Không 5 0 Ngồi xổm Có thể Không 5 0 Hỗ trợ Không Băng chun Có nạng đỡ 10 5 0 Làm việc, sinh hoạt
Như trước chấn thương Giảm
Thay đổi công việc Suy giảm nghiêm trọng
20 15 10 0
Tổng 100
Đánh giá kết quả: Rất tốt > 92 điểm; Tốt 87-92 điểm; Trung bình 65- 86 điểm; Kém < 65 điểm
* Kết quả chung
Đánh giá kết quả chung bao gồm: sẹo mổ, liền xương ổ gãy, phục hồi chức năng, biến chứng, di chứng dựa vào tiêu chuẩn đánh giá kết quả liền xương của JL Haas và JY De La Cafinière, tiêu chuẩn PHCN của Ter.Schiphorst.
- Rất tốt:
+ Xương liền thẳng trục, hết di lệch.
+ Sẹo mổ liền tốt, không viêm dò, không dính xương. + Không đau tại ổ gãy.
+ Vận động khớp gối bình thường (Gấp 135 độ, duỗi 10 độ).
+ Không teo cơ. + Không ngắn chi.
- Tốt:
+ Liền xương mở góc ra ngoài hay ra trước < 5 độ. mở góc ra sau vào trong < 10 độ.
+ Sẹo mổ liền tốt. + Đau khi gắng sức.
+ Vận động khớp gối: Gấp 90-120 độ, duỗi <10 độ + Vận động khớp cổ chân gấp mu 0 độ.
+ Teo cơ không đáng kể. + Ngắn chi < 1 cm.
- Trung bình:
+ Kết quả liền xương quá ngưỡng hoặc chậm liền xương. + Nhiễm khuẩn vết mổ nông.
+ Đau liên tục (chịu đựng được).
+ Vận động khớp gối: Gấp < 90 độ, duỗi > 10 độ. + Bàn chân thuổng
+ Teo cơ nặng. + Ngắn chi < 2 cm.
- Kém:
+ Kết quả liền xương giống trung bình kèm di lệch xoay ngoài nhiều hoặc không liền xương.
+ Sẹo mổ xấu, viêm dò kéo dài. + Đau liên tục không chịu được. + Vận động khớp gối: Cứng khớp. + Vận động khớp cổ chân: Cứng khớp. + Teo cơ nặng.
+ Ngắn chi < 2 cm.
2.3.4.4. Biến chứng
- Viêm xương: Khám bệnh nhân có sốt hoặc không, có dấu hiệu nhiễm trùng, tại vết mổ sưng nề chảy dịch đục hoặc mủ, có thể thấy lộ xương viêm dụng cụ kết hợp xương; X quang thấy hình ảnh viêm xương, ổ gãy xương cũ.
- Chậm liền xương: Quá trình liền xương không đúng với diễn biến thông thường, thường là 3 tháng kể từ khi gãy xương phim chụp không thấy can xương giữa hai đầu xương gãy.
- Khớp giả: ổ gãy không liền sau gấp đôi thời gian liền xương bình thường, khoảng 6 tháng sau gãy xương còn khe sáng giữa hai đầu gãy trên phim X quang.
- Gãy nẹp
2.4. Quy trình nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Nhóm hồi cứu
Lập danh sách bệnh nhân được phẫu thuật theo mặt bệnh nghiên cứu phù hợp với các tiêu chuẩn chọn lựa và loại trừ.
Nghiên cứu hồ sơ bệnh án, film X.quang trước và sau mổ để xác định các yếu tố cần thống kê, đánh giá.
Mời bệnh nhân đến khám kiểm tra trực tiếp để đánh giá (phục hồi chức năng chi thể, sự liền xương) .
Tổng hợp số liệu nghiên cứu của từng bệnh nhân và lập phiếu theo dõi, đánh giá kết quả gần, kết quả xa theo các tiêu chuẩn đánh giá kết quả đã xác định.
2.4.1.2. Nhóm tiến cứu
Lập hồ sơ bệnh án để phân loại tổn thương, khai thác tiền sử, bệnh sử cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
Thăm khám bệnh nhân trên lâm sàng về toàn thân, tại chỗ, phát hiện các tổn thương phối hợp hoặc các bệnh nội khoa mạn tính kèm theo.Trên cận lâm sàng (X quang) để phân loại tổn thương.
Tham gia phẫu thuật và đánh giá kết quả gần như : Kết quả nắn chỉnh di lệch, kết quả kết xương sau mổ, liền sẹo kỳ đầu.
Theo dõi bệnh nhân sau mổ: Dựa trên các yếu tố diễn biến liền sẹo vết mổ, chức năng chi thể, hướng dẫn bệnh nhân tập PHCN.
Kiểm tra bệnh nhân sau 1, 3, 6, 9 tháng.
Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu của từng bệnh nhân, lập phiếu theo dõi.
2.4.2. Các bước phẫu thuật MIPO
2.4.2.1. Chuẩn bị bệnh nhân
Bệnh nhân nằm ngửa
Vô cảm bằng tê tủy sống hoặc mê nội khí quản Garo đùi
Hình 2.1: Tƣ thế bệnh nhân
(Nguồn: Bệnh nhân Nguyễn Thị T. số hồ sơ 30717)
2.4.2.2. Các bước phẫu thuật
Gãy xương mác có chỉ định mổ sẽ tiến hành làm nẹp vít xương mác trước Rạch đường nhỏ khoảng 3 cm ngay mắt cá trong, tạo đường hầm dưới da
và trên màng xương
Luồn nẹp, cố định nẹp với xương chày bằng 1 vít ở đầu xa, kiểm tra dưới C-arm đảm bảo vít nằm trên mặt khớp trần chày
Hình 2.2. Luồn nẹp dƣới da
(Nguồn: Bệnh nhân Đặng Minh Đ. số hồ sơ 16048)