Đánh giá chung hoạt động TTQT của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 3 tp HCM​ (Trang 50)

3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầ u:

3.1 Đánh giá chung hoạt động TTQT của Ngân hàng

Trong những năm qua, Vietinbank nói chung và CN 3 nói riêng đã chứng tỏ được khả năng, thế mạnh của mình so với các ngân hàng khác trong lĩnh vực TTQT.

.1.1 Ưu điểm:

Doanh số hoạt động TTQT tại ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm, đem lại nguồn lợi nhuận lớn. Trong đó, phương thức chủ yếu và mang lại doanh thu lớn nhất là phương thức chuyển tiền.

Các nghiệp vụ TTQT được xử lý một cách chuẩn xác, không bỏ qua công đoạn nào, đảm bảo không vi phạm công ước, đạo luật và thông lệ quốc tế. Chính sự chuyên nghiệp đó đã tạo dựng được lòng tin của khách hàng và uy tín lâu dài.

Ngoài các dịch vụ truyền thống như: chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng; Vietinbank còn có các sản phẩm chuyên biệt, điển hình là thư tín dụng thanh toán chậm trả ngay (UPAS L/C), bao thanh toán ngược, tài trợ ECA,…Các sản phẩm của Ngân hàng rất đa dạng, phù hợp với các nhu cầu kinh doanh đặc thù của khách hàng.

Hoạt động TTQT tại ngân hàng còn được hỗ trợ bởi hoạt động khác như mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại như bảo lãnh thanh toán, chiết khấu chứng từ, bao thanh toán,… giúp dễ dàng hỗ trợ, đáp ứng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau. Với quan hệ hơn 900 ngân hàng đại lý tại 90 quốc gia trên toàn thế giới đã tạo nên lợi thế cho Ngân hàng Vietinbank trong thời cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Mở rộng nhiều quan hệ đại lý giúp thu hút nhiều khách hàng và phát triển dịch vụ TTQT.

Cán bộ công nhân viên rất nhiệt tình, vui vẻ, niềm nở và năng động. Đảm bảo đáp ứng kịp thời những mong muốn cũng như giải đáp những thắc mắc cho khách hàng nhanh chóng.

3.1.2 Hạn chế

Trong những năm qua, VietinBank đã phấn đấu hoàn thành nhiêm vụ và luôn vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Hoạt động TTQT của VietinBank đã ngày càng được hoàn thiện, có nhiều đóng góp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động TTQT của VietinBank còn nhiều hạn chế, vướng mắc.

3.1.2.1 Chiến lược Marketing chưa đạt hiệu quả cao: Tuy VietinBank có các

chương trình, sản phẩm mới hấp dẫn nhưng công tác quảng bá đến khách hàng chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT chủ yếu dựa vào khách hàng truyền thống, chưa có sự bứt phá trong công tác quan hệ khách hàng.

Vietinbank CN 3 có trụ sở nằm tại trung tâm Quận 3, Tp.HCM nhưng phải chịu áp lực cạnh tranh, chia sẻ thị phần với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn như VCB, ACB,…

3.1.2.2 Quy mô hoạt động TTQT chưa tương xứng với tiềm năng địa bàn: doanh

thu chủ yếu phụ thuộc phần lớn vào hoạt động tín dụng, doanh thu từ hoạt động TTQT chưa chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu của ngân hàng, tỷ trọng thu phí hoạt động TTQT còn thấp so với tổng thu nhập.

3.1.2.3 Trình độ chuyên môn của cán bộ còn nhiều hạn chế: nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu của đa số cán bộ được nâng lên thông qua các khóa đào tạo nhưng toán xuất nhập khẩu của đa số cán bộ được nâng lên thông qua các khóa đào tạo nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm, chưa xử lý được các tình huống phát sinh, ngoại ngữ chưa đủ để đáp ứng theo yêu cầu, đồng thời số lượng nhân viên thực hiện nghiệp vụ TTQT còn tương đối ít.

3.1.2.4 Chương trình hiện đại hóa ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện: Một vài sự

cố kỹ thuật như lỗi hệ thống, trục trặc trong việc truyền – nhận tin làm các giao dịch đang thực hiện bị gián đoạn và ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng.

3.2 Giải pháp

Với mục tiêu khẳng định vị thế của VietinBank tại thị trường trong nước và khu vực, VietinBank đã xác định rõ chiến lược, định hướng phát triển trung dài hạn của là trở thành NHTM có quy mô và hiệu quả hoạt động hàng đầu Ngành Ngân hàng Việt Nam, giữ vững vai trò chủ lực, chủ đạo trong việc hỗ trợ nền kinh tế. Tiếp tục phát triển mạnh hoạt động kinh doanh đi đôi với mục tiêu an toàn, hiệu quả, tạo nền tảng phát triển bền vững, lâu dài.

Sau đây là c c giải h , chiến lược nhằm h t triển và h àn thiện h ạt động TTQT tại Vietinbank CN 3:

3.2.1 Tăng cường hoạt động chiến lược marketing và chiến lược khách hàng hợp lý cho chinhánh hợp lý cho chinhánh

Marketing là một chiến lược quan trọng trong công tác phát triển hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng, bao gồm các hoạt động như: quảng cáo, khuyếch trương khuyến mãi, vận động tuyên truyền thông tin... nhằm xây dựng hình ảnh, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Hơn nữa, thông qua hoạt động marketing, ngân hàng sẽ giới thiệu và thúc đẩy khách hàng sử dụng các sản phẩm mới của ngân hàng, từ đó làm gia tăng thị phần và doanh thu từ hoạt động này. Đây là việc làm ngân hàng cần thiết phải thực hiện để có thể đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác như hiện nay. Để thực hiện được điều này, ngân hàng cần tận dụng các mối quan hệ từ công tác an sinh xã hội và các khách hàng thân thiết, từ đó quảng bá thương hiệu và tiếp cận các khách hàng mới.

Vietinbank cần đa dạng hóa các đối tượng khách hàng thuộc mọi ngành nghề. Có chế độ ưu đãi hợp lý đối với khách hàng quen thuộc và tăng cường thu hút khách hàng mới,

đặc biệt là các KHDN lớn qua hoạt động tư vấn, marketing. Ngoài ra, ngân hàng có thể tổ chức các cuộc nghiên cứu thị trường để tìm hiểu khách hàng và có chính sách phù hợp với từng phân khúc.

3.2.2 Nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các dịch vụ liên quan đến TTQT TTQT

Các dịch vụ đa dạng sẽ tác động đến quy mô, cơ cấu và sự ổn định nguồn thu của ngân hàng. Càng có nhiều sản phẩm mới phù hợp, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng thì không chỉ giữ chân được các khách hàng cũ mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng. Vietinbank cần không ngừng hoàn thiện quy trình thanh toán, cải tiến kỹ thuật để đảm bảo an toàn và tốc độ thanh toán, tránh thủ tục rườm rà gây chậm trễ cho khách hàng. Bên cạnh đó việc xây dựng biểu phí cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng là một lợi thế.

Các chứng từ cần được kiểm tra kỹ càng về mặt nội dung như điều khoản thanh toán, loại tiền, số tiền, ngày nhận hàng. Theo dõi tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán. Ngoài ra, cần thiết lập và hoàn thiện quy trình kiểm tra của từng loại chứng từ. Từ đó, cán bộ nghiệp vụ có thể dễ dàng áp dụng và xử lý nghiệp vụ một các triệt để, giảm thiểu các rủi ro về tác nghiệp.

3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại và tăng cường nguồn cung ngoại tệ phục vụTTQT tệ phục vụTTQT

Việc đẩy mạnh tín dụng xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối với việc mở rộng hoạt động TTQT. Hoạt động này giúp hỗ trợ các doanh nghiệp về nguồn vốn, thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn giao thương quốc tế. Ngân hàng cần có lãi suất hỗ trợ cho các khoản vay thanh toán xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần đặt ra các tiêu chuẩn về khả năng tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu của khách hàng được áp dụng ưu đãi tín dụng để hạn chế rủi ro.

Ngoài ra, ngân hàng cần đẩy mạnh việc huy động vốn ngoại tệ, phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để thực hiện TTQT.

3.2.4 Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và tăng cường tư vấn cho khách hàng đểgiảm thiểu rủi ro khách hàng đểgiảm thiểu rủi ro

Để giảm bớt rủi ro và đem lại hiệu quả trong hoạt động TTQT, vai trò của cán bộ trong việc tư vấn cho khách hàng rất quan trọng. Các cán bộ làm nghiệp vụ cần tư vấn tận tình cho khách hàng trong suốt quá trình giao dịch với ngân hàng, từ khâu lựa chọn đối tác, các điều khoản ký kết hợp đồng đến việc lựa chọn phương thức thanh toán, nhận hàng nhằm mang lại hiệu quả nhất. Với sự tư vấn từ phía ngân hàng, các khách hàng sẽ thấy yên tâm hơn khi thực hiện giao thương quốc tế.

Để làm được điều này, cán bộ nhân viên ngân hàng cần có trình độ cao về nghiệp vụ, hiểu biết sâu rộng về luật thanh toán, môi trường đầu tư, các ngành nghề kinh doanh. Vì vậy, công tác đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ là rất cần thiết. Ngân hàng cần thường xuyên phổ biến các sản phẩm mới, tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức theo cơ chế thị trường cho nhân viên.

3.2.5 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ nhằm phục vụ công tác TTQT

Ngân hàng cần mạnh dạn đầu tư, phát triển mảng công nghệ thông tin ngân hàng, xây dưng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn và hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ ngân hàng mới, hiện đại trên thế giới nhằm kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả thanh toán. Cần nâng cấp, bảo trì định kỳ cho toàn hệ thống, đảm bảo đầy đủ và bảo mật về thông tin của khách hàng. Quy định chế độ bảo mật về mật khẩu của toàn bộ nhân viên trong hệ thống, không được sử dụng chung hay chia sẻ tài khoản, mật khẩu cho người khác.

3.3 Kiến nghị:

Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu như giảm thuế, giảm các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết.

Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và là cơ quan chủ quản, trực tiếp phụ trách chỉ đạo hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, NHNN cần ban hành những văn bản quy định rõ ràng, xây dựng tiêu chuẩn thống nhất chung về TTQT.

Tỷ giá bình ổn thì hoạt động TTQT mới được duy trì ổn định. Tránh trường hợp biến động tỷ giá gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Xây dựng chính sách cung ứng và lưu thông tiền tệ, thanh tra, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ cho vay, cơ cấu vốn của các NHTM để đảm bảo độ an toàn của hệ thống ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho các hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động TTQT và các hoạt động có liên quan như tài trợ thương mại, bảo lãnh,…

3.3.2 Đối với ngân hàng Vietinbank

Đưa ra các gói sản phẩm, các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Thực hiện những chính sách ưu tiên cho KH cũ, KH thân thiết và khuyến khích các KH mới đến giao dịch. Luôn quan tâm khách hàng, củng cố và tạo lòng tin khách hàng với ngân hàng.

Tăng cường marketing bằng cách cử các nhân viên đến tiếp thị các sản phẩm mới cho các doanh nghiệp buôn bán ngoại thương, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn quận 1, quận 3 và quận 10; nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Quan tâm đến đội ngũ cán bộ nhân viên, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực, khen thưởng khi đạt thành tích tốt.

KẾT LUẬN

Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua và bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả.

Việc phát triển mảng dịch vụ này mang lại nhiều lợi ích lớn cho ngân hàng. Một mặt, đây là dịch vụ mang lại nguồn thu khá ổn định và giúp cho ngân hàng có nguồn vốn ngoại tệ nhất định. Bên cạnh đó, nghiệp vụ thanh toán này cũng giúp thể hiện được tầm quan trọng của ngân hàng trên thị trường quốc tế, thông qua sự kết nối với các đối tác trên thế giới.

Trong thời gian vừa qua, ngân hàng Vietinbank CN 3 đã thực hiện tốt vai trò là một trung gian thanh toán quốc tế. Ngân hàng đạt được nhiều thành công về doanh số và không ngừng hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này. Chi nhánh đã trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy, hỗ trợ đắc lực trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004), “Kinh tế quốc tế”, NXB Lao Động. Đinh Xuân Trình (1998), “Thanh toán quốc tế trong ngoại thương”, NXB Giáo

dục.PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), “Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế”, NXB Thống kê.

Lê Văn Tư (2005), “Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ”, NXK Thống kê.

PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Nguyễn Minh Kiều (2010), “Thanh toán quốc tế”,

NXB Thống kê.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, “Báo cáo thường niên năm 2012-2014”. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, “Các quy trình nghiệp vụ về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại”.

International Chamber of Commerce, URC 522.

International Chamber of Commerce, ISBP 681-2007.

International Chamber of Commerce, UCP 600-2006.

Trang web:

www.cafef.vn www.vietinbank.vn www.vneconomy.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 3 tp HCM​ (Trang 50)