Tổng quan các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ và xây dựng địa ốc đất (Trang 25 - 28)

5.1. Nghiên cứu trong nước

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong nước ở các góc độ, phạm vi khác nhau:

- Lương Minh Nhựt, Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Công trình đô thị Tân An thực trạng và giải pháp (2009), Luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành quản trị kinhdoanh, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Tác giả luận văn phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Công trình đô thị Tân An, đưa ra các giải pháp thiết thực để công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty được hoàn thiện và hiệu quả hơn.

- Nguyễn Hải Long, Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) (2010), Luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành quản trị kinhdoanh, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Tác giả luận văn nghiên cứu nhằm góp phần xác định rõ biện pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) trong công việc, nâng cao hiệu quả công tác QTNNL tại đơn vị.

- Nguyễn Thị Phương Thơ, Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 1 (2013),

Luậnvăn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM. Tác giả luận văn đã phân tích làm rõ thực trạng quản trị nguồn nhân lực của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 1 cả về thành tựu và những hạn chế bất cập; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty đến năm 2020.

- Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta do Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm làm chủ biên (1996). Cuốn sách giới thiệu về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia, trong đó có chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới.

- PGS.TS Mạc Văn Tiến (2005), An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Lao động - Xã hội.

- TS Lê Thị Hồng Điệp: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2012.

- PGS.TS Nguyễn Đức Bách “Mấy vấn đề cần đổi mới, tạo động lực và điều kiện để tri thức nước ta hiện nay phát huy tài năng trí tuệ”, tạp trí thông tin

công tác khoa giáo, tháng 4 năm 1995.

- “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước”. Nguyễn Bắc Sơn, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2005.

- “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nguyễn Đình Luận, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 7/2005.

- “Quản lý nguồn nhân lực: vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam”. Phan Ngọc Trung, Tạp chí Phát triển nguồn nhân lực, số 1/2011.

- "Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Lilama 7" , luận án tiến sỹ Thái Thảo Ngọc, trường Đại học kinh tế quốc dân, 2013.

- “Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Sông Đà”; Luận án tiến sỹ Nguyễn Văn Hà, trường Đại học Đà Nẵng.

5.2. Ngiên cứu nước ngoài

- Kristine Sydhagen và Peter Cunningham (2007) thuộc Đại học Neslon Mandela Metropolitan đã công bố công trình nghiên cứu về khái niệm và nội dung của phát triển nguồn nhân lực.

- Clayton Allen và Richard A Swanson (2006), Timothy Mc Clernon và Paul B. Robert. Các nghiên cứu này đều thống nhất “mô hình đào tạo mang tính hệ thống gồm phân tích, thiết kế, phát triển, thực hiện và đánh giá (ADDIE)”.

- “ Hoạt động đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Anh “ của David Devins và Steven Johnson, viết năm 2003.

- “ Phát triển nguồn nhân lực trong các ngân hàng ấn độ “ của Suleman Ibrahim Shelash Al- Hawary và N.K.Sharma, viết năm 2011.

- Nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực ( Human resources and Personel Management), do Werther W.B và Davis K chủ biên năm 2006.

- “Đào tạo nguồn nhân lực – làm saođểkhỏi ném tiền qua cửa sổ” – 2007 của Business Edge. Cuốn sách thảo luận về những vấn đề cơ bản liên quan đến

hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhà quản lý. Mục đích giúp nhà quản lý có thêm kiến thức và sự tự tin để xác định khi nào đào tạo, quyết định đào tạo ai, đào tạo cái gì, chuẩn bị những bước quan trọng trước, trong và sau đào tạo là không lãng phí, lập một kế hoạch đào tạo phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- “Tối đa hóa năng lực nhân viên – các chiến lược phát triển nhân tài nhanh chóng và hiệu quả (The manager’s guide to maximizing employee potential)

William J.Rothwell. Cuốn sách đưa ngườiđọc trải qua từng chiến lược đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để phát triển năng lực của nhân viên, trong đó có chiến lược thực hiện việc đào tạo nhân viên một cách thường xuyên thông qua công việc. Đây là cuốn sách rất cần thiết cho bộ phận nhân sự và các nhà quản lý trong việc thu hút, nuôi dưỡng và giữ người làm việc hiệu quả nhất. - “Kỹ năng hướng dẫn nhân sự - Harvard Business School Press”. Cuốn sách

cung cấp các giải pháp tức thời cho những thách thức thường gặp trong công việc của nhà quản lý. Cuốn sách sẽ giúp người đọc quyết định khi nào cần hướng dẫn người khác, tổ chức thực hiện các chương trình hướng dẫn đào tạo một cách có chủ đích, điều chỉnh linh hoạt các phong cách hướng dẫn của chủ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ và xây dựng địa ốc đất (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)