CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TẬP HỢP CP VÀ TÍNH Z SP
5.1 Nhận xét
5.1.1 Nhận xét tổng quát tình hình hoạt động tại công ty
Công ty TNHH bao bì Liên Sinh là một doanh nghiệp được thành lập đã lâu trên thị trường nên có khá nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất bao bì. Vì vậy, tuy tình hình kinh tế có biến động tuy nhiên công ty vẫn hoạt động ổn định và không ngừng phát triển:
Điểm mạnh
Điểm mạnh của Công ty trước hết là trình độ máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất tương đối hiện đại so với nhiều công ty trong cùng ngành. Đặc biệt là chiến lược phát triển sản xuất của công ty luôn hướng đến việc nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ và đảm bảo mục tiêu thân thiện với môi trường. Tiếp đến, doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tương đối tốt và tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tương đối ổn định trong thời gian qua. Bên cạnh đó, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán nhanh của công ty tương đối tốt. Theo đó, vay vốn mở rộng hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong tương lai sẽ dễ dàng hơn.
Điểm yếu:
Quy mô sản xuất kinh doanh và nguồn lực hiện tại hơi nhỏ, sẽ khó đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của ngành trong thời gian tới.
5.1.2 Nhận xét công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty:
Với những kiến thức đã được trang bị ở trường, sau thời gian tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty, tôi xin được nêu một số nhận xét của mình về công tác kế toán trong phạm vi đề tài nghiên cứu như sau: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp đầy đủ phù hợp với khoản mục chi phí, hệ thống tài khoản sử dụng về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối đầy đủ, phù hợp với qui định hiện hành của nhà nước về chế độ kế toán. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất tại công ty.
Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Đối với sản phẩm sản xuất tại công ty chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng khá lớn, công ty luôn nhận thức được tầm quan trọng này. Vì thế nhằm đảm bảo cho nguyên vật liệu không bị hao hụt hư hỏng công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh hiện có 2 kho 1 kho chứa nguyên liệu và một kho chứa thành phẩm nhằm bảo quản nguyên vật liệu một cách tốt nhất.
Việc quản lý nguyên vật liệu hiện nay ở công ty là tương đối chặc chẽ và đảm bảo nguyên tắc nhập – xuất – nguyên vật liệu. Tuy nhiên, việc giao nhận các loại nguyên vật liệu này thường không được cân đong đo đếm kỹ lưỡng nên dễ bị thất thoát một lượng lớn nguyên vật liệu. Về đánh giá chi phí NVL công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là phù hợp với đặc thù của công ty có số lần nhập – xuất tương đối nhiều. Giúp giảm nhẹ được công việc trong quá trình hạch toán.
Mặc khác về công tác hạch toán chi phí NVLTT tuy kế toán có chia làm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ nhưng khi xuất kho phục vụ cho sản xuất kế toán chỉ hạch toán:
Nợ 6211(chi phí NVL PX 1),6212(CPNVL PX 2), 6213(CPNVL PX3) Có 15211, 15212, 15213(NVL chính)
Có 1522(NVL phụ)
Kế toán đã không phân ra khoản chi phí nguyên vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất, điều này sẽ làm cho khoản chi phí nguyên vật liệu chính biến động bất thường, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cũng như nhà quản lý sẽ không phân biệt được khoản biến động chi phí là do nguyên vật liệu chính hay nguyên vật liệu phụ.
Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong giá thành sản phẩm. Ban quản lý tại công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất về lương, thưởng, chuyên cần.. để tạo động lực cho người lao động Tuy nhiên, công tác quản lý tại công ty về chi phí nhân công còn nhiều bất cập như việc chấm công cho công nhân chưa sử dụng máy móc hỗ trợ công ty vẫn sử dụng yếu tố con người để quản lý lý vì thế việc công nhân đi trễ về sớm nhưng vẫn được chấm đủ ngày công thường xuyên xảy ra làm cho năng suất sản xuất của công ty sụt giảm là yếu tố góp phần làm cho chi phí nhân công tại công ty chưa tiết giảm được.
Vấn đề tiếp theo là tại công ty chưa trích các khoản trích theo lương cho người lao động theo qui định của Nhà Nước: như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn(nếu có), bảo hiểm thất nghiệp, mà chỉ có tiền lương chính và tiền trách nhiệm, dẫn đến việc người lao động chưa gắn bó mật thiết với công ty đã khiến công ty thất thoát khoản đào tạo công nhân có tay nghề rồi lại chuyển đi làm Cty khác.
Bên cạnh đó việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cũng còn những điểm cần khắc phục, tại công ty sẽ có vài công nhân ở lại trực tại phân xưởng để tiếp tục sản xuất khi hết giờ làm việc chính thức và được công ty hỗ trợ tiền cơm tăng ca nhưng kế toán lại hạch toán:
Nợ 62783 Có 1111
Đối với tiền cơm tăng ca kế toán hạch toán như trên là chưa phù hợp với qui định sẽ làm biến động đến chi phí sản xuât chung tăng lên.
Về kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung trong kỳ được tập hợp khá đầy đủ tuy nhiên nhà xưởng của công ty hiện tại đã cũ, cũng như máy móc thiết bị cũng rất dễ hư hỏng và thường phải sửa chữa thay mới thiết bị tuy nhiên công ty chưa trích trước khoản chi phí sửa chữa lớn, nên khi sữa chữa thực tế phát sinh thì hạch toán luôn vào chi phí sản xuất chung :
Nợ TK 62781, 62782,62783. Có TK 1111,1121...
Điều này sẽ đẩy chi phí sản xuất tháng đó tăng lên. Do đó sẽ không đảm bảo ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ.
Về hạch toán xuất kho dây cột máy, dây cột phế liệu, keo dán thùng...là công cụ dụng cụ xuất kho cho phân xưởng nhưng kế toán đã hạch toán:
Nợ TK 62721, 62722, 62723 Có TK 1522
Việc hạch toán như vậy là chưa đúng qui định sẽ gây khó khăn cho công ty quản lý theo khoản mục chi phí. Mặc khác công ty chưa đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho nhân viên quản lý xưởng điều này sẽ làm mất quyền lợi người lao động và họ sẽ không gắn bó lâu dài với công ty.
Về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, việc tập hợp chi phí và tính giá thành theo tháng là phù hợp với kỳ báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo công ty, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí mang lại lợi ích cho công ty. Tuy nhiên vẫn có những mặt hạn chế cần khắc phục như việc kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm, và đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng nhưng toàn bộ chi phí phát sinh chỉ được tập hợp vào một tài khoản 1541 mà không tập hợp riêng cho từng phân xưởng.
- Kế toán hạch toán tập hợp chi phí sản xuất: Nợ TK 1541
Có TK 621, 622,627( chi tiết cho từng phân xưởng)
Việc tập hợp như vậy đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo từng thời điểm phát sinh chi phí, từng đối tượng chịu chi phí nhưng không đáp ứng được yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ.
5.2 Kiến nghị về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: phẩm tại công ty:
Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
. Chi phí NVL của công ty rất cao, do vậy tiết kiệm chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng, công ty phải tăng cường đội ngũ quản lý có tình độ kỹ thuật cao và nên xây dựng một định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý, hiện tại công ty chưa xây dựng định mức này. Và công ty nên có biện pháp khuyến khích người lao động tiết kiệm chi phí nguyên phụ liệu như thưởng nếu đội, tổ nào làm ra thành phẩm có chất lượng mà ít tiêu hao nguyên vật liệu...Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu công ty phải không
đa công suất của máy móc để tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt duy trì lòng tin với khách hàng cũ, tạo ấn tượng tốt với khách hàng mới. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng thất thoát NVL do không được cân đong đo đếm khi nhập kho công ty nên bố trí thủ kho kiêm luôn việc kiểm tra hàng trước khi nhập. Mặc khác, việc hạch toán CPNVLTT kế toán nên phân thành chi phí NVL chính và nguyên vật liệu phụ để quản lý hiệu quả khoản chi phí này biết được sự biến động giá thành là do chi phí nào theo em kế toán nên hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất như sau:
Nợ TK 62111(CPNVL chính PX1), 62112(PX2), 62113(PX3) Có TK 15211,15212,15213...
Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp sản xuất: Nợ TK 62121(CPNVL phụ PX1), 62122,62123. Có TK 1522
Về chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện tại nếu vẫn giữ hình thức trả lương theo thời gian thì công ty nên trang bị máy chấm công để quản lý tốt hơn, nhưng tốt nhất công ty nên chuyển sang trả lương cho nhân công trực tiếp sản xuất theo hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương sẽ căn cứ vào sản phẩm làm ra và đơn giá tiền lương sản phẩm, đồng thời Cty nên kiểm tra chặc chẽ sản phẩm từng công đoạn để hạn chế việc sản phẩm sản xuất hư hỏng, kém chất lượng quá nhiều. Bên cạnh đó, Cty nên trích các khoản trích theo lương và đóng đầy đủ các khoản này nhằm tạo sự sự gắn bó, vừa thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo Cty. Mặc khác về hạch toán tiền cơm tăng ca của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán nên hạch toán vào tài khoản 622 ( chi tiết cho từng phân xưởng) và được hạch toán như sau: Nợ TK 6221, 6222, 6223
Có TK 3341
Về chi phí sản xuất chung:
Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn nhằm ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ, việc xác định chi phí sửa chữa lớn hàng tháng có thể căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn trong năm nay hoặc chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong năm trước.
- Hằng tháng khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn: Nợ TK 627 Có TK 335 - Khi phát sinh: Nợ TK 2413 Có TK 111,112,.... - Khi quyết toán: Nợ TK 335
Có TK 2413
- Cuối kỳ nếu trích trước chi phí sửa chữa lớn lớn hơn thực tế ghi: Nợ TK 627
Có TK 335
Tiếp đến là khoản hạch toán xuất kho dây cột máy, dây cột phế liệu...cho phân xưởng kế toán nên hạch toán:
Nợ TK 62731, 62732,62733 Có TK 153
Bên cạnh đó công ty nên trích các khoản trích theo lương và đóng các khoản này cho nhân viên quản lý phân xưởng nhằm tạo sự gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty.
Về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:
- Kế toán nên tập hợp chi phí cho từng phân xưởng để dễ quản lý và tính giá thành sản phẩm chính xác hơn.
Nợ TK 1541, 1542, 1543
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực tiễn về quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh cũng như công tác tổ chức quản lý, công tác kế toán tại công ty tôi thấy rằng công ty có đội ngũ nhân sự trẻ, kỷ luật, năng động và đặc biệt là năng lực quản lý điều hành của giám đốc sẽ là nền tản tốt và rất thuận lợi cho việc phát triển vươn lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, góp phần ổn định và nâng cao năng lực tài chính của đơn vị.
Mặt khác sản phẩm của công ty sản xuất ra đã có chỗ đứng vững trên thị trường cũng như những thành quả to lớn mà đơn vị đã đạt được trong những năm gần đây là đáng ghi nhận. Đề tài này với mục tiêu nghiên cứu là làm thến nào để chi phí của công ty ngày càng hợp lý, giá thành càng giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất và đây là mục tiêu hướng tới của công ty. Thông qua đó đề tài này đã đề ra phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì Liên Sinh.
Tuy nhiên do bước đầu tiên tiếp cận với thực tế nên những vấn đề được trình bày ở đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và anh chị.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc cùng các anh chị phòng kế toán, các anh chị công nhân viên trong công ty và cô Nguyễn Thị Thu Thảo đã hướng dẫn chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tập thể tác giả khoa Kế toán – Kiểm toán trường ĐH Kinh Tế TP.HCM (2014). “Giáo trình kế toán tài chính” . NXB Lao động.
Th.s Phạm Thị Phụng (2014). Kế toán chi phí . Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM.
Trang wed thuvienluanvan.info
Trang wed slideshare.net
PHỤ LỤC