Doanh nghiệp cần cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn để phù hợp hơn nữa về tính thời hạn cũng như là chi phí sử dụng của nguồn vốn. Doanh nghiệp có thể cơ cấu lại tài sản và nguồn vôn như sau:
Giảm tỷ trọng nợ dài hạn đến mức tối thiểu.
Tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn lên để đáp ứng phù hợp hơn cho tài sản ngắn hạn.
Tăng tỷ trọng tài sản dài hạn lên bằng cách đầu tư tăng quy mô tài sản cố định, hoặc tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn lên.
Giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên cơ sở đánh giá các khoản mục không hiệu quả.
Khai thác hiệu quả nguồn tài trợ từ bên ngoài
Đối với các khoản phải trả, công ty cần cân nhắc xem các khoản nào có thể chiếm dụng hợp lý, các khoản nào đã đến hạn cần thanh toán để giữ uy tín cho công ty, tăng sự tin cậy của bạn hàng.
Bộ phận mua hàng cần tích cực tìm kiếm và thỏa thuận với nhà cung cấp để được hưởng chính sách trả chậm và các chính sách ưu đãi khác.
Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động
Kiểm tra định kỳ, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền và các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có.
Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để có thể chủ động tìm các nguồn tài trợ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.
Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu tiền mặt trong mọi trường hợp phát sinh ngoài dự tính (như là khách hàng đến rút tiền đặt cọc mua hàng)
Tính toán nhu cầu tiêu thụ để dự trữ vật tư, hàng hóa cho hợp lý, tránh tình trạng mức đọng vốn do tồn kho quá cao.
Công ty có thể tăng doanh thu bằng cách sử dụng các phương thức như mở rộng thị trường, tăng thị phần của công ty hoặc tăng doanh số bán.
Phòng kinh doanh cần đưa ra các chiến lược chăm sóc khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời cần thu nhận những phản hồi từ phía khách hàng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như về các vấn đề khác. Thực hiện chế độ thưởng theo doanh thu để khuyển khích các nhân viên
bán hàng tìm kiếm thị trường.
Tìm kiếm và tham gia đấu thầu nhiều công trình dự án sản xuất kinh doanh hơn nữa. Đặc biệt là các công trình, dự án có ý nghĩa chiến lược để khẳng định vị thế của công ty, tạo uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường.
Giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí vì tỷ trọng giá vốn trong doanh thu vẫn cao.
Nâng cao chất lượng sản phẩm.