III. LưU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHíNH
30. MỤC ĐíCH VÀ CHíNH SáCH QUẢN Lý RủI RO TÀI CHíNH
Nợ phải trả tài chính của Công ty chủ yếu bao gồm các khoản vay, chi phí phải trả và các khoản phải trả người bán. Mục đích chính của những khoản nợ phải trả tài chính này là nhằm huy động nguồn tài chính phục vụ các hoạt động của Công ty. Công ty có các tài sản tài chính như các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác, tiền mặt và tiền gửi
CÔNG TY TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
ngân hàng phát sinh trực tiếp từ hoạt động của Công ty.
Công ty có rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
Ban Giám đốc xem xét và thống nhất áp dụng các chính sách quản lý cho những rủi ro nói trên như sau.
Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của giá thị trường. Rủi ro thị trường bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro giá hàng hóa và rủi ro về giá khác, chẳng hạn như rủi ro về giá cổ phần.
Các phân tích độ nhạy như được trình bày dưới đây liên quan đến tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và ngày 31 tháng 12 năm 2012.
Các phân tích độ nhạy này đã được lập trên cơ sở giá trị các khoản nợ thuần, tỷ lệ giữa các khoản nợ có lãi suất cố định và các khoản nợ có lãi suất thả nổi là không thay đổi.
Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của lãi suất thị trường. Rủi ro thị trường do thay đổi lãi suất của Công ty chủ yếu liên quan đến tiền, các khoản tiền gửi ngắn hạn và các khoản vay của Công ty.
Công ty quản lý rủi ro lãi suất bằng cách phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường để có được các lãi suất có lợi cho mục đích của Công ty và vẫn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro của mình.
Độ nhạy đối với lãi suất
Độ nhạy của các khoản vay đối với sự thay đổi có thể xảy ra ở mức độ hợp lý trong lãi suất được thể hiện như sau.
Với giả định là các biến số khác không thay đổi, các biến động trong lãi suất của các khoản vay với lãi suất thả nổi có ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của Công ty như sau:
Tăng/ giảm điểm cơ bản Ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế (VNĐ)
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013
VNĐ +300 (3.985.450.422)
VNĐ -300 3.985.450.422
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012
VNĐ +300 (3.150.992.727)
VNĐ -300 3.150.992.727
Mức tăng/giảm điểm cơ bản sử dụng để phân tích độ nhạy đối với lãi suất được giả định dựa trên các điều kiện có thể quan sát được của thị trường hiện tại.
Rủi ro ngoại tệ
Rủi ro ngoại tệ là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của tỉ giá hối đoái. Công ty chịu rủi ro do sự thay đổi của tỷ giá hối đoái liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty có rủi ro ngoại tệ do thực hiện mua và bán hàng hóa bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty. Công ty quản lý rủi ro ngoại tệ bằng cách xem xét tình hình thị trường hiện hành và dự kiến khi Công ty lập kế hoạch mua và bán hàng hóa trong tương lai bằng ngoại tệ, ngoại trừ việc tăng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro. Công ty sử dụng công cụ tài chính phái sinh như thực hiện hợp đồng kỳ hạn mua và bán ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro ngoại tệ cho giao dịch bán hàng hóa và vay bằng Đô la Mỹ (US$).
www
.angimex.com.vn
Ngân hàng mua (bán) US$Công ty thực hiệnNgày kỳ hạnTỷ giá Lãi (lỗ) chưa thực hiện
Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) - chi nhánh Hồ Chí Minh (400.000) 14-02-2014 21.350 128.000.000 (300.000) 21-02-2014 21.346 94.800.000 (300.000) 25-02-2014 21.358 98.400.000 (300.000) 04-03-2014 21.378 104.400.000 (300.000) 11-03-2014 21.397 110.100.000
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh An Giang
(600.000) 19-02-2014 21.358 163.800.000 (400.000) 28-02-2014 21.388 121.200.000 (500.000) 07-03-2014 21.404 159.500.000 (500.000) 14-03-2014 21.401 158.000.000 500.000 08-01-2014 21.290 (80.000.000) 500.000 14-01-2014 21.280 (75.000.000) 1.000.000 29-01-2014 21.295 (165.000.000) TổNG CỘNG (1.600.000) 818.200.000
Độ nhạy đối với ngoại tệ
Với giả định là các biến số khác không thay đổi, bảng dưới đây thể hiện độ nhạy của lợi nhuận trước thuế của Công ty (do sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả).
Thay đổi tỷ giá US$(%) Ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế (VNĐ)
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013
+1 (1.622.537.506)
-1 1.622.537.506
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012
+1 (3.833.280.817)
- 1 3.833.280.817
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro mà một bên tham gia trong một công cụ tài chính hoặc hợp đồng khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ của mình, dẫn đến tổn thất về tài chính. Công ty có rủi ro tín dụng từ các hoạt động kinh doanh của mình (chủ yếu đối với các khoản phải thu khách hàng) và từ hoạt động tài chính của mình, bao gồm tiền gửi ngân hàng, nghiệp vụ ngoại hối và các công cụ tài chính khác.
Phải thu khách hàng
Công ty thường xuyên theo dõi các khoản phải thu khách hàng chưa thu được. Đối với các khách hàng lớn, Công ty thực hiện xem xét sự suy giảm trong chất lượng tín dụng của từng khách hàng tại ngày lập báo cáo. Công ty tìm cách duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với các khoản phải thu tồn đọng và bố trí nhân sự kiểm soát tín dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trên cơ sở này và việc các khoản phải thu khách hàng của Công ty có liên quan đến nhiều khách hàng khác nhau, rủi ro tín dụng không bị tập trung đáng kể vào một khách hàng nhất định.
Tiền gửi ngân hàng
Công ty chủ yếu duy trì số dư tiền gửi tại các ngân hàng được nhiều người biết đến ở Việt Nam. Rủi ro tín dụng đối với số dư tiền gửi tại các ngân hàng được quản lý bởi bộ phận ngân quỹ của Công ty theo chính sách của Công ty. Rủi ro tín dụng tối đa của Công ty đối với các khoản mục
CÔNG TY TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
trong bảng cân đối kế toán tại mỗi kỳ lập báo cáo chính là giá trị ghi sổ như trình bày trong Thuyết minh số 4. Công ty nhận thấy mức độ tập trung rủi ro tín dụng đối với tiền gửi ngân hàng là thấp.
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà Công ty sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính do thiếu vốn. Rủi ro thanh khoản của Công ty chủ yếu phát sinh từ việc các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có các thời điểm đáo hạn lệch nhau.
Công ty giám sát rủi ro thanh khoản thông qua việc duy trì một lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền và các khoản vay ngân hàng ở mức mà Ban Giám đốc cho là đủ để đáp ứng cho các hoạt động của Công ty và để giảm thiểu ảnh hưởng của những biến động về luồng tiền.
Bảng dưới đây tổng hợp thời hạn thanh toán của các khoản nợ phải trả tài chính của Công ty dựa trên các khoản thanh toán dự kiến theo hợp đồng trên cơ sở chưa được chiết khấu:
VNĐ Dưới 1 năm Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Các khoản vay và nợ 590.002.106.475 Phải trả người bán 14.036.674.690 Chi phí phải trả 1.023.701.937 605.062.483.102 Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Các khoản vay và nợ 721.204.119.803 Phải trả người bán 10.057.000.806 Chi phí phải trả 1.399.800.540 732.660.921.149
Công ty cho rằng mức độ tập trung rủi ro đối với việc trả nợ là thấp. Công ty có đủ khả năng tiếp cận các nguồn vốn và các khoản vay đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng có thể được tái tục với các bên cho vay hiện tại.
Tài sản đảm bảo
Công ty đã sử dụng các tài sản để làm tài sản thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng như đã trình bày trong Thuyết minh số 14.
Công ty không nắm giữ tài sản đảm bảo của một bên khác vào ngày 31 tháng 12 năm 2013 và ngày 31 tháng 12 năm 2012
65