Để hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ, ngày 29/9/2006, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ra Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh vị thành tích trong giáo dục”. Để nâng cao chất lượng GD&ĐT, nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, từng bước đưa đất nước ngày càng phát triên hơn, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã đưa ra các chủ trương, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu đó:
Một là, chỉ đạo đổi mới quy mô, cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo
Về cơ chế quản lý:
Ngày 1/10/2006, phòng Khảo thí - Kiểm định chất lượng, một đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo được thành lập, đi vào hoạt động. Đây là lần đầu tiên, ngành GD&ĐT có cơ quan chuyên trách công tác thi cử và kiểm định chất lượng.
Các cơ quan quản lý giáo dục (Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố) và các nhà trường tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên và học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm 2009, thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT- BNV của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội vụ, Quyết định số 06/QĐ-UBND
ngày 16/3/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện được chuyển về Sở Giáo dục & Đào tạo trực tiếp quản lý. Đây là sự trở về của các trung tâm giáo dục thường xuyên, sau 7 năm dưới sự quản lý của các huyện, thành phố. Để tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng, tháng 7/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Nam Định (quy mô nhỏ, gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh) vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Hiền thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Hiền. Đến tháng 7/2012, tiếp tục sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Hiền và Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng tại chức tỉnh thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Nam Định.
Thực hiện các Nghị định của Chính phủ, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo được kiện toàn và bổ sung. Từ năm 2001 đến nay, mỗi năm toàn ngành đã thanh tra toàn diện từ 300 đến 350 trường học ở các cấp học, ngành học và thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên từ 4.500 đến 5.000 giáo viên các bậc học, đạt tỷ lệ từ 25-30% số đơn vị và giáo viên toàn tỉnh. Từ hai nhiệm vụ cơ bản là kiểm tra và đánh giá, đến năm học 2004 - 2005, Thanh tra Sở đã thực hiện thêm hai nhiệm vụ làtư vấn và thúc đẩy. Cùng với việc thanh tra trường học và giáo viên, Thanh tra Sở đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra chuyên đề, như: thanh tra dạy thêm, học thêm, thanh tra đóng góp của học sinh, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sử dụng sách - thiết bị dạy học, thanh tra quản lý tài chính, giáo dục quốc phòng, văn bằng chứng chỉ và đặc biệt là thanh tra thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi và tuyển sinh nhằm củng cố kỷ cương nền nếp, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực.
* Về quy mô giáo dục
Thực hiện Luật Giáo dục 1998 và Luật sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục 2005, tỉnh Nam Định đã xác lập được một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ giáo dục mầm non đến đại học. Quy mô giáo dục tăng nhanh, mạng lưới trường lớp, nhất là trường phổ thông được mở rộng.
Giáo dục mầm non: năm 2010, tại kỳ họp 14 khóa XVI, Hội đồng nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết 141/2010/NQ-HĐ về việc phê duyệt “Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Nam Định, đến năm 2015. Mục tiêu chính của đề án, là: “Xây dựng hệ thống trường, lớp mầm non đạt chuẩn, theo hướng tiên tiến và từng bước hiện đại; đảm bảo đến năm 2015, hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp. Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc, toàn diện về số lượng và chất lượng giáo dục mầm non trong toàn tỉnh”.
Giáo dục tiểu học: mười năm qua, quy mô giáo dục tiểu học trong tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển mạnh. Toàn tỉnh có 291 trường tiểu học với số học sinh hàng năm trong khoảng từ 136.133 em đến 146.428 em; huy động hơn 26.000 học sinh vào học lớp 1, đạt 100% dân số độ tuổi. Sau hơn một thập kỷ kiên trì phấn đấu, công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt kết quả to lớn. Năm học 2012 - 2013, Nam Định là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của cả nước được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, mức độ II [39; tr.244].
Giáo dục trung học: Trong vòng 5 năm, từ năm 2006 đến năm 2010, tỉnh đã thành lập thêm 8 trường trung học phổ thông, đưa tổng số trường trung học phổ thông trong tỉnh lên 55 trường, với hơn 67.600 học sinh. Số học sinh vào học lớp 10 trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông tăng nhanh, đạt 80,57% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Hiện nay, bình quân cứ 3 xã, phường, thị trấn đã có 1 trường trung học phổ thông hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên [39; tr.245].
Giáo dục thường xuyên: Ngành học giáo dục thường xuyên tiếp tục củng cố, phát triển mạng lưới, hình thức và quy mô giáo dục.Toàn tỉnh, duy trì 16 trung tâm giáo dục thường xuyên (trong đó, có 14 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, 2 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh), 229 trung tâm học tập cộng đồng xã/phường/thị trấn và 4 trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc Sở KHCN và các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện công tác xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Năm
học 2012-2013, toàn tỉnh huy động được 90 trẻ (12 nhóm lớp) tham gia học xóa mù chữ và sau xóa mù chữ, 375 người trong độ tuổi 15-60 được huy động đến các lớp xóa mù chữ; 229/229 xã, phường, thị trấn đều đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập tiểu học [39; tr. 245].
Giáo dục chuyên nghiệp: Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối đồng bộ về trình độ đào tạo, từ đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; cơ cấu ngành nghề phong phú hơn, do đó quy mô đào tạo của các trường phát triển nhanh nhằm phục vụ kịp thời cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Một số trường có quy mô từ 1 vạn đến trên 1 vạn sinh viên. Công tác đào tạo không chỉ bó hẹp trong khuôn viên của trường (nơi đặt trụ sở) mà còn mở rộng ra nhiều địa phương, bằng nhiều hình thức liên kết đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực. Từ năm 2003 đến năm 2007, tại thành phố Nam Định, 4 trường đại học được thành lập, gồm: Đại học Lương Thế Vinh (5-12-2003), đại học Điều dưỡng Nam Định (26-2-2004), Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định (5-1-2006) và trường đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp (11-9-2007). Đến năm 2010, toàn tỉnh có 21 trường chuyên nghiệp; trong đó, có: 4 trường đại học, 5 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 12 trường trung học chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
Chỉ thị số 2737/CT-BGD ĐT ngày 27/7/2012 về “nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 - 2013” để thực hiện tốt chỉ thị này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra nhiệm vụ chung để nâng cao hiệu quả giáo dục là:
“Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực””[36; tr.2].
Tính đến ngày 31/12/2013, toàn tỉnh có trên 57.000 học sinh, sinh viên theo học các hệ đào tạo. Sau gần một thập niên thực hiện việc đổi mới giáo dục cùng với sự phát triển rất mạnh về quy mô thì việc cung ứng một cách công bằng về cơ hội giáo dục đã có bước tiến bộ quan trọng. Khoảng cách về cơ hội tiếp cận giáo dục giữa thành phố và nông thôn, giữa thị trấn và các xã xa trung tâm huyện lỵ, tỉnh lỵ là không đáng kể.
* Về củng cố tổ chức và đổi mới hoạt động của các đoàn thể
Trong thời kỳ đổi mới, công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức Đoàn, Đội, Hội Thanh niên và Công đoàn giáo dục trong các trường học cũng có sự thay đổi nhằm phối hợp với ngành làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với ngành, chỉ đạo các trường tiểu học xác định chủ đề năm học, tiếp tục phát động thiếu nhi học sinh thực hiện phong trào “Nói lời hay, làm nhiều việc tốt”; phát động đoàn viên thanh niên các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thực hiện mục tiêu: “Học tập, rèn luyện vì ngày mai, lập thân, lập nghiệp; vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”. Hội Thanh niên phối hợp với các trường chuyên nghiệp phát động phong trào “Sinh viên tình nguyện”, tham gia đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, hiến máu nhân đạo…
Từ năm 2008, Sở và Công đoàn Giáo dục tỉnh đã phát động đoàn viên, lao động với tinh thần “tương thân, tương ái”, hưởng ứng cuộc vận động “ủng hộ giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn” với mục tiêu chính là xây dựng nhà công vụ giáo viên. Từ năm 2008 đến 2013, có 9 nhà công vụ giáo viên được tu sửa, 188 phòng ở cho giáo viên 19 trường được chống dột (15 trường trung học phổ thông và 2 trường trung học cơ sở và 2 trường tiểu học), tặng 16 Nhà tình nghĩa cho 16 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn (15 nhà giáo cấp học mầm non, 1 nhà giáo cấp trung học cơ sở). Sở Giáo dục & Đào tạo và Công đoàn Giáo dục tỉnh tổ chức thăm, tặng quà cho 782 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn và 100 học sinh mồ côi cả cha và mẹ, 60 học sinh nghèo, vượt khó học giỏi. Những việc làm trên góp phần ổn định đời sống đội ngũ nhà
giáo, động viên các nhà giáo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục phấn đấu vì sự nghiệp “trồng người”.
Hai là, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
* Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, tích cực thực hiện các cuộc vận động, tạo tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục
Thực hiện công cuộc đẩy mạnh công tác bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, tích cực thực hiện các cuộc vận động, tạo tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đầu năm học 2006-2007, toàn ngành sôi nổi thực hiện cuộc vận động
“Hai không”. Ngày 18/9/2006, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định ra Quyết định số 153/QĐ-SGD-ĐT ban hành “Chương trình hành động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, Quyết định số 157/SGD-ĐT về việc thành lập Ban chỉ đạo và ban hành “Chương trình hành động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục của ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Nam Định, giai đoạn 2006-2010”. Ngày 23/10/2006, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tổ chức ký cam kết “Chương trình phối hợp hoạt động triển khai cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với Công an tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định và Hội Cựu giáo chức tỉnh. Từ năm học 2006-2007 đến năm học 2009-2010, Sở tổ chức 3 hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với cơ quan Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Khuyến học trong công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tổ chức 4 hội nghị ký cam kết thi đua cùng Thư quyết tâm giữa Lãnh đạo Sở với đại diện lãnh đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện/thành phố, trường Trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên về việc thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không”; đã diễn ra 8 hội nghị giao ban theo học kỳ giữa Sở với các Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện/thành phố, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, theo 2 cụm miền trong tỉnh (miền Bắc và miền Nam sông Đào).
Tại cơ sở, các cấp học đồng loạt thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua. Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ, của Sở và thực tế giáo dục của nhà trường, Hội đồng sư phạm các trường đã thảo luận, xây dựng Kế hoạch thực hiện. Các bản Kế hoạch đã đi vào những vấn đề “nóng” của giáo dục hiện nay, tập trung củng cố nền nếp, kỷ cương trường học, “dạy thực chất”, “học thực chất”, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đề cao bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, chống bệnh thành tích trong giáo dục, nhất là chống tiêu cực trong thi cử.
Tuy mới đạt được kết quả ban đầu, các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như một luồng gió mới, tạo thêm động lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hướng tới một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
* Đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện
Cấp trung học cơ sở thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới chung cho tất cả các đối tượng học sinh trong toàn quốc. Cấp trung học phổ thông, thực hiện chương trình phân ban mới, với 3 ban: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và ban Cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học phân hóa hiện nay.
Học sinh các trường căn cứ vào năng lực, sở trường của mình để đăng ký nguyện vọng vào học 1 trong 3 ban. Năm học 2007-2008, toàn tỉnh có: 485 lớp 10, trong đó, có: 51 lớp học ban Khoa học tự nhiên, 2 lớp học ban Khoa học xã hội – nhân văn, 432 lớp học ban Cơ bản và 466 lớp 11, trong đó, có: 50 lớp học ban Khoa học tự nhiên (2.510 học sinh), 2 lớp học ban Khoa học xã hội - nhân văn (96 học sinh), 409 lớp học ban Cơ bản (20.541 học sinh).
Thực tiễn giáo dục ở các trường, cho thấy đa số học sinh đăng ký vào học ban Cơ bản (số lượng gấp 8 lần số học sinh học ban Khoa học tự nhiên, gấp hơn 200 lần số học sinh học ban Khoa học xã hội - nhân văn). Số học sinh