Tổn thương dạ dày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tổn thương dạ dày tá tràng ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ dùng thuốc chống ngưng tập (Trang 29 - 32)

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm loét DD-TT thường được gợi ý bởi các triệu chứng đau thượng vị có tính chất chu kì. Ngoài ra còn có các triệu chứng kèm theo như ợ hơi, ợ chua... khiến bệnh nhân đến khám bệnh.

Những bệnh nhân dùng thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu, trong đó có Aspirin cũng thuộc nhóm chống viêm không steroid (CVKS). Với các bệnh nhân dùng thuốc CVKS, thường xảy ra các trường hợp tai biến nặng như thủng, xuất huyết tiêu hoá mà không có triệu chứng báo trước. Các tổn thương DD-

TT phát hiện bằng nội soi thường có đặc điểm lan toả với các vết trợt xước, xung huyết trên diện rộng...

Hình 7. Tiêu chuẩn đánh giá tổn thương dạ dày theo Kimmey 1998 [35].

Chảy máu được xác định là các tổn thương thoát mạch, tạo thành các chấm nhỏ ở trong lớp cơ niêm của dạ dày. Tổn thương này thường được quan sát thấy sau khi dùng aspirin một vài giờ. Chúng có thể chuyển thành các vết trợt xước (erosion), được thấy dưới nội soi là các vết chấm trắng nhỏ. Các vết trợt xước được định nghĩa bởi các vết nứt sắc trên bề mặt dạ dày. Tổn thương này chỉ khu trú ở mức niêm mạc. Nếu kèm theo chảy máu, các vết trợt xước này có thể chuyển thành màu đen và sau đó thay đổi màu theo sự thoái hoá của hồng cầu.

Được gọi là loét khi tổn thương xuống tới lớp dưới niêm mạcvà đôi khi tới tổ chức đệm. Các vết loét có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, dạ dày hoặc tá tràng. Mặc dù các loét cấp được phân biệt về mô bệnh học với các vết trợt xước, song khó phân biệt chúng về hình ảnh nội soi. Nguyên nhân là do vết loét cấp chưa đủ thời gian để sẹo hoá như loét mạn. Vì vậy, xác định các vết loét cấp, thường dựa vào kích thước tổn thương, khoảng 3-5 mm, được đo bằng các kìm sinh thiết. Tiêu chuẩn đánh giá ổ loét tại dạ dày theo Kimmey 1998 [35].

Triệu chứng lâm sàng của bệnh này được nhận định tương đối khác nhau theo mỗi tác giả. Một nghiên cứu của Lanza và CS -1981 trên người khoẻ mạnh bình thường, tình nguyện dùng một số thuốc CVKS trong đó có Aspirin, có nội

soi trước và sau, đã không tìm thấy mối liên quan giữa các biểu hiện lâm sàng tiêu hoá và hình ảnh nội soi DD-TT.

Sự biểu hiện triệu chứng lâm sàng tiêu hoá ở các đối tượng dùng thuốc CVKS cũng được nhận định một cách khác nhau. Janssen và CS cho rằng các triệu chứng này không có giá trị dự báo tổn thương DD-TT [32]. Theo Feldman và CS có tới 10-20% trường hợp dùng thuốc CVKS có các triệu chứng đau thượng vị, đầy bụng, nôn... mà không tìm thấy loét trên nội soi [23]. Như vậy có thể có các triệu chứng tiêu hoá mà không có tổn thương DD-TT và ngược lại, có tổn thương DD-TT mà không có triệu chứng tiêu hoá ở các bệnh nhân dùng thuốc CVKS.

* Các biến chứng có thể gặp khi nội soi dạ dày tá tràng và hướng xử trí

- Nội soi dạ dày tá tràng là phương pháp khá an toàn và tỉ lệ xảy ra biến chứng rất nhỏ. Tỉ lệ xảy ra các biến chứng khoảng 1%

- Các biến chứng có thể xảy ra và cách xử trí [7].

Dị ứng thuốc gây tê họng ( Xylocain, Lidocain): cần phải hỏi kĩ tiền sử dị ứng thuốc, nếu có dị ứng thuốc thì không nên dùng thuốc gây tê.

Phản ứng với thuốc tiền mê: bệnh nhân có thể ngưng tim, ngưng thở, shock phản vệ. Do đó, nếu dùng thuốc tiền mê cần phải có các phương pháp hồi sức cấp cứu như bộ mở khí quản, bộ đặt catheter, hệ thống oxy, thuốc adrenalin..

Bơm quá nhiều hơi: làm bệnh nhân khó chịu, do đó trong quá trình soi nên chú ý bơm hơi vừa đủ quan sát.

Đưa nhầm máy vào khí quản: phát hiện kịp thời và rút máy ra đưa lại. Tai biến này thường gặp ở người mới làm nội soi chưa có kinh nghiệm đưa máy qua vùng hầu họng.

Kẹt máy nội soi: Khi thực hiện kĩ thuốc soi ngược đầu máy, soi sát vào lỗ tâm vị và thực quản hoặc kẹt ở chỗ thoát vị hoành, có thể đẩy máy vào sâu

dưới sự quan sát, sau đó từ từ kéo máy ra. Nếu không kéo máy ra được thì phải phẫu thuật. Tuy nhiên, tai biến này rất hiếm gặp.

Trật khớp hàm: thường xảy ra ở bệnh nhân có trật khớp hàm mạn tính. Sau khi soi xong thì đẩy khớp hàm lại vị trí cũ.

Nhiễm khuẩn: do hít phải dịch dạ dày khi soi xảy ra ở bệnh nhân già yếu, dùng thuốc an thần dịch, dạ dày nhiều trong hẹp môn vị hoặc phản xạ hầu họng ké. Nhiễm khuẩn có thể gây viêm phổi.

Lây nhiễm virus HIV, viêm gan B,C: để đề phòng biến chứng này cần thực hiện đúng qui trình tiệt khuẩn máy nội soi.

Chảy máu: xảy ra với các thủ thuật nội soi can thiệp như cắt polyp, lấy dị vật. Khi có biến chứng này cần tiến hành các phương pháp cầm máu bằng Adrenalin 1/10.000 hoặc kẹp clip nếu cần thiết truyền máu.

Thủng: thường xảy ra khi tiến hành các thủ thuật can thiệp như cắt polyp, lấy dị vật, đặc biệt các dị vật sắc nhọn, dị vật có kích thước to. Sau khi lấy dị vật, nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, bụng có dấu hiệu ngoại khoa, đau ngực, khó thở, cần cho chụp Xquang, chụp CT Scanner ổ bụng để phát hiện các triệu chứng để phát hiện các biến chứng, nếu thủng nhỏ được phát hiện kịp thời có thể điều trị bảo tồn bằng cách đặt sonde dạ dày hút liên tục, dùng kháng sinh toàn thân, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Theo dõi tiếp trong 12-24 giờ, nếu tình trạng bệnh nhân không tốt cần điều trị ngoại khoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tổn thương dạ dày tá tràng ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ dùng thuốc chống ngưng tập (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)