Giải pháp phòng tránh rủi ro từ phía Nhà nước và tổ chức xã hội hỗ trợ chủ thể giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN GIAO rủi RO TRONG hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG HOÁ QUỐC tế THEO QUY ĐỊNH CÔNG ước VIÊN và INCOTERMS 2020 (Trang 29 - 34)

giao kết hợp đồng

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến việc phòng tránh rủi ro trong đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng thương mại.

Cụ thể là hoàn thiện các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại và các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu.

Hiện nay luật thương mại 2005 chưa có quy định về cách xác định hiệu lực của hợp đồng thương mại mà vẫn áp dụng chung quy định của Bộ luật Dân sự. Vậy nên, nhóm đề xuất luật thương mại nên quy định rõ cụ thể như sau:

Cần làm rõ việc vi phạm ngành nghề kinh doanh có là căn cứ để tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay không. Chính vì thế, luật thương mại cần có quy định: “các thương nhân có nghĩa vụ hoạt động theo ngành nghề kinh doanh đã đăng kí” để làm cơ sở ràng buộc thương nhân hoạt động thương mại nghiêm chỉnh và việc nội dung hoạt động không

27

trùng với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký là một căn cứ để xác định hợp đồng vô hiệu.

- Phát huy vai trò các tổ chức kinh tế, hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giao kết hợp đồng.

Khi Việt Nam là thành viên của WTO thì sự can thiệp hay giúp đỡ của nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp không thể trực tiếp, công khai bởi một trong các cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO là nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp, vì thế vai trò của hiệp hội ngày càng được nâng cao. Nhà nước thể hiện sự giúp đỡ đến doanh nghiệp ở chỗ thành lập và phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế, hiệp hội ngành nghề để các tổ chức này có thể giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thương mại

Thông qua hiệp hội, doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, quyền lợi được bảo vệ tốt hơn trên thị trường trong và ngoài nước. Các hiệp hội cung cấp ngành hàng dịch vụ đa dạng cho hội viên như cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo… Trên cơ sở đó, nhà nước xây dựng cơ sở pháp lý cho các hiệp hội ngành nghề hoạt động. Thực tế cho thấy hiệp hội chưa có một vị trí đủ lớn để cộng đồng doanh nghiệp tin tưởng và tham gia. Những cán bộ quản lý hiệp hội đểu đề xuất mong muốn có một luật riêng cho các hiệp hội. Bởi họ hiểu rằng khi có sự ra đời của luật riêng thì lúc này hiệp hội mới có đủ tư cách pháp lý để tập hợp các doanh nghiệp theo từng ngành nghề trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, doanh nghiệp với quan hệ kinh tế quốc tế.

- Nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp.

Để phòng tránh các rủi ro pháp lý trong việc đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng thì việc làm quan trọng nhất đó là tăng cường sự hiểu biết pháp luật cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc doanh nghiệp chủ động nâng cao kiến thức pháp luật của mình thì nhà nước và các hiệp hội ngành nghề cần có sự trợ giúp cho doanh nghiệp;

Thứ nhất là mở rộng các chương trình truyền hình về pháp luật. Đây là một cách làm khá hiệu quả vì nó có khả năng truyền tải thông tin rộng rãi đến mọi cá nhân trong đó có chủ thể quản lý điều hành, người lao động trong doanh nghiệp qua đó làm tăng nhận thức về pháp luật, các rủi ro pháp lý cũng dần được hạn chế. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả thì nội dung chương trình cần thực hiện sát với thực tiễn kinh doanh của

28

doanh nghiệp, gắn với hoạt động pháp chế của doanh nghiệp. Đặc biệt cần đan xen phổ biến kiến thức pháp luật kinh doanh với những vấn đề mang tính pháp lý, những vấn đề mà doanh nghiệp thường xuyên gặp khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai là xây dựng các chương trình bồi dưỡng pháp luật cơ bản dành cho mọi doanh nghiệp. Hiện nay chương trình này có hai nội dung: nội dung pháp luật quản lý doanh nghiệp chung và chương trình chuyên sâu hướng tới các nhóm doanh nghiệp như: nhóm công ty xây dựng, nhóm doanh nghiệp có vốn nhà nước, nhóm công ty xuất nhập khẩu…

Thứ ba là biên soạn và phát hành cẩm nang pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp theo các nhóm vấn đề: pháp luật doanh nghiệp,pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật phá sản...Việc hiểu biết pháp luật chuyên ngành sẽ là một lợi thế cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tự tin, chủ động khi bước vào đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại.

KẾT LUẬN

Ngày nay, với cuộc cách mạng 4.0, thế giới dần trở nên phẳng hơn bao giờ hết. Mọi quốc gia muốn phát triển và thịnh vượng thì không thể không có sự giao lưu về mặt chính trị, văn hóa và đặc biệt là về mặt kinh tế đối với các nước khác trên thế giới. Do đó, đi cùng với hợp tác về mặt kinh tế, việc trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế đã ra đời và ngày càng phát triển. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Để việc trao đổi buôn bán ngày diễn ra thành công, hai bên cùng có lợi, những luật pháp và quy định trở nên quan trọng, liên tục được chỉnh sửa và thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ.

Trên cương vị là một nước đang phát triển, Việt Nam đã có những bước đầu thành tựu trong việc áp dụng pháp luật về thời điểm chuyển giao rủi ro đối trong hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Những rủi ro trong hoạt động buôn bán hàng hóa quốc tế vẫn là một vấn đề cần phải giải quyết triệt để hơn nữa. Nếu không, đây sẽ là rào cản cho hoạt động thương mại của Việt Nam, làm cho sự tăng trưởng thương mại chưa thật sự xứng với tiềm năng phát triển của nước ta. Do vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động giao dịch. Muốn như thế, ta cần phải tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn

29

về những khả năng có thể xảy ra rủi ro, các trường hợp xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, quy định về việc xác định thời điểm chuyển rủi ro theo pháp luật nước ta cũng như quy định của luật quốc tế. Từ đó, đưa ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tiễn.

Thông qua quá trình tìm hiểu của mình, nhóm tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật về thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng thương mại quốc tế. Với những kiến nghị trên, nhóm tác giả mong muốn góp một phần nào đó vào việc giúp người đọc có cái nhìn bao quát hơn đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật vấn đề thời điểm chuyển dịch rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam với hy vọng các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội để phát triển, tạo nhiều bước tiến trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, giúp Việt Nam ngày càng trở nên giàu mạnh.

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] L. M. Khuê, "Áp dụng công ước viên 1980 CISG đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế," [Online].

[2] UNCITRAL, "Sale Goods," [Online]. Available: https://uncitral.un.org/en/texts/salegoods.

[3] P. T. Anh, "Thời điểm chuyển giao rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa," [Online].

[4] T. L. 500, "Tranfer of risk on international sales," 11 March 2020. [Online]. Available: https://www.legal500.com/developments/thought-leadership/transfer- of-risk-on-international-sales/.

[5] WTO, "Sơ lược lịch sử Công ước Viên 1980 (CISG)," 14 September 2014. [Online]. Available: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/1147-so-luoc-lich-su- cong-uoc-vien-1980-cisg.

[6] WTO, "Những nội dung cơ bản của Công ước Viên 1980," 07 September 2013. [Online]. Available: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/1146-nhung-noi-dung- co-ban-cua-cong-uoc-vien-1980.

[7] Công ty Luật Thái An, "Thời điểm chuyển rủi ro của hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa," [Online]. Available: https://dangkydoanhnghiep.org.vn/thoi- diem-chuyen-rui-ro-cua-hang-hoa-trong-hop-dong-mua-ban-hang-hoa.html. [8] Thesaigontimes, "Container bị rút ruột và bài học quýt làm cam chịu," [Online].

Available: https://thesaigontimes.vn/container-bi-rut-ruot-va-bai-hoc-quyt-lam- cam-chiu/.

[9] B. H. Phát, "Chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa theo quy định của công ước viên 1980 và Incoterms 2010," 2018.

31

[10] N. T. T. Dương, "Quản trị rủi ro khi giao kết hợp hợp đồng mua bán hàng hoá," 2021.

[11] Pháp luật doanh nghiệp, "Rủi ro pháp lý trong kinh doanh thương mại," 2020. [12] HALE EXIM TRAINING CENTER, "Incoterm 2020 - Quy tắc của ICC về sử

dụng điều kiện thương mại quốc tế và nội địa," 2020.

[13] T. N. C. Thắng, "Chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa theo quy định Công ước viên 1980 và Incoterms 2010".

[14] "Tình hình áp dụng Incoterms ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Incoterms".

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN GIAO rủi RO TRONG hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG HOÁ QUỐC tế THEO QUY ĐỊNH CÔNG ước VIÊN và INCOTERMS 2020 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)