a. Giá trị dược liệu
Đinh lăng là loài cây quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Ở nước ta, đinh lăng có từ lâu và được trồng phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và gia vị. Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá. Theo y học cổ truyền, rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc với nhiều công dụng và bài thuốc khác nhau.
Từ kinh nghiệm sử dụng trong dân gian, cây đinh lăng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu bài bản về tính ưu việt trên nhiều góc độ khác nhau trong nhiều năm.
Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng gần như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. Lá đinh lăng cũng được dùng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người mới ốm dậy. Tuy nhiên, do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy”.
Các thí nghiệm trên chuột cho thấy cây Polyscias fruticosa có khả năng làm tăng tiết niệu gấp trên năm lần so với bình thường, làm tăng sức đề kháng của chuột đối với các bức xạ siêu cao tần, kéo dài thời gian sống của chuột bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium berghei, làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét cloroquin (Trần Bình Đà, 2009), (Trần Thị Liên, Nguyễn Văn Thuận, Đoàn Thị Thanh Nhàn, 2005). Thực nghiệm trên người cho thấy, cây Polyscias fruticosa làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể thao, khác với Nhân sâm, Polyscias fruticosa
không làm tăng huyết áp. Năm 1985, Ngô Ứng Long và cộng sự đã nghiên cứu độc tính của Đinh lăng cho thấy liều tử vong LD50 của Đinh lăng theo đường tiêm phúc mạc là 32,9 g/ 1kg chuột. Kết quả cho thấy với liều uống hàng ngày 60 g/1kg, sau 3 ngày có hiện tượng chuột chết, như vậy, đinh lăng là thuốc ít độc. Nếu so sánh với nhân sâm về giá trị LD50 cùng đường tiêm phúc mạc thì đinh lăng ít độc kém 3 lần. Đinh lăng giúp cơ thể người bị suy yếu nhanh chóng hồi phục, ăn ngon, ngủ tốt. Dùng Đinh lăng nấu nước uống hàng ngày như thuốc bổ. Các hợp chất polyacetylen như (8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3,10-diol trích được từ cây
Panax vietnamensis và Polycias fruticosa cho thấy có hoạt tính kháng chủng khuẩn Gram dương, kháng nấm Candida albican nhưng không kháng được chủng khuẩn Gram âm.
Năm 2001, Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự đã dùng chuột nhắt trắng để thử nghiệm tác dụng chống trầm cảm và stress của Polyscias fruticosa. Kết quả cho thấy cao Polyscias fruticosa có tác dụng chống trầm cảm và phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn bởi stress, ở liều 45-180 mg/kg thể trọng, khoảng liều này cũng có tác
dụng khác như tăng lực, kích thích hoạt động của não bộ và nội tiết, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm và xơ vữa động mạch.
Một số bài thuốc với cây đinh lăng (internet)
- Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
- Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8gr, củ xương bồ 6gr; gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gr lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
- Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
- Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
- Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sữa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30 - 40gr. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống khi còn nóng.
- Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12gr; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8gr; sa nhân 6gr. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12gr; nhân trần 20gr; ý dĩ 16gr; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12gr; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8gr. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100gr, tam thất 20gr, tán bột, sắc uống ngày 100gr bột hỗn hợp.
Qua Nghiên Cứu của viện y học quân đội, khi nghiên cứu về rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng độ dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp ăn ngon ngủ
ngon, chống những chất độc hại, tăng khả năng làm việc hiệu quả. Nên sử dụng lá và rễ là phần tốt và có tác dụng hiệu quả nhất của đinh lăng.
b. Giá trị kinh tế
Đinh lăng là dược liệu chủ yếu để sản xuất sản phẩm thuốc bổ thần kinh Cebraton (thuốc hoạt huyết dưỡng não) của Công ty Cổ phần Traphaco, Medisun. Cebraton được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược với sự kết hợp của cao đinh lăng – cao bạch quả, có tác dụng tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương, tăng hoạt hóa vỏ não đồng thời giúp tăng và khôi phục trí nhớ, giảm thiểu các biểu hiện của suy tuần hoàn não như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình, giảm trí nhớ. Đây là một trong những sản phẩm thương mại rất thành công của Traphaco, chiếm thị phần hàng đầu trong những dòng sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng tương tự.
Hình 2.7: Sản phẩm Hoạt huyết dưỡng não của Medisun (internet)
Hoạt huyết dưỡng não gồm cao đinh lăng và cao bạch quả (Ginkgo biloba) được sử dụng tăng cường tuần hoàn não trong toa thuốc tại các bệnh viện.
Cao đinh lăng còn được sử dụng rộng rãi trong y dược học cổ truyền như dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ độ làm thuốc bổ, tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.
Hạch toán chi phí đầu tư trồng đinh lăng: Mật độ 40.000 cây/ha( trồng độc canh).
- Tổng chi phí dự kiến: Khoảng 150.000.000đ - 230.000.000đ/ha/3 năm : Bao gồm: chi phí mua cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động.
Năng suất bình quân hết năm thứ 3 thu hoạch. - Củ tươi: 0.8kg – 1.0kg/ gốc.
- Gốc và Thân cây: 2kg – 3kg/ gốc. Tính hiệu quả kinh tế của cây đinh lăng:
- 3.0kg( cả củ và thân cây tươi) x 35.000 gốc còn lại (đã trừ khấu hao những cây chết hoặc cây bệnh) x 12.000đ/kg( giá trung bình tối thiểu cả thân và củ Đinh Lăng) = 1.680.000.000đ/ ha/ 3 năm.
- Tổng thu : 1.260.000.000đ/ha/3 năm Lợi nhuận kinh tế ước tính trong 3 năm:
- Khu vực Miền Bắc: Từ 350.000.000đ - 500.000.000đ/năm.
- Khu vực Miền Nam và Tây Nguyên: Từ 500.000.000đ - 700.000.000đ/năm. - Giá thu mua hiện nay: Thân và gốc cây 20.000đ – 30.000đ/kg( sản phẩm tươi); Củ: 40.000đ – 70.000đ/kg( củ tươi); Lá : 12.000đ/kg( khô). Thu mua tại nơi sản xuất.