Nghiên cứu về phương pháp nhân giống cây Đinh lăng (Polyscias

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của naa, iba, rootone và chiều dài hom đến tỉ lệ sống cây đinh lăng (polyscias fruticosa l harms)​ (Trang 32 - 34)

fruticosa L.Harms)

Tạo cây con: “Nhân giống cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms thông qua con đường tạo phôi soma trong nuôi cấy invitro”. Cây con được tạo thành từ mô phân sinh của cây Đinh lăng trong môi trường có thành phần là MS có bổ sung BAP 2,0 mg/l, sau 60 ngày từ phôi phân sinh tạo chồi và chồi nách (Nguyễn Ngọc Dung, 1998).

Tạo phôi soma: “Nghiên cứu nhân nhanh cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms bằng phương pháp invitro” .Vật liệu sử dụng là chồi đỉnh và chồi bên của cây Đinh lăng. Môi trường sử dụng là môi trường MS có bổ sung vitamin Morel, nước dừa 10%, sucrose 30 g/l và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Cây con được tái sinh qua con đường tạo phôi soma (Trần Thị Liên và cộng sự, 2005).

Tạo mô sẹo và phát sinh phôi thế hệ: “Nghiên cứu sự phát triển hình thái trong nuôi cấy invitro cây Đinh lăng Polyscias fruiticosa L Harms”. Mô sẹo được tạo thành từ các chồi invitrotrên môi trường MS có bổ sung 2,4 – D 2,0 mg/l các mô sẹo phát triển tốt nhất trên môi trường này và từ đó tạo nên phôi trên môi trường không có chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh, những vật liệu này có thể phát hiện saponin bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng hay khả năng tạo bọt (Lê Thiên Thư và cộng sự, 2005).

Nghiên cứu khả năng tạo rễ từ nuôi cấy invitro và nuôi trồng thủy canh để thu nhận saponin trên cây Đinh lăng Polyscias fruticossa L Harms (Võ Thị Bạch Mai và cộng sự, 2007).

Nghiên cứu: Bước đầu xây dựng quy trình nhân giống invitro cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa L. Harms) của Hà Bích Hồng, Vũ Thị Thơm, Vũ Đức Lợi, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Hải (2013).

Đã bước đầu xây dựng được quy trình nhân giống cây đinh lăng lá nhỏ bằng phương pháp nuôi cấy mô - tế bào. Với những kết quả nghiên cứu này, có thể hoàn thiện thành một quy trình nhân giống đinh lăng với hệ số nhân chồi cao, chất lượng cây con tốt và đáp ứng nhu cầu về nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất dược phẩm. Sử dụng nguồn vật liệu ban đầu là chồi, qua quá trình khử trùng, sau 2 tuần cho tỉ lệ mẫu sạch tái sinh cao nhất là 73,33%. Các mẫu sạch được tái sinh tốt nhất và nhanh nhất trên môi trường MS có bổ sung BAP 2 mg/l và IBA 0,5 mg/l. Trong môi trường tạo đa chồi (tăng các chất khoáng đa lượng trong môi trường MS lên 1,5 lần và bổ sung 2 mg/l BAP), 100% mẫu cấy tạo đa chồi và số chồi trung bình đạt 7,13 chồi/ mẫu, chất lượng chồi tốt sau 6 tuần nuôi cấy.

Xây dựng quy trình nhân nhanh cây đinh lăng có hàm lượng saponin cao bằng phương pháp invitro (2016) Phạm Thị Thì, Đoàn Thị Quỳnh Hương, Dương Ngọc Kiều Thi, Phạm Văn Thắng và Nguyễn Thoại Ân Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao trên Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ

Kết quả cho thấy, trong cây Đinh lăng lá nhỏ (P. fruticosa (L.) có sự hiện diện của saponin triterpen và hàm lượng oleanolic acid trung bình đạt 77,17 µg/g đã được sử dụng làm nguồn nguyên liệu ban đầu. Môi trường tái sinh chồi tốt nhất là MS + 2 mg/l BAP + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose. Môi trường tăng sinh chồi tốt nhất là MS + 2 mg/l BAP + 0,5 mg/l IBA + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose. Sự phát triển chồi thành cây hoàn chỉnh thích hợp trên môi trường MS + 1 mg/l NAA + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose. Sau khi cây đủ tiêu chuẩn (chiều cao 4 ÷ 5 cm, số rễ 2 ÷ 3 rễ, chiều dài rễ đạt 2 ÷ 3 cm) được trồng trong điều kiện vườn ươm, theo dõi

sau 4 tuần, cây có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường tự nhiên, có tỷ lệ sống trên 90% và có sự hiện diện của oleanolic acid trong cây Đinh lăng invitro.

Nghiên cứu phát triển nguồn gen cây đinh lăng lá nhỏ Polyscias fruticosa (L.) Harms ở miền Đông Nam Bộ của Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Tuyết Minh, Phạm Thị Thùy trên Tạp chí Dược học (2014).

Đã di thực cây đinh lăng lá nhỏ Polyscias fruticosa (L.) Harms từ Hải Dương về Đồng Nai thuộc Miền Đông Nam Bộ. Vùng đất này có nhược điểm là độ pH cao nhưng công trình nghiên cứu đã tìm được một công thức phân bón thích hợp cho cây. Trong công thức phân bón có vôi bột, tro trấu và phân bò ủ hoai do đó đã khắc phục được nhược điểm của đất. Ngoài ra, kết hợp với việc nuôi trồng thu hái dược liệu theo GACP-WHO nên đã tạo được vùng trồng dược liệu đinh lăng lá nhỏ 5 ha phát triển tốt, khối lượng dược liệu thu được trung bình đạt hơn 6 tấn/ha và tỷ lệ bộ rễ cao gấp đôi khi trồng ở Hải Dương. Công trình nghiên cứu đã đem lại những thông tin quan trọng như định được mùa thu hái tại thời điểm cây đạt hàm lượng hoạt chất cao, phát hiện sâu, bệnh hại để có thể phòng tránh, và tìm những sản phẩm phòng trừ sâu bệnh, không phải sử dụng thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vùng trồng 5 ha cây đinh lăng lá nhỏ là nguồn cây giống cho cả Miền Đông Nam Bộ để phát triển dược liệu đinh lăng cung cấp cho các công ty dược phẩm phía Nam sản xuất thuốc, không phải mua dược liệu từ Miền Bắc, giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của naa, iba, rootone và chiều dài hom đến tỉ lệ sống cây đinh lăng (polyscias fruticosa l harms)​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)