CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚ
2.2.2. Công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế
Xác định công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT là nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự
khai và tự nộp thuế, giúp cho DN chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc tính toán chính xác số thuế phải nộp vào NSNN. Vì vậy trong những năm qua công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT luôn đƣợc Cục thuế tỉnh Đắk Lắk quan tâm hàng đầu bằng việc đa dạng hóa hình thức và nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền, hỗ trợ về thuế qua đó nâng cao đƣợc tính chủ động, tính tự giác, tự khai, tự nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật từ đó góp phần tăng thu NSNN.
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, Cục Thuế đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, thực hiện tốt Quy chế phối hợp với các Ngành chức năng và các cơ quan nhƣ: Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Đắk Lắk, Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế. Phối hợp cùng Ban tuyên giáo tỉnh ủy tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế trên thông báo nội bộ đƣợc lƣu hành đến các Chi bộ, Đảng bộ các cấp. Triển khai kịp thời các lớp tập huấn để phổ biến, hỗ trợ NNT biết và hiểu rõ các chính sách, quy định về thuế, đặc biệt là những chủ trƣơng, chính sách, quy định mới và những ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ NNT, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT.
Ngoài ra Cục Thuế cũng đẩy mạnh công tác Đối thoại với doanh nghiệp theo định kỳ và theo yêu cầu thực tế nhằm giải đáp trực tiếp các câu hỏi, ý kiến phản ánh, vƣớng mắc của NNT về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, tiếp thu các ý kiến đóng góp của NNT, trên cơ sở đó nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định về thuế. Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phong phú, đa dạng, tăng cƣờng chất lƣợng công tác hỗ trợ NNT thông qua các hình thức hỗ trợ, hƣớng dẫn nhƣ: trả lời NNT bằng văn bản, qua điện thoại, hỗ trợ trực tiếp của cơ quan thuế… Tôn vinh thành tích các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế.
Bảng 2.7: Công tác tuyên truyền, hỗ trợ giai đoạn năm 2009- 2013 TT Năm ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 Chỉ tiêu I Công tác tuyên truyền Phát sống truyền Buổi 25 32 27 30 48 thanh Ấn phẩm tuyên Bản 206 465 649 753 934 truyền về thuế
Khẩu hiệu, Cái 18 26 10 11 13
pano, áp phích IICông tác hỗ trợ Bằng điện thoại Lƣợt 184 354 432 513 629 Bằng văn bản V 13 36 42 37 55 bản Trực tiếp tại Lƣợt 69 94 78 65 42 CQT Tổ chức đối Lần 08 05 03 04 02 thoại Tổ chức tập Lần 06 04 08 05 07 huấn Tổ chức tuyên Đối 18 09 11 13 12 dƣơng NNT tƣợn g
2.2.3. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế a. Đăng ký thuế thuế a. Đăng ký thuế
Theo thông tƣ liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA hƣớng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thành lập cho đến khi không còn tồn tại, mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và đƣợc dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế phải nộp. Kể từ khi Thông tƣ có hiệu lực, Cục thuế tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tốt công tác phối hợp liên thông điện tử với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Đắk Lắk để cấp mã số doanh nghiệp cho ngƣời nộp thuế trên địa bàn tỉnh tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế.
Trong năm 2013, Cục đã phối hợp với Sở kế hoạch đầu tƣ cấp mã số doanh nghiệp theo hình thức liên thông điện tử là 911 doanh nghiệp; đã cập nhật kịp thời việc thay đổi tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các thủ tục chuyển đổi và đóng mã số thuế đối với ngƣời nộp thuế.
Số lƣợng DNTN mới thành lập và tham gia sản xuất trên địa bàn tỉnh tăng nhanh cả về số lƣợng cũng nhƣ quy mô từ năm 2009 đến năm 2013 nên số lƣợng đăng ký thuế cũng tăng trong giai đoạn này. Kết quả thể hiện ở Bảng 2.8.
Bảng 2.8: Danh sách DNTN đăng ký kinh doanh theo địa bàn đến 31/12/2013 Vốn kinh doanh TT Địa bàn Số lƣợng DNTN Số tiền Tỷ trọng/tổng (tỷ đồng) số vốn KD (%) 1 TP BMT 397 3.176 41,44 2 Buôn Hồ 77 616 8,03 3 Ea Súp 31 48 0,63 4 Krông Bông 26 208 2,71 5 Krông Buk 61 188 2,45 6 Krông Pak 60 180 2,34 7 Krông Năng 77 416 5,42 8 Krông Ana 44 252 3,29 9 M’ Drăk 13 74 0,96 10 Lăk 14 82 1,07 11 EaKar 83 664 8,67 12 Ea H’leo 95 760 9,92 13 Cƣ M’gar 93 744 9,71 14 Cƣ Kuin 28 224 2,92 15 Buôn Đôn 29 32 0,41 Tổng cộng 1128 7.664 100
(Nguồn : Phòng Kê khai và kế toán thuế – Cục thuế tỉnh Đắk Lắk)
b. Quản lý kê khai và kế toán thuế
-Quản lý kê khai
Hồ sơ khai thuế qua các năm tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk đƣợc thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan thuế và đƣợc tiếp nhận tại bộ phận “một cửa”, không có trƣờng hợp nộp hồ sơ khai thuế qua đƣờng bƣu điện hay bằng thƣ tín điện
tử. Hồ sơ khai thuế đƣợc quét mã vạch để ứng dụng tự động ghi sổ tại bộ phận “một cửa”, hồ sơ trong ngày đƣợc chuyển bộ phận kê khai - kế toán thuế để kiểm tra, rà soát về số học kê khai... Số liệu về tình hình nộp hồ sơ khai thuế đƣợc thể hiện qua Bảng 2.9.
Bảng 2.9: Tình hình nộp hồ sơ khai thuế GTGT giai đoạn 2009 - 2013
STT Năm Số hồ sơ thuế đã Số hồ sơ thuế nộp Số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn nộp quá thời hạn 1 2009 5.315 5.043 272 2 2010 5.893 5.665 228 3 2011 6.749 6.624 125 4 2012 6.808 6.512 296 5 2013 7.215 6.972 243
(Nguồn : Phòng Kê khai và kế toán thuế – Cục thuế tỉnh Đắk Lắk) Theo
số liệu bảng 2.9 về tình hình nộp hồ sơ khai thuế qua các năm cho thấy, số hồ sơ đã nộp đúng thời hạn quy định ngày một tăng, chất lƣợng tờ khai tƣơng đối tốt, ít sai sót về mặt số học. Năm 2009 số hồ sơ nộp đúng hạn là 5.043/5.315 đạt tỷ lệ là 94,88%, hồ sơ trễ hạn là 272/5.315, tỷ lệ kê khai trễ hạn là 5,12%; năm 2010 số hồ sơ nộp đúng hạn là 5.665/5.893 đạt tỷ lệ là 96,13%, hồ sơ trễ hạn là 228/5.893, tỷ lệ kê khai trễ hạn là 3,87%; năm 2011 số hồ sơ nộp đúng hạn là 6.624/6.749 đạt tỷ lệ là 98,14%, hồ sơ trễ hạn là 125/6.749, tỷ lệ kê khai trễ hạn là 1,86%; năm 2012 số hồ sơ nộp đúng hạn là 6.512/6.808 đạt tỷ lệ là 95,65%, hồ sơ trễ hạn là 296/6.808, tỷ lệ kê khai trễ hạn là 4,35%; năm 2013 số hồ sơ nộp đúng hạn là 6.972/7.215 đạt tỷ lệ là 96,63%, hồ sơ trễ hạn là 243/7.215, tỷ lệ kê khai trễ hạn là 3,36%.
-Kế toán thuế
Cục Thuế và Kho Bạc Nhà nƣớc đã thực hiện dự án hiện đại hoá thu nộp ngân sách Nhà nƣớc. Việc chuyển chứng từ nộp tiền đƣợc thực hiện qua
các phƣơng tiện điện tử, cuối ngày Kho Bạc Nhà nƣớc truyền dữ liệu về số thuế đã thu vào hệ thống cơ sở dữ liệu thu, nộp thuế; đồng thời, lập bảng kê chứng từ nộp ngân sách chi tiết theo từng chứng từ đã thu trong ngày chuyển Chi cục Thuế làm chứng từ hạch toán, kế toán quản lý thu và thực hiện nhận tệp dữ liệu và chuyển vào cơ sở dữ liệu quản lý thuế.
Hệ thống kế toán thuế bao gồm hệ thống các sổ kế toán nhƣ sổ theo dõi thu nộp, theo dõi nợ, theo dõi hoàn thuế… do phòng Tin học và Xử lý dữ liệu thực hiện hạch toán, xử lý, cung cấp thông tin về tình hình thu, ĐTNT, nhất là thông tin về chấp hành pháp luật thuế GTGT phát sinh hàng tháng, tiến độ thu nợ, các thông tin về đăng ký thuế, kê khai thuế, hoàn thuế, ngừng hoạt động, xử lý vi phạm... lập các báo cáo thống kê, kế toán thuế nhƣ báo cáo thu, báo cáo nợ đọng, báo cáo hoàn thuế GTGT,... Hệ thống kế toán thuế cơ bản giúp kiểm soát đƣợc việc chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT và việc chấp hành các quy định về quản lý thuế của các bộ phận trong cơ quan thuế, có tác dụng phát hiện đƣợc sai sót và tránh thất thoát thuế GTGT và tiền hoàn thuế GTGT.
Để kiểm soát nguồn thu thuế GTGT, hệ thống kế toán thuế sử dụng hệ thống mục lục ngân sách, với phƣơng pháp ghi đơn hạch toán số thuế đã thu theo từng bộ, ngành hoặc theo khối trung ƣơng, địa phƣơng,... tƣơng ứng với chƣơng, loại, khoản, hạng, mục theo quy định của Luật ngân sách. Số thu về thuế GTGT đƣợc hạch toán riêng và tách bạch theo từng ĐTNT nhằm theo dõi công nợ về thuế chính xác, liên tục.
Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm thì quá trình thực hiện kế toán theo quy trình quản lý thuế vẫn còn một số hạn chế: Một là, hệ thống kế toán thuế thực hiện ghi đơn, không có tài khoản đối ứng nên việc theo dõi công nợ thuế cũng gặp nhiều khó khăn, số thuế theo dõi trên máy thƣờng sai lệch so với thực tế mà khó đƣợc phát hiện kịp thời. Việc đối chiếu số thu trong tháng,
quý, năm với cơ quan Tài chính, Kho bạc cũng mất nhiều thời gian, không thống nhất đƣợc số liệu. Hai là, biểu mẫu tờ khai thuế thay đổi nhiều lần, chƣơng trình quản lý thuế đƣợc nâng cấp sửa đổi nhiều lần làm phá vỡ tính hệ thống của số liệu. Ba là, các bộ phận có liên quan không thực hiện chuyển số liệu về phòng Tin học theo quy định, việc thực hiện nhập dữ liệu thƣờng chậm và thiếu đặc biệt là số liệu điều chỉnh, quyết định xử lý. Bốn là, bố trí cán bộ vào từng vị trí tác nghiệp chƣa phù hợp, kiến thức về thuế, kế toán còn hạn chế nên không phát hiện đƣợc sai sót khi nhập dữ liệu. Năm là, cùng một lúc phòng Tin học và Xử lý dữ liệu thực hiện cả hai chức năng vừa xử lý số liệu về thuế vừa thực hiện chức năng quản lý hệ thống máy tính, nên xảy ra tình trạng tự ý sửa số liệu, hoặc đối phó khi bị kiểm tra.
c. Xử lý hoàn thuế
Thủ tục hoàn thuế GTGT đƣợc Cục thuế tỉnh Đắk Lắk đƣợc thực hiện theo quy trình sau:
Bộ phận hành chính Nhận hồ sơ hoàn từ hành chính Kiểm tra thủ tục Sai thủ
tục
Sai thInủthông báo sai thủ tục
Đúng thủ tục Sai In thông báo hồ sơ không thuộc
diện hoàn thuế. Hồ sơ thuộc diện hoàn ? Đúng
Nhập phân tích hồ sơ hoàn thuế, ghi
phiếu nhận xét hoàn (16/QTR)
Sai
Hồ sơ có sai sót ? Có
Không Phân loại hồ sơ hoàn
- Hoàn trƣớc kiểm tra sau - Kiểm tra trƣớc hoàn sau
In thông báo điều
chỉnh hồ sơ
Hoàn trƣớc
Lập KH kiểm tra và kiểm tra hoàn tại DN
Xét hoàn sau kiểm tra
Đúng
Kiểm tra trƣớc
Lập phiếu kết quả xét hoàn và dự thảo Q.định hoàn.
Trình lãnh đạo phê duyệt Q.định
Lập báo cáo thống kê hoàn thuế
Nhờ thực tốt quy trình hoàn thuế, công tác hoàn thuế đã đƣợc triển khai nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần giảm bớt khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, nhƣng cũng đã đảm bảo chặt chẽ và đúng quy trình, hạn chế đƣợc tình trạng gian lận chiếm dụng tiền thuế của Nhà nƣớc. Nhìn chung, các doanh nghiệp thực hiện tƣơng đối tốt trong việc kê khai xin hoàn thuế GTGT, tuy nhiên vẫn còn một số trƣờng hợp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để gian lận trong kê khai hoàn thuế. Cục đã tiến hành kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế, phát hiện và truy thu hàng trăm triệu đồng tiền thuế GTGT. Tình hình công tác hoàn thuế GTGT và kiểm tra, thanh tra hoàn thuế GTGT đƣợc thể hiện trong Bảng 2.10.
Bảng 2.10: Kết quả kiểm soát hoàn thuế GTGT từ năm 2009 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
Số ĐTNT đề nghị hoàn Không
Năm Đã hoàn Thu hồi hoàn
Số hồ Số tiền hoàn sơ 2009 122 113.390 6.531 106.859 566 2010 141 128.075 13.636 114.439 42 2011 113 139.584 13.837 125.747 566 2012 152 191.614 18.612 173.002 562 2013 174 206.643 17.953 188.690 141
(Nguồn : Số liệu theo Báo cáo hoàn thuế của Cục thuế Đắk lắk)
Trong 5 năm (2009-2013), Cục thuế tỉnh Đắk Lắk đã thu đƣợc trên 3000 tỷ đồng thuế GTGT, trong đó đã hoàn lại cho doanh nghiệp là 708,737 tỷ đồng, nhƣng sau khi kiểm tra, thanh tra đã truy thu đƣợc 1,877 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nƣớc. Năm 2009 đã có 122 hồ sơ xin hoàn thuế GTGT với số thuế là 113.390 triệu đồng. Cục thuế tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết hoàn thuế theo đúng thủ tục cho các doanh nghiệp đó, sau đó đã kiểm tra và phát hiện có
một số trƣờng hợp vi phạm và kịp thời truy thu cho ngân sách 566 triệu đồng. Nhƣ trƣờng hợp DNTN Hƣng Phát Thịnh đã kê khai sai thuế GTGT đầu vào, do đó tính thiếu thuế GTGT phải nộp dẫn đến hoàn sai thuế GTGT gần 53 triệu đồng... Đến năm 2013, số hồ sơ xin hoàn thuế GTGT tăng lên là 174 hồ sơ với số thuế xin hoàn là 206.643 triệu đồng. Cục thuế đã giải quyết đầy đủ, đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho doanh nghiệp, sau khi kiểm tra hoàn thuế GTGT đối với 96 đơn vị (chiếm 58% tổng số đơn vị đƣợc hoàn) đã phát hiện 15 đơn vị có vi phạm (chiếm 23% tổng số đơn vị đƣợc kiểm tra), xử lý thu hồi hoàn 141 triệu đồng thuế GTGT.
2.2.4. Quản lý thông tin ngƣời nộp thuế
Cục thuế tỉnh Đắk Lắk sử dụng các chƣơng trình ứng dụng trên máy tính trong nội bộ ngành thuế để quản lý thông tin liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp nhƣ : Ứng dụng Đăng ký và cấp mã số thuế; Hệ thống ứng dụng Quản lý thuế; Ứng dụng quản lý ấn chỉ thuế; Ứng dụng quản lý hồ sơ; Ứng dụng tập trung cơ sở dữ liệu và khai thác thông tin ngƣời nộp thuế; Ứng dụng lập kế hoạch thanh tra.
Việc tin học hóa trong công tác quản lý thuế là một trong những công cụ rất quan trọng. Đặc biệt là việc đƣa các ứng dụng vào công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các Ứng dụng nêu trên chƣa đƣợc nâng cấp kịp thời để phù hợp với thay đổi của các quy định về thuế, dẫn đến việc khai thác thông tin về NNT để phục vụ cho công tác quản lý thu thuế GTGT chƣa thực sự hiệu quả.