Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 53)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp

Đề tài tiến hành tổng quan kết quả các công trình nghiên cứu, tài liệu khoa học đã công bố trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Các số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ: Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT, Hiệp Hội Doanh nghiệp huyện Na Hang, Chi cục Thống kê huyện Na Hang, UBND huyện, các công trình nghiên cứu đã triển khai,... Trên cơ sở tổng hợp phân tích một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để rút ra những vấn đề có tính lý thuyết, lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tại địa phương.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng các phương pháp chính sau đây:

a) Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra hay còn gọi là bảng hỏi. Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn. Nội dung của bảng hỏi bao gồm các thông tin liên quan đến đặc điểm danh tính của doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, trụ sở chính, địa bàn hoạt động, người đại diện theo pháp luật, giới tính, tuổi, học vấn, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh đối với doanh nghiệp nông nghiệp,...), nguồn lực của doanh nghiệp (vốn đăng ký, số lao động, thời gian hoạt động, năm bắt đầu hoạt động,...), một số chỉ tiêu kết quả sản xuất, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động,...), khó khăn thách thức,...

Tính đến thời điểm 31/12/2018, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên tất cả các ngành nghề và lĩnh vực tại địa bàn huyện Na Hang có 48 doanh nghiệp. Trong đó, có 25 doanh nghiệp nông lâm nghiệp và 23 doanh nghiệp công nghiệp- xây dựng-giao thông vận tải. Do số doanh nghiệp có ít, vì vậy tác giả lựa chọn điều tra tổng thể, tiến hành khảo sát toàn bộ 25 doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn và 23 doanh nghiệp công nghiệp-xây dựng-giao thông vận tải.

Số liệu điều tra được nhập trên Excel dựa trên form đã thiết lập. Mẫu phiếu điều tra và số liệu điều tra này được trình bày ở phụ lục.

Quan sát trực tiếp hiện trường để thu thập các số liệu liên quan về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trên tất cả các ngành nghề và lĩnh vực, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn.

c) Phương pháp thảo luận nhóm với những người có liên quan

Những người liên quan bao gồm cán bộ quản lý cấp huyện và đại diện doanh nghiệp. Nội dung thảo luận những vấn đề liên quan đến khó khăn, thách thức trong phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn.

2.3.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các loại số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu được được kiểm tra, phân tổ và tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng sử dụng phần mềm thống kê Excel/PivotTable (Dương Văn Sơn và Bùi Đình Hòa, 2012).

Các thông tin định lượng trong bảng hỏi (phiếu điều tra) được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như: Độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE) và hệ số biến động (CV%) nhằm hiểu rõ bản chất dãy số liệu đã quan sát.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.3.3.1. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến dạng tuyến tính

Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến dạng tuyến tính để phân tích mối liên hệ tương quan giữa một số biến độc lập là các biến định lượng và biến định tính (biến giả định) với các biến phụ thuộc là doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập của người lao động tại doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, phát triển doanh nghiệp thường được dựa trên các tiêu chí chủ yếu như sự gia tăng về doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận thu được của doanh nghiệp cũng như thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp mà họ làm việc.

Mục đích của phân tích mô hình hồi quy này ngoài việc tìm kiếm mối liên hệ, ước lượng sự liên hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trên đây, còn nhằm tìm hiểu lý do tại sao các doanh nghiệp nông nghiệp hiện

nay chưa thực sự phát triển dựa trên việc đối chiếu, so sánh với các doanh nghiệp hoạt động trên các ngành nghề khác cùng trên địa bàn như: công nghiệp-xây dựng-giao thông-thương mại dịch vụ,... Mặt khác, mặc dù cùng trong nông nghiệp, nhưng lĩnh vực khác nhau cũng có thể có những lợi thế khác nhau, nên rất cần ước lượng bằng mô hình đa biến này để có những lời giải thích thỏa đáng.

Mô tả chi tiết các biến số độc lập và biến số phụ thuộc sẽ được trình bày ở mục 3.2 chương 3. Phân tích hồi quy đa biến dựa trên phần mềm IBM SPSS Statistic 20. Kết quả chi tiết các phân tích này được trình bày ở phụ lục.

2.3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, thực trạng phát triển doanh nghiệp, một số kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Các kết quả này được biểu diễn dưới dạng các số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, được trình bày bằng bảng số liệu, hình,...

2.3.3.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp của huyện Na Hang thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, theo loại hình doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp, theo vùng. Kết quả của phân tích này sẽ là cơ sở của việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển doanh nghiệp của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

2.3.3.4. Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Đề tài đồng thời sử dụng cả nghiên cứu định tính, chỉ rõ những đặc điểm mang tính định tính của doanh nghiệp nông nghiệp, đồng thời sử dụng cả nghiên cứu định lượng thông qua xác định các thông tin định lượng của doanh nghiệp nông nghiệp trong nghiên cứu.

2.3.3.5. Nghiên cứu mô tả và nghiên cứu giải thích

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả để thiết lập trạng thái tồn tại của sự vật hiện tượng, chỉ ra bộ mặt hiện thực của đối tượng nghiên cứu, là tiền đề

cho nghiên cứu giải thích nhằm chỉ ra mối quan hệ tất yếu, bản chất của hiện tượng này (tức là hiện tượng cần được giải thích) với hiện tượng khác mà có quan hệ với hiện tượng giải thích.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Hệ thống văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương có liên quan đến doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nông nghiệp.

- Số lượng, quy mô và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trên tất cả các ngành nghề và lĩnh vực, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Na Hang qua các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018.

- Đặc điểm danh tính của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, địa chỉ liên lạc, người chịu trách nhiệm pháp lý, địa bàn hoạt động (thành thị, nông thôn), giới tính chủ doanh nghiệp, tuổi, học vấn của giám đốc, năm bắt đầu hoạt động, thâm niên kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực đăng ký hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp,….

- Nguồn lực của doanh nghiệp: số lao động, vốn đăng ký,…

- Kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động,…

- Các biến số trong mô hình hồi quy đa biến:

+ Biến phụ thuộc: doanh nghiệp của doanh nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp, thu nhập của người lao động tại doanh nghiệp

+ Biến độc lập: gồm biến độc lập định lượng (Tuổi của giám đốc, số lao động, vốn,…) và biến độc lập định tính (giả định) như: địa bàn hoạt động (1 là thành thị, 0 là nông thôn), giới tính của giám đốc, ngành nghề kinh doanh (1 là nông nghiệp, 0 là ngành khác)

- Khó khăn, thách thức

- Hệ thống giải pháp để phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Chương 3

3.1. Văn bản pháp lý và thực trạng phát triển doanh nghiệp kinh doanh trên tất cả các ngành nghề và doanh nghiệp nông nghiệp huyện Na Hang

3.1.1. Một số văn bản pháp lý có liên quan đến phát triển doanh nghiệp nông nghiệp

a) Ở cấp Trung ương

Tính tới thời điểm hiện nay, nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành và triển khai. Sau đây là một số văn bản pháp lý quan trọng:

Chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản theo quyết định số 01/2012/QĐ-TTg.

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015 NĐ-CP.

Chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng và khai thác dược liệu theo Nghị định 65/2017/NĐ-CP,…

Mới đây nhất Nghị định Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2018/NĐ- CP thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn với nhiều ưu đãi như miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước, hỗ trợ tập trung đất đai, tiếp cận hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

b) Ở cấp địa phương: Ở cấp địa phương như tỉnh Tuyên Quang, để phát triển nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp phải chủ động trong xây dựng các mô hình liên kết, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 41/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 quy định về một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 -2020.

Như vậy các văn bản trên đây đã có tác động đến sự hoạt động và phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

3.1.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp kinh doanh trên tất cả các ngành nghề và doanh nghiệp nông nghiệp huyện Na Hang

Kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho thấy: Nếu như năm 2014, toàn huyện Na Hang có tổng số 47 doanh nghiệp kinh doanh trên tất cả các ngành nghề và lĩnh vực, trong đó có 24 doanh nghiệp Công nghiệp-Xây dựng và Thương mại-Dịch vụ và có 23 doanh nghiệp nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 48,9% tổng số doanh nghiệp trên tất cả các ngành nghề toàn huyện, đến năm 2016 toàn huyện có 48 doanh nghiệp trên tất cả các ngành nghề, trong đó có 24 doanh nghiệp nông nghiệp, chiếm 50,0% tổng số doanh nghiệp trên tất cả ngành nghề toàn huyện. Đến năm 2018 này có 48 doanh nghiệp, trong đó có 25 doanh nghiệp nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 52,1% tổng số doanh nghiệp trên tất cả các ngành nghề của huyện Na Hang. Trong khi đó số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trên các ngành nghề công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ lại có vẻ có xu hướng giảm dần. Ta thấy, rõ ràng liên tục trong các năm 2014-2018 có sự gia tăng không những về cả số lượng các doanh nghiệp trên tất cả các ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mà còn cả trong nông lâm nghiệp. Đây là con số ấn tượng đối với một địa phương miền núi như huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Số lượng các doanh nghiệp theo các ngành nghề huyện Na Hang

Đơn vị: doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh 2014 2016 2018

Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại-Dịch vụ 24 24 23

Nông lâm nghiệp 23 24 25

Tổng số 47 48 48

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018

Trong nông lâm nghiệp, liên tục trong các năm nghiên cứu từ 2014-2018, số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản hay nuôi trồng thủy sản bằng hình thức nuôi lồng bè trên hồ thủy điện Na Hang ổn định với số lượng 3 doanh nghiệp, 3 công ty là: công ty TNHH MTV Thủy sản Nhật Nam, công ty TNHH Lâm sản và dịch vụ Long Giang và công ty TNHH Thường Mai. Quy mô sản xuất

mỗi công ty có từ 6,5 - 8 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản chủ yếu tại khu Thác Mơ, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Trong số 3 công ty này, chỉ có 1 công ty có trụ sở chính đặt tại thị trấn Na Hang, còn 2 công ty TNHH MTV Thủy sản Nhật Nam và công ty TNHH Lâm sản và dịch vụ Long Giang đều có trụ sở chính đặt tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, nên cũng tạo điều kiện để dễ dàng tiếp cận thị trường ở thành phố Tuyên Quang cũng như các địa phương khác trong và ngoài tỉnh (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp huyện Na Hang

Đơn vị: doanh nghiệp

Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

nông nghiệp 2014 2016 2018

Kinh doanh tổng hợp và chế biến nông lâm sản 20 21 22

Sản xuất kinh doanh thủy sản 3 3 3

Tổng số 23 24 25

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018

Các doanh nghiệp nông nghiệp đăng ký kinh doanh tổng hợp và chế biến nông lâm sản có sự gia tăng từ 20 doanh nghiệp năm 2014, tăng lên 21 doanh nghiệp năm 2016 và 22 doanh nghiệp năm 2018. Đây cũng được đánh giá là con số ấn tượng đối với một địa phương miền núi như huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (Bảng 3.2).

Bảng 3.3. Số lượng và tỷ lệ ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh Số lượng

(doanh nghiệp)

Tỷ lệ

(%) Công nghiệp-Xây dựng và Thương mại-Dịch vụ 23 47,9

Nông lâm nghiệp 25 52,1

Tổng số 48 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018

Năm 2018 có 48 doanh nghiệp, trong đó có 25 doanh nghiệp nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 52,1% tổng số doanh nghiệp trên tất cả các ngành nghề của

huyện Na Hang, có 23 doanh nghiệp công nghiệp-xây dựng và thương mại- dịch vụ, chiếm tỷ lệ 47,9% tổng số doanh nghiệp toàn huyện (Bảng 3.3).

Bảng 3.4. Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp

Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp

Số lượng (doanh nghiệp)

Tỷ lệ (%) Kinh doanh tổng hợp và chế biến nông lâm sản 22 88,0

Sản xuất kinh doanh thủy sản 3 12,0

Tổng số 25 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018

Năm 2018, trong số 25 doanh nghiệp nông nghiệp, có 22 doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp và chế biến nông lâm sản, chiếm tỷ lệ 88%; có 3 doanh nghiệp thủy sản, chiếm tỷ lệ 12% tổng số doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn (Bảng 3.4). Tuy nhiên, trên thực tế, theo điều tra của nghiên cứu này, trong tổng số 22 doanh nghiệp nông nghiệp đăng ký kinh doanh tổng hợp và chế biến nông lâm sản thì có tới 6 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 27,2%) chỉ mang tính chất hình thức, có đăng ký kinh doanh về nông lâm nghiệp, nhưng không có bất kỳ hoạt động nào về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hoặc chế biến nông lâm sản. Tình trạng có đăng ký sản xuất kinh doanh, nhưng lại không thực hiện được đánh giá là một vấn đề cần được tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu để có câu trả lời thỏa đáng.

Bảng 3.5. Tỷ lệ loại hình doanh nghiệp theo các ngành nghề huyện Na Hang

Đơn vị tính: (%)

Loại hình doanh nghiệp và Thương mại-Dịch vụ Công nghiệp-Xây dựng Nông lâm nghiệp

Công ty cổ phần 10,4% 0,0

Công ty TNHH 0,0% 2,1

Công ty TNHH 2 thành viên 37,5% 16,7

Công ty TNHH một thành viên 0,0% 31,3

Doanh nghiệp tư nhân 0,0% 2,1

Tổng số 47,9% 52,1

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 53)