II. 3.1.1 Lỗi không phân định rõ trạng ngữ với chủ ngữ ( Thiếu chủ ngữ ).
II.3.2 CÁCH PHÁT HIỆN VÀ CÁCH SỬA LỖI SAI VỀ CÂU:
* Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Khi đọc hoặc viết gặp câu văn nào khó hiểu cần đọc thật kĩ câu đó. Tìm hiểu nghĩa của câu.
- Bước 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp. - Bước 3: Tìm lỗi sai, chỉ rõ nguyên nhân. - Bước 4: Sửa lại câu cho đúng.
* Sau đây là một số ví dụ cụ thể cho từng loại lỗi: 3.2.1. Loại lỗi thiếu chủ ngữ.
- Ví dụ trường hợp 1: Với tác phẩm “ Thương vợ” đã làm cho tên tuổi của Trần Tế Xương trở nên nổi tiếng. ( Nguyễn Cát Hưng , lớp 11 A1).
+ Bước 1: Đọc kĩ, thấy câu chưa rõ nghĩa.
+ Bước 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp bằng sơ đồ grap:
Đọc thật kĩ câu văn. Tìm hiểu nghĩa của câu. BƯỚC 1
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu. BƯỚC 2 TN CN VN Với tác phẩm “Thương vợ” Ai ? Cái gì?
đã làm cho tên tuổi đã làm cho tên tuổi của Trần Tế Xương của Trần Tế Xương trở nên nổi tiếng. trở nên nổi tiếng.
Tìm lỗi sai, chỉ rõ nguyên nhân. BƯỚC 3
Sửa lại câu cho đúng. BƯỚC 4
+ Bước 3: Nhìn vào sơ đồ ta thấy: Câu trên thiếu chủ ngữ. Nguyên nhân mắc lỗi là do người viết không phân định được thành phần trạng ngữ với thành phần chủ ngữ.
+ Bước 4: Sửa lại câu cho đúng
Cách 1: Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ Với chỉ sự phụ thuộc, ta sẽ có câu đúng:
-> Tác phẩm “ Thương vợ” đã làm cho tên tuổi của Trần Tế Xương trở nên nổi tiếng.
- Cách 2: Biến vị ngữ thành một cụm chủ - vị bằng cách bỏ cụm từ : đã làm cho ta sẽ có câu đúng:
->Với tác phẩm “ Thương vợ”, tên tuổi của Trần Tế Xương trở nên nổi tiếng.
->
->Tên tuổi của Trần Tế Xương trở nên nổi tiếng với tác phẩm “ Thương vợ”.
Tác phẩm “Thương vợ”
đã làm cho tên tuổi Trần Tế Xương trở nên nổi tiếng.
CN VN
Trạng ngữ
CN VN
Với tác phẩm “Thương vợ”,
Tên tuổi của