Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao

Một phần của tài liệu 6_NguyenThiNgocAnh_CHQTKDK1 (Trang 36 - 39)

Một trong những tiêu chí để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm là thị trƣờng lao động ở nƣớc sở tại. Thị trƣờng lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp. Tuy nhiên, phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là bí quyết thu hút đầu tƣ của các nƣớc châu Á thành công nhất.

Coi trọng đầu tƣ cho giáo dục

- Hàn Quốc thực hiện hoạt động dự báo nhu cầu sử dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trƣờng. Nƣớc này đã trang bị miễn phí máy tính cho mỗi lớp học, miễn phí dạy tin học cho mọi đối tƣợng.

- Thái Lan có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành toán, máy tính.

- Ấn Độ và Trung Quốc đặc biệt chú trọng giáo dục đại học, số ngƣời tốt nghiệp đại học ở hai nƣớc này chỉ sau Mỹ. Đặc biệt, Ấn Độ còn đƣợc coi là cái nôi của nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988 - 2015

2.1. Các nhân tố bên trong ảnh hƣởng đến thu hút vốn FDI Việt Nam

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dƣơng. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Hình thể nƣớc Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đƣờng chim bay) là 1.648 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Đƣờng bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm

12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. [28]

Nhờ có các lợi thế kể trên mà Việt Nam là điểm đến khá lý tƣởng cho các nhà đầu tƣ phát triển các ngành dịch vụ tàu biển, vận chuyển hàng hóa, nơi trung chuyển hàng hóa của thế giới, du lịch, nghỉ dƣỡng…

Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan. Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tƣơng đối trung bình 84-100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hƣớng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng. Trong mùađông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thƣờng thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn

theo các thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mƣa hay mùa hè. Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mƣa nhiều.

Lƣợng mƣa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimét, và ở một số nơi có thể gây nên lũ. Gần 90% lƣợng mƣa đổ xuống vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên. Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37 °C vào tháng 7, tháng nóng nhất. Sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thƣờng trong khoảng 21-28 °C.[28]

Nhờ có một nền khí hậu đa dạng nhƣ vậy mà Việt Nam có thể thu hút rất đa dạng các ngành nghề đầu tƣ, nhiều lĩnh vực đầu tƣ…Lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trƣờng xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.[18, 3]

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình hàng năm giai đoạn 2000-2010 là 7,26%; GDP theo giá thực tế năm 2011 đã gấp hơn 3,8 lần so với năm 2000; nƣớc ta đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Đã đạt đƣợc thành tích vƣợt bậc về xóa đói giảm nghèo; cơ cấu kinh tế đã từng bƣớc chuyển đổi tích cực theo hƣớng hiện đại; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã đƣợc cải thiện đáng kể cả về số lƣợng và chất lƣợng; đã thu hẹp đáng kể khoảng cách phát triển so với các nền kinh tế khác trong khu vực, tạo đà cho việc tiếp nhận các nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu 6_NguyenThiNgocAnh_CHQTKDK1 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w