ ơi nhân dân chết hết cả rồi.

- Mụ Đởm ơi, còn sống không à? - Còn !

- Ối dó! Trưởng phố Sền còn sống á?” [53, tr. 266 - 267].

Đây là cuộc đối thoại giữa mụ Đởm với Sắn Pì và trưởng phố Sền. Các nhân vật giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ khẩu ngữ hết sức suồng sã, thô tục. Cuộc đối thoại diễn ra một cách tự nhiên, các nhân vật không hề bị ràng buộc bởi tuổi tác giới tính và địa vị xã hội. Kiểu đối thoại này xuất phát từ thói quen trong sinh hoạt hàng ngày phù hợp với đặc điểm tâm lý và tư duy giản đơn của người Tày.

Cội nguồn văn hóa dân tộc đã góp phần nuôi dưỡng ngôn ngữ văn chương cho nhà văn Cao Duy Sơn. Đi tìm nét riêng trong sáng tác của ông ta không phải đi tìm thứ ngôn ngữ cao siêu, cầu kì, hiểm hóc, những ngôn từ khuôn sáo có khả năng làm nhòe mờ đi tư tưởng cảm xúc của nhân vật. Đặc sắc ngôn ngữ trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn không ở đâu xa lạ mà nó ở ngay trong lời ăn tiếng nói thô mộc giản dị trong sinh hoạt hàng ngày. Các nhân vật trong những sáng tác của ông thường nghĩ sao nói vậy. Trong tiểu thuyết Cực lạc lời mụ Nhẹo “thật

như dao cứa”. Lời nói của mụ là thứ ngôn ngữ thông tục thô thiển, khó nghe nhưng lại chứa đựng sự thật quan trọng để vạch trần bộ mặt dâm dục trơ trẽn, bỉ ổi của lão Khóa và Sáng Và:

“- Phúy... Bị bịt miệng thì đến mẹ mày cũng chẳng kêu được. - Chắc mụ đã bám theo đít chúng nó...?

- Để ngửi rắm thối chúng nó hay sao mà phải bám? - Khuya khoắt thế sao mụ lại biết?

- Cả hai thằng cùng vào một lúc à?

- Đâu có, thằng Khóa trước, Sáng Và sau... - Vu khống!...” [49, tr. 93].

Đọc những trang tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, ta thấy hệ thống từ ngữ thông tục có mặt thường xuyên. Hầu như các cuộc đối thoại của nhân vật dù dài hay ngắn, dù có đề cập đến chủ đề nào, nhân vật tham gia già hay trẻ, trai hay gái thì trong ngôn ngữ của họ ít nhiều đều mang dấu ấn của khẩu ngữ sinh hoạt. Ta hãy xem cuộc đối thoại giữa Phán Thình và đám trai bản trong ngày cưới con trai Tài Pẩu:

“- Chúng mày đã “xíu dệ” chưa?

- Hai lần rồi dế à! Cháo gà ớt châm rượu mới tỉnh táo vui vẻ thế này chứ! - “Xúi dệ” đêm chỉ một lần, riêng thằng Tàn xơi hai bữa là vì hôm qua vợ nó bắt nhịn đói cả ngày đấy!

- Không sao! Cần thì phải ăn thêm, thức cả đêm thế này cần phải được bồi dưỡng.

- Tài xì phoòng đâu chuẩn bị rượu với cháo gà lên nhá!” [52, tr. 33]. Lời nói của các nhân vật trong cuộc hội thoại trên có dấu ấn đậm nét của khẩu ngữ biểu hiện ở việc dùng các hư từ: “à”, “thế này chứ”, “đấy”, “thế này nhá”; từ địa phương: “xíu dệ”, “Tài xì phoòng”; đại từ xưng hôchúng mày”. Điều đó không chỉ tạo sự bình đẳng ngang hàng trong sử dụng ngôn ngữ mà còn mang lại không khí dân dã, tự nhiên, vui vẻ hào hứng trong cuộc trò chuyện. Việc thường xuyên tận dụng ưu thế của ngôn ngữ khẩu ngữ trong các hình thức khác nhau đặc biệt là trong đối thoại đã tạo nên một sắc thái ổn định và mang đến một hơi thở mới nồng ấm tươi nguyên sự sống cho những tiểu thuyết của Cao Duy Sơn.

Trong Người lang thang cuộc đối thoại giữa lão Tẻn và Ngấn - những con người mang thân phận lang thang nhỏ bé. Họ đã giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn ngữ đậm chất dân tộc mình:

- , thế cũng được, học mà dốt như bò đực, chẳng nên học làm gì. Tao chữ quái nào đâu mà vẫn sống đến giờ!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của cao duy sơn (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)