V. Tác động của cácbiện pháp kiểm soát xuấtkhẩu ở Việt Nam
V.1 Các tranh luận mang tính kinh tế về kiểm soát xuấtkhẩu
Các nhóm hàng hóa chịu sự kiểm soát xuất khẩu hiện nay của Chính phủ Việt Nam chủ yếu là vũ khí, vật liệu cháy nổ, đồ cổ, động vật và thực vật quý hiếm, nguyên liệu thô, ví dụ như than đá, quặng.
272 Điều 24 của Hiệp định liên kết EU-Israelchỉ duy nhất chứa ngôn ngữ tương tự đối với Điều XI:2 (a) điều khoản về sự thiếu hụt.
273 Điều 91 của Hiệp định FTA EU- Chi Lê. 274 Điều 93 của Hiệp định FTA EU- Chi Lê.
275Điều 24(1)(i) của Hiệp định Liên kết EU-Israel; Điều 25(1)(b) của Hiệp định Liên kết EU-Bosnia; Điều 39(1) (b) của Hiệp định Liên kết EU-Croatia; Điều 38(1)(b) của Hiệp định Liên kết EU-Macedonia; Điều 42(1)(b) của Hiệp định Liên kết EU-Montenegro.
276 Điều 93(3)-(5) của Hiệp định Liên kêt EU-Israel đối với duy nhất ngoại lệ về sự thiếu hụt; Điều24(3)-(5)của Hiệp định Liên kết EU-Israel ; Điều 25(3)-(5) của Hiệp định Liên kết EU-Bosnia; Điều 39(3)-(5) của Hiệp định :iên kết EU- Croatia; Điều 38(3)-(5)) của Hiệp định Liên kết EU-Macedonia; Điều 42(3)-(5)của Hiệp định Liên kết
EU-Montenegro.
Bài viết tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát nguyên liệu xuất khẩu, vì nhóm sản phẩm này kéo theo cả tác động kinh tế và phi kinh tế đối với xã hội.
Liên quan đến nguyên liệu thô, khối lượng xuất khẩu của Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong tổng nhu cầu của thế giới, thậm chí chỉ là một phần nhỏ trong khối lượng nhập khẩu của các nước nhập khẩu. Điều này có nghĩa rằng chúng ta có thể phân tích việc kiểm soát xuất khẩu của Việt Nam theo trường hợp của một nước nhỏ.
Bảng 1: Nhập khẩu của Trung Quốc đối với mặt hàng than đá và một vài nguyên liệu thô năm 2012
Đơn vị: nghìn USD
Mặt hang Viêt Nam Thế giới Tỷ trọng của Việt Nam
so với Thế giới (%)
Than đá 1.329.101 25.295.093 5,254381613
Quặng sát 160.247 90.393.655 0,177276673
Kẽm 299 4.823.043 0,006206995
Đồng 8.098 16.925.876 0,047841978
Nguồn: số liệu thống kê Thương mại chung của Liên Hợp Quốc
Bảng 2 – Nhập khẩu của Nhật Bản đối với than đá và một vài nguyên liệu thô năm 2012
Đơn vị: nghìn USD
Mặt hàng Viêt Nam Thế giới Tỷ trọng của Việt Nam
so với Thế giới (%)
Than đá 210.723 29.037.255 0,725698399
Quặng sắt N/A N/A N/A
Kẽm Đồng
25 2.622.706 0,000935255
N/A N/A N/A
Nguồn: số liệu thống kê Thương mại của Liên Hợp Quốc
Bảng 1 cho thấy rằng mặc dù Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam đối với mặt hàng than đá và khoáng sản thô, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng nhập khẩu các mặt hàng của Trung Quốc. Chúng ta hãy lấy mặt hàng than đálà một ví dụ, tỷ lệ than đánhập khẩu từ Việt Nam so với tổng nhập khẩu than đácủa Trung Quốc chỉ là 5,3%. Điều này có nghĩa là nguồn cung cấp than đávà các nguyên liệu thô khác từ Việt Nam chỉ chiếm thị phần nhỏ của thị trường Trung Quốc. Khối lượng nguyên liệu thô xuất khẩu cho các đối tác nhập khẩu khác, trong đó có Nhật Bản (Bảng 2), Malaysia và Ấn Độ cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong nhập khẩu của các nước này. Như vậy, theo lý thuyết kinh tế, Việt Nam có thể được coi là một “quốc gia nhỏ” liên quan đến thị trường quốc tế của mặt hàng than và các nguyên vật liệu khác (Bảng 3, 4).
Bảng 3- Giá trị xuất khẩu của Việt Nam của một số nguyên liệu xây dựng sang Trung Quốc năm 2012
Đơn vị: nghìn USD
Mặt hàng Việt Nam Thế giới Tỷ trong Việt Nam
so với Thế giới (%)
Sand Cát 3.881 92.614 4,190754269
Limestone Xi
măng 0 729 0,001919265
Wood gỗ 773.832 14.937.030 5,180625372
Nguồn: Số liệu thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc
Bảng 4 -Giá trị xuất khẩu của Việt Nam của một số nguyên liệu xây dựng sang Nhật Bản năm 2012
Đơn vị: nghìn USD
Mặt hàng Việt Nam Thế giới Tỷ lệ Việt Nam/thế
giới (%)
Cát 10.771 116.303 9,261154267
Xi măng 25.029 44.884 55,76304922
Gỗ 392.343 11.951.919 3,2826 531
Nguồn: Số liệu thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc
Bởi vì Việt Nam là một nước nhỏ, nguồn cung xuất khẩu của Việt Nam sẽ không có tác động đối với giá cả thế giới hoặc đối với điều kiện thương mại, do đó trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ thảo luận về những tác động trong nước của việc kiểm soát xuất khẩu.
Phân tích chi phí-lợi ích của các công cụ chính sách thương mại cho thấy bất kỳ hạn chế, nói chung, sẽ dẫn đến sự mất tính hiệu quả. Trong trường hợp kiểm soát xuất khẩu, trong thế đối nghịch với trường hợp hạn chế nhập khẩu, các khoản mất hiệu quả sẽ làm biến dạng tiêu thụ và biến dạng sản xuất, trong đó người tiêu dùng tiêu thụ nhiều hơn và các nhà sản xuất sản xuất ít hơn số lượng cân bằng thị trường mà không có sự hạn chế
Những biến dạng xảy ra thông qua việc giảm giá của mặt hàng xuất khẩu bị hạn chế. Ngược lại với trường hợp hạn chế nhập khẩu, bất kỳ hạn chế xuất khẩu sẽ làm giảm giá trong nước, do đó sẽ dẫn đến tiêu thụ nhiều hơn và sản xuấtít hơn. Theo lý thuyết thương mại quốc tế, tình trạng này là sự phân bổ sai các nguồn lực trong nước, bởi vì các nhà sản xuất mất sự khích lệ để sản xuất mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu và sản xuất ít như có thể (theo OECD, năm 2003).
Chi phí cân bằng tổng thể - phân tích lợi ích của chính sách thương mại dựa trên thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, tuy nhiên, không thể bao quát toàn bộ vấn đề. Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng các khái niệm về thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng là chưa đầy đủ và đôi khi không thích hợp để tính toán chi phí và lợi ích của một quốc gia. Lập luận kinh tế cho điều này là những sự thất bại của thị trường nội địa, có nghĩa là một số thị trường ở trong nước không được làm đúng chức năng. Nhiều thất bại thị trường có thể kể tên là: thị trường lao động không thanh toán bù trừ, thị trường vốn không được phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, và v.v... Trong bất kỳ trường hợp thất bại thị trường nào, một ảnh hưởng ngoại laixuất hiện, đó là sự khác biệt giữa lợi ích cá nhân và xã hội, sự khác biệt giữa chi phí tư nhân và xã hội. Ảnh hưởng ngoại lai có thể là điều tích cực, trong đó lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích cá nhân, hoặc là vấn đề tiêu cực, trong đó chi phí xã hội lớn hơn chi phí tư nhân. Những lý luận về thất bại thị trường là
lý do kinh tế đối với nhiều biện pháp can thiệp của Chính phủ, bao gồm các hạn chế thương mại.
Đã có nhiều mục tiêu, cả về kinh tế và phi kinh tế - tất cả đều thất bại dưới sự dẫn dắt của sự điều chỉnh thất bại thị trường - để điều chỉnh việc áp dụng kiểm soát xuất khẩu. Trong số đó, mục tiêu phổ biến là: để thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất đầu ra; để kiểm soát biến động giá cả; để tăng nguồn thu của Chính phủ; để giải quyết vấn đề xã hội, an ninh và môi trường. Kiểm soát xuất khẩu tại Việt Nam được áp dụng để theo đuổi kiểu mục tiêu chính sách như vậy.