2.4.4.1 Khái niệm
-Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...) .
Chứng từ sử dụng: -Hóa đơn GTGT.
-Phiếu chi, giấy nộp tiền, giấy báo Nợ của ngân hàng.
-Bảng kê chi phí
-Bảng lương và các khoản trích theo lương.
Sổ sách kế toán: -Sổ chi tiết
-Sổ cái
-Sổ tổng hợp
2.4.4.3 Tài khoản sử dụng
TK sử dụng: TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 642 - hi phí quản lý doanh nghiệp
Bên Nợ:
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).
Bên Có:
- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết). - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý
- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý - Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng - Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ - Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí - Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng
- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác
2.4.4.4 Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
2.4.5 Kế toán chi phí khác
2.4.5.1 Khái niệm
Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát.
- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ.
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có).
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.
- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính. - Các khoản chi phí khác.
2.4.5.2 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng
Chứng từ sử dụng: - Hợp đồng thanh lý tài sản.
-Hóa đơn GTGT.
-Phiêu chi từ các hoạt động khác.
Sổ sách kế toán:
-Sổ chi tiết
-Sổ tổng hợp
2.4.5.3 Tài khoản sử dụng
TK sử dụng: TK 811 – Chi phí khác
ết cấu tài khoản 811 - Chi phí khác Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.
Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
2.4.5.4 Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Sơ đồ 9: Sơ đồ hạch toán chi phí khác
2.4.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2.4.6.1 Khái niệm
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát
sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:
Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm.
Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
2.4.6.3 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng
Chứng từ sử dụng:
-Tờ khai thuế TNDN tạm nộp, biên lai nộp thuế. -Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
-Báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng năm. -Báo cáo kết quả kinh doanh.
Sổ sách kế toán: -Sổ chi tiết -Sổ cái -Sổ tổng hợp 2.4.6.4 Tài khoản sử dụng TK sử dụng: TK 821 – Thuế TNDN
Tài khoản 821 – Thuế TNDN Bên Nợ:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại.
Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm.
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại.
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 8211 - “ hi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
2.4.6.4 Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
2.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.5.1 Khái niệm
Kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
Nguyên tắc hạch toán:
- Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động ( hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính …). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng nghành hàng, từng loại dịch vụ.
- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là sốdoanh thu thuần và thu nhập thuần.
2.5.2 Chứng từ kế toán sử dụng
-Sổ sách tổng hợp, chi tiết làm cơ sở hạch toán.
2.5.3 Tài khoản sử dụng
TK sử dụng: TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
ết cấu tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán. - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết chuyển lãi.
Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ.
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
2.5.4 Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
ƯƠNG 3: TỔNG QU N VỀ ÔNG TY TN SẢN XUẤT T ƯƠNG MẠ DỊ VỤ ỀU N
3.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty 3.1.1 Giới thiệu công ty: 3.1.1 Giới thiệu công ty:
- Tên công ty : CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KIỀU AN
- Tên giao dịch : KIEU AN SERVICE TRADING MAUFACTURE COMPANY LIMITED
- Mã số thuế : 0310 898 094 - Điện thoại: (08) 3719 8982 - Fax: 0837.198.983
- Địa chỉ: tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh - Giấy phép đăng ký: 0310898094 - Ngày cấp: 06/06/2011
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH do bà Phan Thị Sen và ông Nguyễn Văn Phúc làm chủ sở hữu.
- Quy mô: thị trường cả nước (tập trung vào khu vực miền Tây và Đông Nam Bộ), trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh.
- Vốn đầu tư: 1.800.000.000 đồng
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh:
- Trải qua gần 10 năm phát triển, bắt đầu 2006 với mảng Suất Ăn Công Nghiệp tại 85 Phạm Viết Chánh, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, năm 2009 Kiều An phát triển thêm mảng Hàng Tiêu Dùng tại 2245/3b Quốc Lộ 1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM, phát triển đến nay. Hiện công ty đang có hướng phát triển thêm 2 lĩnh vực sản xuất đó là mảng mỹ phẩm cao cấp và sản phẩm giáo dục. (Xem thêm thông tin sản phẩm trên Website kieuangroup.com)
- Trong 10 năm qua không phải quá dài nhưng đủ để công ty khẳng định thương hiệu trên thị trường.
3.2 ơ cấu tổ chức, quản lý ở công ty 3.2.1 Sơ đồ tổ chức:
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Sơ đồ 11: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
3.2.2 hức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Ban Giám đốc : Phụ trách điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về sản xuất kinh doanh theo luật định.
- Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong Công ty. Đảm bảo đầu vào và đầu ra của Công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng.
Lập và phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho Công ty, hàng quý và hàng tháng cho các phân xưởng sản xuất. Lập lệnh sản xuất cho các phân xưởng, duy trì và nâng cao nguồn hàng cho Công ty. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Marketing trong từng thời điểm.
B N G M ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG K TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ KHO VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT
- Phòng kỹ thuật: Thực hiện các hạng mục sửa chữa, cải tạo xây dựng mới. Vận hành bảo trì, sửa chữa. Phân tích đánh giá tình hình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc của Công ty
- Phòng kế toán: Phụ trách công tác Kế toán toàn công ty, tham mưu giúp việc cho Giám Đốc công ty trong công tác tài chính – kế toán, thống kê, tính toán, quản lý chi phí, doanh thu, công nợ, xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty theo quy định của Công ty và Pháp luật.
- Phòng hành chính nhân sự: quản lý hồ sơ lý lịch và toàn bộ lực lượng lao động về số lượng cũng như chất lượng. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên. Tuyển dụng nhân sự cho công ty.
- Kho và xưởng sản xuất: Là đơn vị chức năng cơ sở, tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, triển khai xây dựng kế hoạch, biện pháp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất do Công ty giao.
3.3 ơ cấu tổ chức kế toán tại công ty 3.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán:
Nguồn:Phòng Tài chính – Kế toán Sơ đồ 12: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
K T N TRƯỞNG K TOÁN TỔNG HỢP K TOÁN VẬT TƯ K TOÁN CÔNG NỢ K TOÁN
3.3.2 hức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
ế toán vật tư
Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm kê thường xuyên và chịu trách nhiệm việc xuất – nhập – tồn của hàng hóa. Chỉ được xuất hàng và nhập hàng khi có chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định, khi xuất hàng, nhập hàng phải có đầy đủ phiếu xuất, nhập hợp lệ. Kế toán vật tư phải chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và giám đốc về sự thất thoát hàng hóa trong kho.
ế toán công nợ
Kế toán phản ánh các khoản phải thu theo giá trị thuần. Đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa có và khó có khả năng thu hồi kế toán phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản để làm căn cứ dự phòng phải thu khó đòi về các khoản nợ phải thu này.Kế toán có nhiệm vụ phải theo dõi chi tiết số nợ phải trả, số nợ đã trả theo từng chủ nợ.
Các khoản nợ phải trả phải được phân loại căn cứ vào thời hạn phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả.
Những chủ nợ mà công ty có quan hệ giao dịch, mua hàng thường xuyên hoặc có số dư về nợ phải trả lớn, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu về tình hình công nợ đã phát sinh với từng khách hàng và định kỳ phải có xác nhận nợ bằng văn bản với các chủ nợ.
Kế toán tiền lương
Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động .
Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
Thủ quỹ
Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi, thực hiện thu, bảo quản quỹ tiền mặt thực tế của doanh nghiệp. Chỉ được thu và chi khi có chứng từ hợp lý, hợp lệ như quyết định của giám đốc và kế toán trưởng hằng ngày phải báo cáo quỹ tiền mặt thực tế cho kế toán viên nắm để đối chiếu với toàn quỹ trên sổ sách. Thủ quỹ có nhiệm vụ cất giữ thu chi tiền mặt, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng, giám đốc và pháp luật về sự thất thoát tiền.
3.3.3 ệ thống thông tin kế toán trong công ty: