Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 50)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Na Hang là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang cách trung tâm thị xã Tuyên Quang 110 Km về phí bắc. Các vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang; Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn; Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang; Phía Tây giáp huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.

Na Hang nằm trong lưu vực của 2 sông lớn: Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua núi chảy qua xã Thượng Tân huyện Bắc Mê vào địa phận Na Hang với chiều dài 53 km, hướng sông chảy từ Bắc xuống Nam; Sông Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng xuống hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) chảy qua Thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Na Hang với chiều dài 25 km; hai sông hợp với nhau tại chân núi Pắc Tạ cách thượng lưu đập thuỷ điện 2 km. Ngoài ra 2 con sông Gâm và sông Năng, Na Hang còn có nhiều khe, Đậu Tươngh, suối nhỏ và trung bình. Địa hình đồi núi thuộc cánh cung Sông Gâm, có nhiều núi đá vôi, tập trung ở phía Nam và phía Bắc, độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam, Na Hang được chia thành 2 tiểu vùng. Tiểu vùng khu A, ở phía Nam của huyện gồm 3 xã và 1 thị trấn, giao thông ở khu A thuận lợi hơn so với tiểu vùng còn lại. Tiểu vùng khu C, ở phía Đông và Bắc của huyện gồm 8 xã, địa hình chủ yếu là núi cao.

Na Hang mang tính chất của khí hậu vùng núi cao. Nhiệt độ dao động lớn giữa mùa hè và mùa đông. Mùa đông nhiệt độ trung bình 15 - 200C, mùa hè nhiệt độ lên đến 380C hoặc có thể hơn; mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 - tháng 10, mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 - tháng 4 năm sau. Hàng năm, vùng núi cao thường xuất hiện sương muối và băng giá, độ ẩm không khí trung bình là 85%. Nhiệt độ trung bình năm: 220- 240C; nhiệt độ cao nhất là 350- 380C; nhiệt độ thấp nhất là 40C, có năm nhiệt độ xuống tới 10C.

Hệ thống sông ngòi ở Na Hang gồm có hai con sông lớn chảy qua là sông Gâm (phía tây) và sông Năng (phía đông Na Hang). Mạng lưới sông ngòi nhỏ khá dày song chế độ nước lại không đều giữa các mùa trong năm. Sông Năng (hiện bị

ngập lũ do xây dựng đập thuỷ điện và tạo thành hồ) chia Na Hang thành các khu vực bao quanh hồ. Sông Gâm phía trên đập trở thành hồ thủy điện và tạo thành ranh giới phía Tây của huyện Na Hang. Phía dưới đập hồ Na Hang sông Gâm được chảy về phía Nam và gặp sông Lô để chảy về Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 50)