Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định nền giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định đã có nhiều chuyển biến, đổi mới tích cực và đạt được nhiều thành tựu. Quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo phát triển GD&ĐT từ năm 2005 dến năm 2015 có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu:
Một là, nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục và đạo tạo thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện đồng thời cũng phải gắn liền với thực tiễn ở Nam Định
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chính là cơ sở pháp lý để Đảng bộ tỉnh Nam Định đề ra những phương án để phát triển giáo dục và đào tạo. Trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ về các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, đạo đức, năng lực của người học; tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên và nhi đồng.
Phát động phong trào toàn dân học tập, toàn dân chăm lo giáo dục, toàn dân làm giáo dục, nói cách khác là thực hiện nền giáo dục thực sự của dân, do dân, vì dân, mọi người đều được học tập, học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ học suốt đời.
Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các gia đình và toàn xã hội tham gia tích cực đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, trí tuệ cho giáo dục. Kết hợp chặt chẽ môi trường giáo dục “nhà trường - gia đình - xã hội”, trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tiến bộ.
Hai là, đổi mới mạnh mẽ quản lý đối với giáo dục
Dưới sự lãnh đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo, Đảng bộ tỉnh Nam Định với việc đổi mới căn bản chính sách sử dụng cán bộ theo hướng coi trọng năng lực, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Tăng cương công tác kiểm tra, thanh tram giám sát các hoạt động giáo dục. Các cơ quan quản lý giáo dục (Sở, Phòng Giáo dục &Đào tạo huyện, thành phố) và các nhà trường tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp xây dựng cơ chế,
chính sách hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên và học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Thực hiện các Nghị định cuả Chính phủ, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo được kiện toàn và bổ sung. Từ năm 2001 đến nay, mỗi năm toàn ngành đã thanh tra toàn diện từ 300 đến 350 trường học ở các cấp học, ngành học và thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên từ 4.500 đến 5.000 giáo viên các bậc học, đạt tỷ lệ từ 25-30% số đơn vị và giáo viên toàn tỉnh.
Coi trọng vai trò của khoa học giáo dục. Đẩy mạnh nghiên cứ khoa học giáo dục lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mớ giáo dục.
Ba là, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng nhưng cũng đáp ứng yêu cầu về chất lượng
Đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuyên môn và nghiệp vụ vững chắc. Đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo là yếu tố quyết định chất lượng của các nhà trường, do đó cần thường xuyên chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần, ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và nhà giáo nhằm phát huy cao nhất năng lực, chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có tầm nhìn và năng lực thích ứng với các điều kiện thay đổi, tận tâm, chuyên nghiệp, có năng lực điều hành phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những cá nhân không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Bốn là, đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giáo dục
Tiếp tục đổi mới các phương pháp dạy học, khắc phúc lối dạy học truyền thống truyền thụ kiến thức theo một chiều. Áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo. Giảm lý thuyết, tăng thời gian tự học, gắn bó chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn. Đây là phương pháp giúp người học phát
triển kỹ năng tự học và kỹ năng giải quyết vấn đề. Để đổi mới được phương pháp dạy học thì bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức của người dạy, người dạy từ vai trò chủ đạo truyền đạt kiến thức thành người hướng dẫn, định hướng, tổ chức việc học cho người học.
Tiểu kết chƣơng 3
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định về phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2005 - 2015, giáo dục và đào tạo Nam Định đã gặt hái được nhiều thành tựu nhất định. Bên cạnh đó giáo dục tỉnh Nam Định vẫn còn nhiều hạn chế về quản lý, chất lượng đào tạo,… những hạn chế này cũng chính là những động lực để Đảng và nhân dân tỉnh Nam Định tiếp tục phấn đấu không ngừng trong sự nghiệp giáo dục. Trong giai đoạn thực hiện các chính sách, Nghị quyết thì Đảng bộ tỉnh Nam Định cũng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những hạn chế trước kia.
KẾT LUẬN
Trải qua một thập kỷ (2005 - 2015) dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định, đồng thời thông qua các các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ qua các kỳ đại hội XVII, XVIII, XIX và các chủ trương của Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII, IX, X thì nền giáo dục và đào tạo của tỉnh Nam Định ngày càng vững bước đi lên, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những thành tựu về giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định đã đạt được về quy mô giáo dục được mở rộng; chất lượng giáo dục được đảm bảo ổn định và nâng cao; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên đảm bảo về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học được tăng cường theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, từng bước được nâng cao chất lượng, nhằm phục vụ dạy và học, tạo tiền đề cho sự phát triển giáo dục của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh những thành tựu đạt được, giáo dục của tỉnh vẫn còn những hạn chế: quy mô giáo dục chưa khắc phục được tình trạng phát triển không đồng đều giữa các địa phương trong toàn tỉnh, thiếu cân đối trong việc đào tạo nguồn nhân lực; chất lượng giáo dục toàn diện còn nhiều hạn chế; đội ngũ giáo viên tăng lên về số lượng nhưng chất lượng chưa đồng đều; công tác quản lý giáo dục còn bộc lộ nhiều yếu kém; cơ sở vật chất kỹ thuật trường học ở nhiều địa phương còn thiếu thốn và lạc hậu.
Quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển giáo dục ở Nam định từ năm 2005 đến năm 2015 đã đúc kết được một số kinh nghiệm quý. Đó là những đóng góp quan trọng về thực tiễn, góp phần vào việc đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo của Đảng nói chung cũng như giáo dục và đào tạo ở Nam Định nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Để sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vững chắc trong những năm tiếp theo, vấn đề đặt ra là phải quán triệt, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo để đề ra những chính sách, nghị quyết phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục
nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Chú trọng chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh. Đó cũng chính là những kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2005 đến năm 2015. Đồng thời, đó là cơ sở, tiền đề thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nam Định nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tuyên giáo Nam Định và Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2010), “Địa chí Nam Định”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Chỉ thị số 36/CT - TU, ngày 15-6-2004“Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
4. Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15-6-2004“Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
5. Chỉ thị số 2737/CT-BGD ĐT ngày 27/7/2012 về “nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012- 2013”.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12.Đảng bộ tỉnh Nam Định(2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVII, Văn phòng Tỉnh uỷ Nam Định.
13.Đảng bộ tỉnh Nam Định (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVIII, Văn phòng Tỉnh uỷ Nam Định.
14.Đảng bộ tỉnh Nam Định (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XIX, Văn phòng Tỉnh uỷ Nam Định.
15.Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục - đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.Võ Nguyên Giáp (1986), Mấy vấn đề về khoa học và giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17.Hồ Chí Minh (1990), Về công tác giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định ( 2011), Nghị quyết số 10 –
NQ/TU ngày 25/7//2011 về “Phát triển một số cơ sở giáo dục và đào tạo chất lượng cao”.
27. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (2011), Nghị quyết số 16 – NQ/TU ngày 30/12/2011 về “Nâng cao chất lượng đồng đều trong giáo dục phổ thông”. 28. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-
NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
29. Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định (2010), Nghị quyết số 141/2010/NQ – HĐ về “ Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Nam Định đến năm 2015”.
30. Lênin (1979), Toàn tập, tập 38, Nxb, Tiến bộ, Hà Nội. 31. Lênin (1979), Toàn tập, tập 39, Nxb, Tiến bộ, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Kim Hằng ( 2014), Quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại Trường cao đẳng Sư phạm Nam Định,
33. Trần Văn Nam ( 2015), Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Nghĩa Hưng – tỉnh Nam Định theo hướng chuẩn hóa, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
34. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định (2011), Báo cáo tổng kết công tác giáo dục - đào tạo năm học 2010 - 2011.
35. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định (2012), Báo cáo tổng kết công tác giáo dục - đào tạo năm học 2011 -2012.
36. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định(2013), Báo cáo tổng kết công tác giáo dục - đào tạo năm học 2012 - 2013.
37. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định (2014), Báo cáo tổng kết công tác giáo dục - đào tạo năm học 2013 -2014.
38. Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định(2015), Báo cáo tổng kết công tác giáo dục – đào tạo năm học 2014 – 2015.
39. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định(2014), Lịch sử ngành giáo dục Nam Định, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.