Quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện sóc sơn (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế trang trại từ năm 2005 đến năm 2015​ (Trang 39)

2.2.1. Chỉ đạo ban hành các chính sách phát triển kinh tế trang trại

* Chính sách đất đai đối với các trang trại

Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng, có tính quyết định đến việc hình thành và phát triển KTTT, nhất là khi KTTT đang ở giai đoạn đầu, phát triển

chủ yếu dựa theo chiều rộng. Vì vậy, để hình thành và phát triển KTTT, cần khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất và tạo điều điều kiện cho chủ trang trại đƣợc thực hiện các quyền về ruộng đất.

“Huyện ủy Sóc Sơn xác định mục tiêu của chính sách đất đai cho phát triển KTTT theo hƣớng bền vững là đảm bảo nhu cầu về đất đai cho hoạt động của KTTT. Hình thức quan trọng của chính sách đất đai cho phát triển KTTT là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại.”

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại là một văn bản có tính pháp lý, đảm bảo quyền của chủ trang trại trong việc khai thác, sử dụng diện tích đất đai đƣợc cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận này có thể thế chấp để vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

“Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phƣơng có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã đƣợc giao trong hạn mức của địa phƣơng còn đƣợc Uỷ ban nhân dân xã xét cho thuê đất để phát triền trang trại. Hộ gia đình, cá nhân đƣợc nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của pháp luật về đất đai và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”

Ngay từ năm 2009, khi trên địa bàn Hà Nội chƣa huyện nào thực hiện dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp thì Sóc Sơn đã thể chế hóa công tác này bằng Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ, Nghị quyết của HĐND và kế hoạch thực hiện của UBND huyện. Sau 4 năm triển khai, toàn huyện đã dồn điển đổi thửa đƣợc 10.233,7 ha đất sản xuất nông nghiệp, bằng 101% kế hoạch Thành phố giao.

* Chính sách hỗ trợ vốn, tín dụng đối với trang trại

Chính sách đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc cho nông nghiệp nói chung, KTTT nói riêng là cần thiết để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất

nông nghiệp và nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn và KTTT. Các giải pháp về đầu tƣ và tín dụng phục vụ phát triển KTTT có thể bao gồm:

“Các trang trại đƣợc miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nƣớc tự nhiên chƣa có đầu tƣ cải tạo vào mục đích sản xuất nông nghiệp.”

Tăng mức đầu tƣ từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và KTTT nói riêng. Nguồn ngân sách này dành để đầu tƣ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó ƣu tiên đầu tƣ thủy lợi, giao thông kết nối các vùng; ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản,…

“Thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, dự án trên từng địa bàn để xây dựng hệ thống hạ tầng bên ngoài và hệ thống hạ tầng dẫn đến trang trại nhƣ: hệ thống đƣờng điện, hệ thống giao thông… Các trang trại quy mô lớn đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng điện, giao thông nội đồng, hồ đập, kênh mƣơng tiêu thoát nƣớc để phục vụ sản xuất kinh doanh.”

“Tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn cho các trang trại, thực hiện chính sách ƣu đãi về lãi suất, có thời hạn trả nợ riêng đối với tín dụng cho các chƣơng trình ƣu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thời hạn vay trả vốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi và thời gian khấu hao cơ bản trong nông nghiệp.”

“Quy định rõ giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận KTTT, cho phép chủ trang trại đƣợc sử dụng Giấy chứng nhận KTTT để vay vốn tín dụng và đƣợc ƣu tiên hỗ trợ từ các chính sách khuyến nông, khuyến ngƣ…”

“Tạo điều kiện để các trang trại tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Sử dụng công cụ hỗ trợ lãi suất nhằm tạo điều kiện cho trang trại tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay và lãi suất thích hợp.”

“Trong những năm qua, thành phố đã tập trung, tăng vốn ngân sách đầu tƣ cho các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội của huyện Sóc Sơn, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết số 16-NQ/TU và Kế hoạch số 61/KH-UB, cụ thể, năm 2005: 167 tỉ đồng; 2006: 281 tỉ đồng và năm 2007: 315 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tƣ phát triển và thu ngân sách trên địa bàn hằng năm tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Năm 2006, nguồn vốn huy động qua ngân hàng đạt 760 tỉ đồng (tăng 30% so với năm 2005), thu ngân sách trên địa bàn đạt 70,87 tỉ đồng (tăng gấp gần 5 lần so với năm 2000).”

* Chính sách khuyến nông đối với các trang trại

Đẩy mạnh hoạt động công tác khuyến nông, khuyến ngƣ bằng nhiều hình thức cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhằm chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất đến các chủ trang trại, chọn giống có năng suất chất lƣợng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất tại các trang trại.

Thực hiện chế độ thông tin thị trƣờng thƣờng xuyên, giúp cho trang trại có định hƣớng sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng.

“Mở các lớp hƣớng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, thâm canh, kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc (thức ăn xanh, thức ăn tinh) và công tác thú y. Thông qua các chƣơng trình, dự án, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới từ các viện, trƣờng, các trung tâm nghiên cứu, đồng thời cung cấp các thông tin về giống, về giá cả vật tƣ đầu vào, thị trƣờng tiêu thụ và giá cả sản phẩm,… giúp ngƣời chăn nuôi có quyết định đúng đắn.”

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, ngày 28/12/2013, UBND huyện Sóc Sơn đã ban hành kế hoạch số 204/KH-UBND triển khai phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung huyện Sóc Sơn năm 2013.Theo đó, các doanh nghiệp trong nƣớc, hộ gia đình, cá nhân, Hợp tác xã tại các

vùng chuyên canh tập trung trên địa bàn các xã theo Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội chƣa đƣợc hƣởng các khoản chính sách theo Nghị quyết này thì đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ, cụ thể:

Hỗ trợ giống cây trồng: Hỗ trợ trực tiếp 50% chi phí mua giống lần đầu. Riêng giống hoa lan, hoa lily hỗ trợ 20% chi phí mua giống lần đầu.

“Hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh cây trồng: Hỗ trợ 50% chi phí bảo vệ thực vật trong năm đầu và 30% trong năm thứ hai bao gồm thuốc, công lao động, thuê máy. Hỗ trợ 70% chi phí trong năm đầu và 50% trong năm thứ hai chi phí bảo vệ thực vật khi sử dụng các chế phẩm sinh học, có nguồn gốc sinh học để phòng, chống dịch bệnh trong các trang trại sản xuất rau, quả, chè an toàn.”

Hỗ trợ hạ tầng đối với sản xuất cây trồng: Hỗ trợ một lần chi phí khoan giếng, đào lấy nƣớc tƣới cho cây trồng tối đa không quá 10 triệu đồng/ha; hỗ trợ một lần kinh phí mua thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (02 thùng/ha), hỗ trợ 100% năm đầu và 70% năm thứ hai đối với chi phí xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Quy mô thực hiện: Vùng phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao 37 ha tại các xã Nam Sơn, Phú Minh; vùng sản xuất và tiêu thụ chè an toàn 80 ha tại xã Bắc Sơn; vùng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 5,5 ha tại xã Đông Xuân; vùng phát triển hoa cây cảnh 2,4 ha tại các xã Minh Trí, Xuân Giang; chƣơng trình lúa hàng hóa chất lƣợng cao 600 ha tại các xã Minh Phú, Tân Dân, Quang Tiến, Bắc Phú, Đức Hòa; vùng nuôi trồng thủy sản 8 ha tại xã Tân Hƣng. Tổng kinh phí thực hiện: 6.728.205.000 đồng.

* Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại

Mục tiêu của chính sách phát triển nguồn nhân lực cho KTTT là đảm bảo nguồn nhân lực của trang trại có chất lƣợng đáp ứng đƣợc các yêu cầu

nhân lực cho phát triển sản xuất kinh doanh. Trƣớc hết là đảm bảo kiến thức và kỹ năng quản lý của các chủ trang trại thông qua tổ chức (có hỗ trợ kinh phí) đào tạo, bồi dƣỡng, các lớp tập huấn, các đợt tham quan các trang trại điển hình trong và ngoài huyện, tỉnh thậm chí tham quan các mô hình phát triển KTTT ở nƣớc ngoài. Các nhân lực ngoài chủ trang trại cũng cần có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng để trang trại có nguồn nhân lực chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh của KTTT. Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý là đối tƣợng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phát triển KTTT hƣớng đến.

Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý KTTT từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cũng nằm trong phạm vị đào tạo nguồn nhân lực cho KTTT của địa phƣơng.

“Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2005 - 2010, cùng với tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn có tính chất đột phá. Các cấp, các ngành ở Hà Nội tích cực giúp Sóc Sơn thực hiện “Đề án phát triển kinh tế tổng thể” của huyện nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bƣớc đột phá về kinh tế. Đến 2012, trên 65.900 lƣợt hộ nghèo, cận nghèo và các hộ nông dân trong huyện đã đƣợc cho vay gần 208 tỷ đồng từ các nguồn vốn hỗ trợ nông dân và ngƣời nghèo, hội phụ nữ, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp… để phát triển kinh tế. Huyện đã mở 30 lớp tập huấn về KHKT, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật giống mới và chăn nuôi gia súc, gia cầm cho hơn 1250 lƣợt hộ nghèo."

* Chính sách thị trường

UBND huyện tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trƣờng, khuyến cáo KHKT, giúp trang trại định hƣớng sản xuất knh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Các ban, ngành hỗ trợ đầu tƣ nâng cấp, mở rộng và xây mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh hƣớng dẫn việc kí

kết hợp đồng cung ứng vật tƣ và tiêu thụ nông sản hàng hóa của trang trại và nông dân trên địa bàn huyện.

“Khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tƣ nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại đƣợc tiếp cận và tham gia các chƣơng trình dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc.”

“Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nƣớc với hợp tác chủ trang trại, hộ nông dân.”

“Tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tƣ nông nghiệp.”

“Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo đƣợc nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ƣu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại đƣợc thuê lao động không hạn chế về số lƣợng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với ngƣời lao động theo quy định của pháp luật. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho ngƣời lao động và có trách nhiệm với ngƣời lao động khi gặp rủi ro, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.”

2.2.2. Chỉ đạo ứng dụng khoa học kĩ thuật vào phát triển kinh tế trang trại

Ứng dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp là "chìa khóa" để thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, huyện Sóc Sơn tích cực đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ KHKT, đƣa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.

“Huyện ủy Sóc Sơn khuyến khích các chủ trang trại góp vốn vào quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, liên kết với các cơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ KHKT áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kĩ thuật cho nông dân.”

“Để góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục có bƣớc phát triển mới, tận dụng đƣợc những lợi thế trong tiến trình hội nhập, cần ứng dụng rộng rãi hơn nữa những thành tựu của KHKT và công nghệ vào phát triển KTTT. Để xây dựng mô hình trang trại sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu, góp phần xây dựng nông thôn giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, cần tăng cƣờng ứng dụng KHKT và công nghệ vào phát triển KTTT.”

“Huyện ủy chỉ đạo UBND huyện tập trung cải tạo cây trồng, vật nuôi, tạo và nhân nhanh các giống có năng suất, chất lƣợng và giá trị cao bằng tăng cƣờng hơn nữa năng lực nghiên cứu trong nƣớc, kết hợp với chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài để chọn đƣợc những giống có hiệu quả cao nhất. Đƣa nhanh công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất,thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng thí điểm một số khu công nghệ cao dựa vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Đây là nơi tập trung những tiến bộ khoa học - công nghệ mới, những sáng tạo mới, với cách thức tổ chức quản lý hiện đại dựa vào tri thức mới. Sau đó, nhân rộng để tạo bƣớc chuyển biến đột phá trong sản xuất nông nghiệp theo hƣớng kinh tế tri thức.”

“Để làm đƣợc điều đó, trƣớc hết cần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với KHKT và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo hƣớng: Tổ chức, huy động lực lƣợng cán bộ KHKT và công nghệ về nông thôn, cùng với bà con nông dân, các doanh nghiệp, các tổ chức khuyến nông, các tổ chức chính trị, xã hội giải quyết các vấn đề về giống, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch, phát triển công nghiệp và dịch vụ, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Đội ngũ cán bộ KHKT và công nghệ cũng nhƣ các cơ quan chuyển giao, ứng dụng KHKT và công nghệ ở nông

thôn đƣợc bảo đảm thỏa đáng về lợi ích, đƣợc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Khuyến khích việc ký kết hợp đồng giữa các cơ quan KHKT và công nghệ với các chủ thể trong nông nghiệp. Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa KHKT và công nghệ với sản xuất, kinh doanh bằng các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.”

Tiếp thu khoa học công nghệ, ứng dụng vào sản xuất, chế biến. Công nghệ phải phù hợp với quy mô của khối lƣợng hàng hóa, công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng thế giới và nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành, hiệu quả kinh tế cao.

Nâng cao trình độ năng lực lãnh đạo của các chủ trang trại cũng nhƣ các cán bộ chuyên môn phải giỏi, thành thạo trong công việc. Vì vậy đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, khả năng lãnh đạo sản xuất kinh doanh phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện sóc sơn (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế trang trại từ năm 2005 đến năm 2015​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)