CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK
2.1.3. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn
bàn tỉnh Đắk Lắk
Các DNTN trong thời gian qua cũng đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tƣ của tỉnh, cung cấp một lƣợng lớn sản phẩm dịch vụ, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thu hút một nguồn vốn dồi dào từ khu vực dân cƣ. Hiện nay, số lƣợng DNTN ngày càng tăng, kinh doanh mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực nên nó đóng góp rất lớn vào GDP và tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Tình hình phát triển của DNTN đƣợc thể hiện qua bảng 2.3.
ố lƣợng Doanh nghiệp tƣ nhân giai đoạn năm 2009 - 2013
Năm Tổng số DN Số lƣợng DNTN Tỷ trọng 2009 2078 752 36,19% 2010 2369 771 32,54% 2011 2560 864 33,75% 2012 2861 922 32,22% 2013 3154 1128 36,19%
Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy số lƣợng DNTN hàng năm đều tăng, năm 2009 là 752 doanh nghiệp đến năm 2013 là 1128 doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc thành lập chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn đăng ký kinh doanh còn thấp, chƣa đủ để đầu tƣ mở rộng, mua sắm trang thiết bị hiện đại, hầu hết trình độ của các chủ doanh nghiệp còn lạc hậu, chƣa đƣợc đào tạo, chủ yếu là tự phát nên việc nắm bắt thị trƣờng còn hạn chế, doanh thu từ hoạt động kinh doanh thấp. Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk thì tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 80%, trong đó khoảng 50% thuộc quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ (dƣới 200 lao động và/hoặc dƣới 10 tỷ đồng vốn). Điều đó chứng tỏ sự phát triển của các DNTN trên các lĩnh vực phát triển kinh tế đã góp phần không nhỏ vào GDP của tỉnh trong thời gian qua.