Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, rủi ro và vốn bằng chứng thực nghiệm của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

4. Tổng quan hệ thống ngân hàng Việt Nam và kết quả nghiên cứu

4.1.2.Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Để có thể thấy được tính hiệu quả của ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây như thế nào chúng tôi sẽ khảo sát qua một số chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế, chi phí hoạt động.

4.1.2.1. Lợi nhuận sau thuế đang giảm mạnh

Lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 31.000 tỷ đồng, giảm 23% so với năm 2011 (40.000 tỷ đồng). Do lợi nhuận sau thuế giảm đã làm cho hai chỉ số đo lường tính hiệu quả là tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng giảm tương ứng. Cụ thể là, tỷ suất sinh lợi trên tài sản năm 2012 là 0.78% giảm so với mức 1.06% của của năm 2011 (giảm 27%) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 2012 là 9.56% giảm so với mức 14.19% của năm 2011 (giảm 33% so với năm trước).

Hình 4.3: Lợi nhuận sau thuế năm 2011 và 2012

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường NHTM, công ty kiểm toán KPMG

Hình 4.4: Các thước đo lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế giảm chủ yếu là do chi phí rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động tăng. Do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2011-2012. Các doanh nghiệp vốn đã gặp khó khăn trong năm 2011 nay phải tiếp tục trải qua nhiều khó khăn hơn trong năm 2012. Do đó, các ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn do chất lượng danh mục khoản vay suy giảm. Thêm vào đó, trong khi hầu hết các doanh nghiệp cố gắng không vay thêm và chỉ duy trì hoạt động và các ngân hàng cũng ngần ngại hơn trong hoàn cảnh tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Những yếu tố trên đã làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều trở ngại dẫn tới tình trạng lợi nhuận giảm khá sâu. ROA và ROE trung bình của hệ thống ngân hàng trong nước năm 2012 giảm so với năm 2011 như trên biểu đồ. Trong hệ thống ngân hàng, chỉ có 2 ngân hàng có ROA và ROE tăng còn lại có 8 ngân hàng có ROA và ROE giảm hơn 50% so với năm 2011

Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn nhưVietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận.

4.1.2.2. Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động đã tăng 14% trong năm 2012 mặc dù các ngân hàng đã có ý định cắt giảm chi phí, Chi phí hoạt động chiếm đến 49% tổng thu nhập hoạt động, trong đó có những ngân hàng chiếm đến hơn 50% tổng thu nhập, So với hoạt động của các quốc gia châu Á Thái Bình Dương khác, Việt Nam có tỷ lệ chi phí hoạt động cao nhất và vì thế các ngân hàng cần tìm kiếm nhiều biện pháp hơn để giảm đi phần chi phí hoạt động này.

Hình 4.6: Biểu đồ gia tăng số lượng nhân viên ngành ngân hàng Hình 4.5: Biểu đồ phân loại chi phí hoạt động

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường NHTM, công ty kiểm toán KPMG

Chi phí lương và các chi phí liên quan đến nhân viên chiếm đến hơn 50% tổng chi phí hoạt động, đó là cấu phần lớn nhất của chi phí hoạt động. Điều này đi ngược với xu thế toàn cầu, phần trăm chi phí cho nhân viên trong chi phí hoạt động của toàn cầu chỉ ở mức 40%.

Như được thể hiện trong biểu đồ trên, tổng số nhân viên ngành ngân hàng liên tục gia tăng. Mặc dù nhiều bài báo gần đây đã đưa tin về kế hoạch cắt giảm nhân sự của một số ngân hàng. Bên cạnh đó, các khách hàng luôn yêu cầu ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, chất lượng dịch vụ tốt hơn cùng nhiều khuyến mãi và ưu đãi. Hơn nữa, khi tình hình kinh tế đang dần hồi phục, các khách hàng kinh doanh đang bắt đầu tiếp tục vay để mở rộng hoạt động, Vì vậy, các ngân hàng trong nước đang phải chiụ áp lực mở rộng thị trường, phạm vi hoạt động và cải thiện dịch vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, rủi ro và vốn bằng chứng thực nghiệm của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)